Topic chung giúp các bạn tư vấn chọn trường. Mọi topic khác liên quan sẽ bị khoá và dời sang đây nhé
Lại sắp tới một mùa tuyển sinh. Các câu hỏi thắc mắc về tương lai như thế nào, ngành nghề ra sao lại được mọi người quan tâm và đón nhận.
Thấy việc câu hỏi các bạn lặp đi lặp lại như vậy nên mình học tập anh Huy (mod đã nghĩ hưu) làm một topic giải đáp và tư vấn giúp các bạn hiểu về ngành nghề của mình và chọn trường phù hợp. Ngoài ra, các nội dung ở đây đều là do mình tự tìm hiểu và ngẫm ra, nên chắc chắc các thông tin về trường học hay về ngành nghề có thể không chính xác. Vậy nên topic này được đặt là một topic Wiki, một mode cho phép mọi người chỉnh sửa topic thoải mái khi thấy có gì chưa đúng hoặc bổ sung thêm. Nên cứ thoải mái nhé.
0. Tổng hợp những topic về chủ đề ngành, nghề trên DNH
-
Danh sách những topic chọn trường ĐH, bạn có thể biết xu hướng các bạn chọn trường nào: university
-
Danh sách những topic về trường cao đẳng: college
-
Danh sách những topic về ngành:
-
Muốn tư vấn về trung tâm, các bạn vui lòng xem qua các topic cũ hoặc tạo topic mới với tag #programming-center.
-
Danh sách các topic về du học: study-abroad
1. Các ngành trong CNTT khác nhau như thế nào?
Khoa học máy tính
Có rất nhiều điều để nói về KHMT. Tuy nhiên, để giúp các bạn dễ hiểu cũng như dễ hình dung. Thì ngành KHMT ở Việt Nam như là một ngành nghiên cứu về giải thuật, về các cách ứng dụng toán học vào lĩnh vực máy tính, nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo, thị giác máy tính và muôn vàn thứ khác. Ngắn gọn thì nó là một ngành chuyên về nghiên cứu. Vì nó là một ngành chuyên về nghiên cứu, nên khi học về ngành này, trong 1-2 hoặc thậm chí 3 năm đầu bạn sẽ được dạy về những lý thuyết cơ bản KHMT như Ngôn ngữ lập trình là gì, Làm sao để một chiếc máy tính hoạt động, Hệ điều hành, Mạng máy tính, Trí tuệ nhân tạo kinh điển, v.v Vì có độ phủ kiến thức rất rộng, nên học sẽ rất dễ đuối và nhiều người sẽ kiểu: “Tại sao tui lại học cái mớ hỗn độn vô ích này >:(” Thế nên, ở các năm cuối ở các trường ĐH, đều có chương trình chuyên sâu vào các lĩnh vực khác của KHMT để giúp sinh viên có nhiều kỹ năng hơn về công việc sau này. Thì các ngày đó mình có liệt kê một vài cái ở dưới.
Kỹ thuật phần mềm / Công nghệ phần mềm
Kỹ thuật phần mềm là một ngành chuyên về các kỹ năng phát triển phần mềm. Vì nó là một ngành nhỏ thuộc KHMT nên các chắc chắn sẽ học các lý thuyết cơ bản về KHMT như Hệ điều hành, Mạng máy tính, Cơ sở dữ liệu, v.v Tuy nhiên, ngoài những môn đó ra, các bạn sẽ được trau dồi thêm kỹ năng về quản trị, quản lý nhóm và dự án. Quy trình làm một dự án phần mềm như thế nào. Học thêm về các kiến trúc xây dựng phần mềm, các cách thiết kế và xây dựng phần mềm đáp ứng nhu cầu người dùng, xây dựng cơ sở dữ liệu v.v Bản thân Kỹ thuật phần mềm cũng là một ngành rộng lớn, nên các bạn sẽ được học những kiến thức cơ bản về KTPM bao gồm: Lập trình hướng đối tượng, Thiết kế cơ sở dữ liệu, Kiến trúc hệ thống phần mềm, Khuôn mẫu thiết kế, v.v
Một số trường gọi ngành này là Công nghệ phần mềm, thực chất chỉ khác nhau về tên gọi ở mỗi trường, còn chương trình đào tạo vẫn chung 1 khung như vậy.
Công nghệ thông tin
Ở Việt Nam, CNTT là một ngành lớn bao phủ mọi ngành về máy tính khác liên quan tới phần mềm và phần cứng. Vậy có thể suy ra ở Việt Nam thì CNTT bao gồm KHMT, KTPM và nhiều ngành khác. Tuy nhiên, một cách chính xác thì CNTT là một ngành chuyên về các ngành nhỏ hơn trong việc xử lý thông tin bao gồm Mạng máy tính, Bảo mật/An toàn thông tin, Lưu trữ thông tin,…. Và cái hay nữa là CNTT KHÔNG ĐÒI HỎI BẠN BIẾT LẬP TRÌNH. OvO Ảo diệu chưa. Vì sao được vậy thì đọc tiếp phần dưới nha. Còn về những môn được học trong ngành này, thì các bạn sẽ được học về Lý thuyêt thông tin, Cơ sở dữ liệu, Mạng máy tính, Hệ điều hành, v.v
An toàn thông tin
An toàn thông tin cũng là một ngành cực cực cực kỳ rộng lớn và nhiều lĩnh vực nhỏ khác nhau. Và tất cả các ngành ATTT đều có cùng một mục đích duy nhất là đảm bảo hệ thống thông tin được bảo mật, an toàn và toàn vẹn. Vì ATTT rất rộng, nên có một số ngành nhỏ rất thú vị là không đòi hỏi bạn biết lập trình. Như về bảo mật hệ thống, bảo mật mạng, mật mã học. Tuy nhiên có những ngành đòi hỏi lập trình cực kỳ cao như phân tích mã độc, điều tra an ning mạng. Tuỳ vào những ngành nhỏ hơn mà bạn sẽ học các kỹ năng khác nhau. Như về điều tra mạng thì bạn sẽ học các kỹ năng dịch ngược, kỹ năng phân tích dữ liệu và phục hồi dữ liệu. Hay về bảo mật hệ thống, bạn sẽ được học kỹ năng về phát hiện và quản lý rủi ro hay kỹ năng xử lý sự cố.
Mạng máy tính
Mạng máy tính là một ngành thuần về các phương pháp giao tiếp giữa các máy tính với nhau, cách xây dựng và bảo mật một hệ thống mạng máy tính. Đây cũng là một ngành ít đòi hỏi bạn về kỹ năng lập trình. Khi học ngành Mạng máy tính, bạn sẽ được học về kỹ năng xài lệnh của hệ điều hành để cấu hình mạng, học về cấu hình firewall, cấu hình các router, switch. Học về cách kết nối các máy tính lại với nhau, chia ip, v.v Vì hầu hết việc cấu hình đều có lệnh riêng, nên đây là điều mà giúp các bạn học về mạng máy tính không cần kỹ năng lập trình nhiều. Tuy nhiên, biết thì vẫn tốt hơn nhiều nhé vì nó sẽ giúp ích kha khá trong việc tự động hoá công việc cấu hình của mình đó.
Kỹ thuật máy tính / Công nghệ kỹ thuật máy tính
Kỹ thuật máy tính là một ngành lai tạp giữa Điện - Điện tử và KHMT. Thế nên bạn sẽ vừa có các kỹ năng về Điện và vừa có các kỹ năng về KHMT. Đây là một ngành khó. Ngành KTMT chủ yếu tập trung vào phát triển các hệ thống máy tính nhỏ gọn, gọi là các hệ thống nhúng, phát triển phần mềm cho các hệ thống nhúng, phát triển vi xử lý, vi điều khiển hay phát triển về các hệ thống xử lý tín hiệu, viết driver giao tiếp các thiết bị ngoại vi với máy tính, laptop. Như mình đã nói, đây là một ngành cực kỳ khó vì nó giao thoa giữa hai ông lớn là Điện - Điện tử và KHMT. Thế nên, bạn sẽ được học những môn về Điện - Điện tử như Mạch điện, Giải tích mạch, Xử lý tín hiệu, Thiết kế mạch điện và các môn về KHMT như lập trình, Kiến trúc máy tính, … Bên cạnh đó, các bạn sẽ được học thêm về Vi xử lý và Vi điều khiển, Lập trình drivers và các môn về làm sao xây dựng, bảo trì hệ thống nhúng, …
2. Thông tin về một số trường Đại học
Đây là một số trường TOP được mọi người truyền tai nhau. Vì mình ở TP. HCM. Nên mình sẽ đưa ra những trường ở TP.HCM trước. Mọi người có thể bổ sung các trường ở các tính thành thành phố khác ở comment hoặc sửa trực tiếp post này nha.
TP. HCM:
- ĐH Bách Khoa: Chuyên về Kỹ thuật máy tính. Ngoài ra nếu bạn hứng thú với Điện - Điện tử, Cơ khí, Tự động hoá, Điện tử viễn thông thì BK cũng là một lựa chọn không thể tốt hơn
- ĐH Khoa Học Tự Nhiên: Mạnh về Khoa học máy tính, Kỹ thuật phần mềm, Công nghệ thông tin
- ĐH Công Nghệ Thông Tin: Mạnh về An toàn thông tin, Kỹ thuật phần mềm
- ĐH FPT: Mạnh về Kỹ thuật phần mềm, Kỹ sư cầu nối
- ĐH Tôn Đức Thắng: Điện tử viễn thông, Kỹ thuật máy tính
- ĐH Bưu Chính Viễn Thông - PTIT: An toàn thông tin, Viễn thông
- ĐH RMIT: Information Technology, Software Engineering, Electrical & Electronic Engineering, Robotics & Mechatronics Engineering
- ĐH Hoa Sen
- ĐH HUTECH
- ĐH Nông Lâm: 1 bài review của 1 sinh viên của trường tại đây
- Cao đẳng Cao Thắng
Hà Nội
- ĐH Công Nghệ
- ĐH Bách Khoa
- ĐH Bưu Chính Viễn Thông - PTIT
- Học Viện Kỹ Thuật Mật Mã
- Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự
-
ĐH Khoa Học Tự Nhiên: Có 2 ngành liên quan đến CNTT:
- Toán Tin: dạy chuyên sâu về ngành Toán, đặc biệt là Toán ứng dụng trong Tin học.
- Máy tính và Khoa học thông tin: Công nghệ phần mềm (Software Engineering), AI,…
- Điểm chuẩn của 2018 dao động trong khoảng 19-20 điểm và năm 2021 là 26+, thuộc top điểm khá cao. Môn Toán được chú trọng trong chương trình đào tạo (vì là KHTN) nên đây cũng là 1 địa chỉ tốt để các bạn tham khảo.
3. Lời khuyên
Hãy tìm hiểu ngành nghề mình thích từ khi vào học cấp 3.
Với các bạn chuẩn bị vào Cấp 3 hoặc đang học cấp 3. Mình nghĩ các bạn đã đủ chín chắn để suy nghĩ về ngành nghề tương lai của mình. Vậy nên, khi bước vào ngưỡng cấp 3, phải tìm hiểu về các ngành nghề ngay và càng sớm càng tốt. Đừng để lên 12, khi phải vừa ôn thi Đại học, vừa phải lo lắng về tương lai của mình. Tới khi vỡ ra rằng mình không thích ngành nghề đó, thì lại tốn thời gian, tiền bạc và công sức để làm lại. Hoặc tệ hơn là sống với nó cả đời.
Khi vào công nghệ thông tin, bạn phải xác định rằng bạn luôn phải HỌC
Công nghệ thông tin ở Việt Nam đang phát triển rất dữ dội. Điều này rất tốt tuy nhiên sẽ làm chùn bước nhiều bạn vì với tốc độ nhanh như vậy, thì công nghệ thay đổi cũng có tốc độ nhanh không kém. Thế nên, ở TẤT CẢ CÁC trường Đại học, chỉ dạy bạn những cái nền tảng nhất, giúp bạn xây một cái móng vững chắc để bạn xây nhà lên. Chính vì vậy, ĐỪNG BAO GIỜ Ỷ Y RẰNG HỌC Ở ĐẠI HỌC LÀ ĐỦ VÀ ĐỪNG MONG ĐH SẼ DẠY BẠN MỌI THỨ. Bạn muốn sóng sót trong thế giới thay đổi nhanh như thế này, thì bạn phải HỌC.
Đam mê hay theo tiền tài và lời khuyên?
Khi bạn có đam mê, thì không ai hay bất cứ thứ gì ngăn cản được bạn Nếu bạn đắn đo, thì nên xem lại đam mê của mình có đủ lớn chưa. Hay chỉ là một cảm giác nhất thời khi thấy những thứ hào quang mà nó đem lại.
Đừng quá cố gắng vào trường TOP
Nghe thì, mắc cười! Nhưng mà mình nghĩ các bạn đừng nên vào trường TOP nếu như các bạn nhắm mình không trụ nổi. Mình thấy không ít các câu chuyện vào BK xong lại bỏ học. Vào KHTN xong stress vì học nhiều. Hay ở nước ngoài, khi vào Harvard, MIT các sinh viên phải khóc ròng vì phát hiện ra môi trường ở đây quá khắc nhiệt. Thì đúng như vậy đó, các trường TOP, vốn được thiết kế cho các sinh viên có cái tài năng, năng khiếu sẵn bên trong họ. Thế nên, nếu bạn siêng năng, bạn có thể vào được với các sinh viên đó. Tuy nhiên, bạn sẽ không bao giờ bằng các sinh viên đó. Rồi sao? Rồi thì các bạn sẽ tới một lúc nào đó, sự siêng năng cũng không thể đọ lại được cái thiên phú trời cho của những thiên tài kinh khủng ấy. Bạn tụt dốc, bạn thất vọng và stress, rồi bạn nghĩ mình một kẻ thất bại, bạn bỏ cuộc. Thế nên, nếu thấy khả năng của mình không đủ, thì đừng cố. Hãy vào những trường vừa sức hơn, thì khi đó, nhiều khi có nhiều cơ hội rộng mở hơn với bạn. Và cũng đừng chọn những trường quá dưới sức, thì khi đó bạn sẽ chả học được gì cả. Những cái mình nói ở trên nghe có vẻ khó chịu nhưng nó có hẳn những bài viết về chuyện này. Khi bạn vào trường quá cao so với khả năng của bạn, bạn như con cá nhỏ giữa đại dương, luôn lo lắng tìm cách tồn tại. Còn nếu bạn vào trường mà quá yếu so với bạn, thì bạn như con cá mập trong cái xô nước vậy. Chả có gì mới mẻ để học hỏi nữa cả. Thế nên, mọi thứ luôn phải vừa phải. Con cá vàng, thì phải ở trong cái chậu của nó, còn con cá mập, thì phải ở đại dương kia.
Bạn không thích một cái gì hết
Mình gặp nhiều trường hợp kiểu. Em thích CNTT mà em cũng thích ngành Ca sĩ, ai tư vấn giúp em. Một lời khuyên thôi, bạn nghĩ bạn thích vậy thôi, chứ thật ra bạn chả thích cái gì hết. Bởi vì bạn bị cám dỗ bởi những thứ hào nhoáng mà những lời giới thiệu ngành hoặc nghe người khác kể mang lại. Vậy nên, khi thấy thích và nghĩ là mình thích một cái gì đó, thì bạn nên và luôn luôn tìm hiểu kỹ về cái đó thật kỹ càng, từ mặt tốt tới mặt xấu. Công việc của ngành đó là về gì, công việc hằng ngày ra sao, nội dung phải học là gì, v.v Như vậy, bạn vừa hiểu cái mình thích, mà khi hiểu rồi, thì bạn sẽ dễ dàng hơn định hình lại việc nó phù hợp với mình hay không. Và mình còn thích nó nữa không
4. Câu hỏi thường gặp
4.0. Học cao đẳng hay trường không xịn có sao không?
Đúng là học cao đẳng hay trường không thuộc top sẽ có những điểm bất lợi về chương trình học. Tuy nhiên, đừng để cái đó nản chí bạn. Luôn luôn cố gắng học hỏi, thì nhiều khi bạn ở trường bét vẫn có thể hơn nhiều người lười nhác ở trường TOP Nên nếu không may mắn vào trường TOP, thì đừng nản chỉ nhé. Forum mình có bạn @SakaDream
mình biết được học Cao Đẳng thôi mà giỏi cực kỳ luôn đó.
4.1. Nữ có học được ngành liên quan đến CNTT hay không?
Đây là một câu hỏi được khá nhiều các bạn nữ quan tâm (minh chứng qua các topic về các bạn nữ trên DNH). Phải khẳng định rằng học được hay không là do bạn, không phải do giới tính. Có rất nhiều nữ lập trình viên giỏi trên thế giới, và lập trình viên đầu tiên chính là 1 phụ nữ đó. Do vậy cứ tự tin lựa chọn ngành CNTT nếu các bạn thích nhé.
4.2. Trái ngành có thể làm việc trong ngành CNTT hay không?
Câu trả lời là có. Ngành CNTT luôn khát nhân lực chất lượng cao, chỉ cần các bạn có lòng đam mê, chịu khó tự trau dồi bản thân, với 1 hướng đi phù hợp, các bạn hoàn toàn có thể tự tin tham gia vào đội ngũ nhân lực ngành CNTT mà không gặp bất cứ rào cản nào cả.
5. Tư vấn khác
Các bạn reply trực tiếp vào bài viết.
Yêu cầu: Mô tả chỉ tiết và rõ ràng câu hỏi các bạn muốn tư vấn.
Vd:
- 23đ thi thử đại học, em nên vào trường nào ở Hà nội có ngành CNTT?
- Học về kiểm thử phần mềm thì vào trường Đại học nào
Không nên đặt những câu hỏi như:
- Em nên vào đại học nào?
- Thi thử 24đ có đậu BK không?
- Em muốn học CNTT mà không biết chọn trường nào hết
6. Ban tư vấn
Ban tư vấn bao gồm những bạn tình nguyện sẵn sàng giúp đỡ bạn tư vấn về trường học và ngành nghề nhé. Mọi người thích có thể edit mình vào đây để thành ban tư vấn nha. Các bạn muốn tư vấn có thể tag thẳng những người được liệt kê dưới đây hoặc email cho các bạn đó để được giải đáp nhiệt tềnh nhé OvOb
- Nguyễn Đình Biển (dcat) - Bạn này sẵn sàng giúp đỡ về UET cho mòi người nhé
- Rồng - Drgnz (Mền đây), giúp được các bạn về ĐH FPT HCM nha.
- Trung Thanh Nguyen (thanhtrung2314) - Đại học Bách Khoa TP.Hồ Chí Minh
(Còn cập nhật…)