Chú ý: vì ghép chủ đề nên có lúc luồng thảo luận nhiều rẽ nhánh/ reply không trực tiếp vào ngay bài bên trên hoặc vào topic chính => rối beng. Bài này là để “còm” cho “băn khoăn giữ 2 ngành Cơ điện tử <-> CNTT” và “nên trang bị trước cho bản thân”.
Chọn cơ điện tử nếu yêu thích máy móc theo kiểu vật lý, tức là kiểu sờ được các cỗ máy hoặc ít nhất là nhìn thấy hình ảnh máy móc, bo mạch trên màn hình máy tính.
Ngược lại, CNTT là ngành mang tính “giả lập thế giới thật” (tất nhiên cũng có nhánh thiên về phần cứng, thiết bị nhưng ở VN lại ít được số đông chọn, nếu chọn cũng ổn nhưng phải cố gắng hết sửc để lên hàng xuất sắc) nên những người ngại va chạm trực tiếp máy móc vật lý, nhưng vẫn muốn làm gì đó liên quan kỹ thuật, công nghệ.
Tuy nhiên, cả cơ điện tử và CNTT đều là ngành về kỹ thuật, tức là nó không phải là mơ hồ như các ngành kinh tế, xã hội. Nói vầy là sao: là bạn làm được hoặc không được thì lòi ra ngay, không có cái chuyện “mồm miệng đỡ chân tay” được, nếu bạn không phải là người có độ “thực chiến cao” thì không nên. Thực chiến cao là sao? Là như bạn học thể dục ở trường ấy: chạy, nhảy cao, nhảy xa, cờ, bơi, đá cầu,… đứa nào có “trình” ra sao thấy rõ ngay, không có chuyện lấp liếm kiểu “àh, thằng đó/ con đó chạy tốt hơn tao vì hôm ấy tao bị ốm/ ảy chĩa” (nhưng khi hỏi thầy cô, bạn bè, sự thực lại là 3 năm phổ thông, lúc ở đỉnh cao nhất thì tao đây cũng chưa bao giờ chạy bằng thằng/ con kia cả ). Cho nên, khi chọn 1 trong 2 ngành này thì bạn cần có thái độ: học thật, làm thật, cố gắng hết sức chứ kiểu đối phó là không “work” được đâu.
Kiến thức/ trang bị trước??? What? Mình không khuyến khich kiểu học trước như các bạn phổ thông đi học thêm để được thầy cô gà bài. Cách học ấy là tào lao, vớ vẩn và sau này chả nhét vào đầu được cái gì.
Học đại học nó khác, học đi đôi với hành, cọ xát, chiêm nghiệm, học trên thất bại, nước mắt, và lật ngược lật xuôi vấn đề chứ kiểu “tài lanh” truóc bạn cùng lớp vài mẹo mực thì chỉ có ăn cám. Có 1 giáo sư John Vu, ông này có dính dáng đến IT, ông viết vài cuốn sách dành cho SV:
Các bạn nên đọc để nắm được cách học của một Ét-vê (sinh viên) là như thế nào. Chứ nhiều bạn học đại học mà quá thụ động, vẫn còn học theo kiểu học cho ai đó, học đối phó chứ không phải học để… toả sáng thì làm sao đủ sức để “đấu đá” lại với đời?
Như bạn @nitro2 khuyên ở trên, cứ tiếng Anh mà giã vào cho mạnh, hết phổ thông mà có IELTS band 6 trong tay thì là có chìa khoá để mở ra kho tàng tri thức, giờ đây tiếng Anh không nên xem là ngoại ngữ, và nó là cái đối với SV giống bảng cửu chương đối với môn Toán.
Nếu bạn là người thích tìm tòi (không phải là thích trong suy nghĩ) và đã, đang và sẽ sửa đô lặt vặt trong nhà liên quan đến điện, điện tử, máy móc, điện thoại… thì chọn nên cơ điện tử.
Xem thêm cái này cũng hay https://vequelapnghiep.vn/tac-gia/
Ngược lại, nếu bạn đã tự cài đươc hệ điều hành máy tính Windows nọ, Windows kia, các phần mềm tiện ích, tin hoc văn phòng tốt… hoặc chơi game (chơi giỏi, có tìm tòi phá phá bằng khả năng mò vào thư mục chứa game) thì bạn chọn CNTT.
2 ngành trên đều là kỹ thuật, nó đòi hỏi trong quá trình học phải rất chăm chỉ và yêu thích việc mày mò, tìm tòi. Nếu bạn chưa từng làm gì liên quan kỹ thuật (có thể không cân đồ đạc trong nhà nhưng bạn xếp hình, vẽ các mô hình kỹ thuật, thiết kế chế tạo đồ chơi,…) cho đến nay sẽ rất khó, giải thích dài như sau:
-
Ngay từ khi học hết cấp 1 người ta đã có thiên hướng về cái mà sau này là lẽ sống của họ rồi. Không phải là chuyện một ngành nghề cụ thể nào, mà ví dụ bạn yêu thích chăm sóc người khác thì bạn sẽ đi vào ngành y, ngành ẩm thực. Yêu thich kỹ thuật: học mấy ngành ra làm kỹ sư, chuyên gia. Yêu lẽ công bằng: học và làm luật sư, thẩm phán.
-
Việc chọn lựa một ngành học kiểu đến trên 15 tuổi rồi mới nghe đâu đó hoặc theo trend xã hội như trong quá khứ từng xảy ra với ngành y, dược, luật, tài chính ngân hàng, công nghệ sinh học… mà không căn cứ vào sở trường/ sở đoản cúng như lắng nghe “tiếng nói bên trong” thì đều đến lúc nào đó sẽ “hết duyên” và đi lòng vòng để rồi mới tìm ra ngành nghề phù hợp. Tất nhiên là cách này cũng không thể tránh khỏi, nhưng hiện 60% rơi vào cảnh đó, ta cũng tham gia vào đó cho vui thì cũng vui
-
Ví dụ cụ thể luôn về bản thân mình đây (năm nay đã ngoài 40 tuổi), dù hồi học sinh học chuyên Văn, sau này học USSH, đi làm nhân viên/ sếp ở văn phòng bao nhiêu năm, viết lách vẫn dở òm so với trình về CNTT (với mình CNTT là “cân” tất: cứng, sụn, mềm, không phân biệt kiểu back-end, front-end gì cả, đã là “tài xế” đi làm thuê là lái mọi xe, trừ xe đặc chủng thì phải có thời gian đào tạo chuyên sâu thêm). Một ngày kia (trong quá khứ), mình cãi nhau với mấy gã IT vì chỗ mình làm có đấu thầu dự án CNTT, để rồi sau đó mình đi làm IT thật. Hợp đồng lao động người ta ghi là “kỹ sư mạng máy tính”, sau đó là “IC” (đến giờ mình cũng không biết chữ này có nghĩa là gì), rồi “chuyên viên giải pháp”. Điều buồn cười là mình bằng cấp gì về CNTT hết, chỉ có cái email sếp cũ giới thiệu khi ứng tuyển cty mới. “Bằng cấp” duy nhất: chứng chỉ Tin học A năm 1998 khi còn đang là SV. Tại sao mình đi làm CNTT thì mình không rõ lắm. Có lẽ đã là cái gì đó gắn bó như duyên/ nghiệp từ lâu chứ không “bỗng nhiên” sau này nảy nòi ra. Từ hồi học cấp 2 khi mà vô tình đọc được cuốn tạp chí PC World Vietnam xuất bản năm 1992 thì mình đã thích máy tính. Lúc đó để mua 1 cái PC là chuyện không tưởng vì nhà ở nông thôn 1, vẫn còn nghèo (mỗi năm 4-5 lần phải mượn gạo hàng xóm). Mãi hơn 12 năm sau, khi tốt nghiệp USSH đi làm được gần 1 năm mới mua 1 PC cũ Pentium III. Nhưng không có nghĩa thời đó chỉ thích máy tính, thiết bị phần cứng một cách bâng quơ, mà đã cắt xốp làm bàn phím cơ để tự học đánh máy 10 ngón, rồi đi thuê máy PC để thực hành (chủ yếu vọc MS-DOS 6.22, Norton Commander và chơi mấy cái game như DOOM, Princess of Persia) cùng 1 thằng bạn (2 thằng ngồi chung, chia tiền giờ vì 1 giờ 3K quá mắc, lúc ấy ăn sáng 1K, PC bấy giờ hiếm chỗ cho thuê máy nào có ổ cứng, chủ yếu mua đĩa mềm mang theo, PC chưa nối Internet, bánh mì thịt chỉ có 1,2K, bánh cam 200 đồng, ly chè 500 đồng bán ở căn-tin trường cấp 3). Trong khi đó, con em gái mình thì nó rất rõ ràng, dứt khoát về sự nghiệp nó về sau, ngay từ lúc học lớp 7: nó lấy cái áo sơ-mi cũ của mẹ mình sửa thành áo trông giống áo bờ-lu ( blouse) trắng mặc tham gia diễn văn nghệ trong vai bác sĩ. Nó không lăn tăn gì khác, luôn khẳng định “chắc như gymmer” sau này nó làm bác sĩ vì nó thương người, muốn cứu người, nó xem Lời thề Hippocrate là lẽ sống. Bạn bè nó trêu nó là “bà cụ non” nhưng nó luôn nói: sau này chúng mày bệnh, đến tao chữa cho. Cứ như vậy việc học các môn để thi y khoa với nó nhẹ nhàng, xuyên suốt. Không chém gió: đi thi trường Y mà áp lực chỉ như nó làm bài kiểm tra 1 tiết, thời SV học chăm chỉ hơn 6 năm, ngày nào cũng rời phòng trọ 6:30, về nhà 22 giờ, đều đặn bất kể mưa nắng bão bùng… Mấy năm thời Covid bác sĩ khổ cực nhường nào, con còn nhỏ nheo nhóc, cũng không gì làm thay đổi ý chí sắt đá của nó. Không lăn tăn, nghĩ ngợi cái gì khác ngoài việc khám chữa bệnh hàng ngày, nếu có chút thời gian, thay vì cà phê, nó lại đi theo mấy đoàn bác sĩ thiện nguyện khám chữa bệnh ở vùng sâu, vùng xa.
Bạn có thể xem thêm qua chủ đề mà mình có kể về những người mình quen biết vì ăn thua là chuyện thái độ học hành, làm việc chứ nghề nào ban đầu cũng không hoàn toàn quan trọng lắm, vì “sứ mệnh” đời người rồi cũng sẽ tìm về/ dẫn đường đưa lối.
Nếu cả 2 việc trên mà mình nói (tức là vọc/ sửa đồ đạc trong nhà hoặc nghịch phá máy tính) bạn không/ chưa từng làm cái nào hết thì cân nhắc chọn ngành khác, cái nào mà bạn từng làm / dành nhiều thời gian cho nó và cảm thấy thú vị (đừng nghĩ đến chuyện tiền bạc / nghề trong tương lai). Nếu cũng không có cái nào từng làm, từng thích luôn thì hãy quan sát gia đình bạn có nghề truyền thống gì không hoặc cái gì mà bạn đã từng phải làm mà suy ra được nghề gần gũi với nó. Cách đây vài tháng thì con gái của em gái mình (bé gọi mình bằng cậu theo cách gọi của miền Trung) vừa dự kỳ thi vào cấp 3 của một trường THPT chuyên, bé thừa hưởng sự “trâu bò” chắc chắn của mẹ nó, đi thi mà như chơi, chẳng ôn luyện gì, bé không đi học thêm/ luyện thi môn nào, cha mẹ cũng chẳng kèm cặp, tự bé học tất. Bé cũng đã sớm nhận ra sau này làm gì, giờ cứ yên tâm học & sau này đi làm, chẳng có gì lăn tăn gì, để đầu óc thảnh thơi mà… chửi nhau trên game.
Bạn vẫn chưa tìm thấy cái nào như vậy, tốt hơn hết là đăng ký vào mấy ngành vô thưởng vô phạt như quản trj kinh doanh, công tác xã hội, công nghệ sinh học, công nghề môi trường, marketing - truyền thông,… để sau này đỡ phải lăn tăn vì chọn nhầm, có thể lúc đó trong quá trình học các ngành rộng bạn sẽ tìm ra đươc chuyên ngành hẹp phù hợp với bạn hơn.
Blah blah chán vãi, các bạn trước ngưỡng cửa cuộc đời hoặc sắp thay đổi gì đó cần trắc nghiệm bản thân ít nhất các bài về MBTI, DISC,… như liêt kê ở đây để hiểu thêm về bản thân, giúp việc ra quyết định ít đau thương hơn.