Nên đi kinh tế hay công nghệ thông tin?

Thứ nhất, bạn không cần phải chờ tới ĐH mới bắt đầu học “IT”. Nếu thích, có thể tự mày mò ngay từ bây giờ. Theo quan điểm cá nhân, thì bắt đầu học It cứ lấy một ngôn ngữ lập trình nào đó mà chiến! Đừng lan man “tìm hiểu” nhiều quá, cuối cùng duyệt web nhiều hơn học.

Thứ 2, nếu nói dốt mới vô kinh tế thì có vẽ ko đúng lắm. Học cái gì cũng phải cần cố gắng cả.
Quan trọng là mình thích cái gì, xếp theo độ ưu tiên, sau đó tính tiếp là trong những cái mình thích nhất, thì cái nào học xong dễ kiếm việc/ kiếm tiền.

3 Likes

Thật ra, bạn nên bỏ mấy cái chỉ số đó đi và càng bỏ ngoài tai những lời chỉ trích, xem thử bạn thật sự thích ngành nghề nào, có khó khăn xuất hiện thì bạn có dám vượt qua học tiếp và lấy được tấm bằng hay không, học xong ra trường thì có dám đương đầu khó khăn để theo đuổi ngành nghề đi hết con đường hay không? Đó là phụ thuộc vào năng lực và bản lĩnh của bạn mà thôi. Trong ngành Kinh tế vẫn có ngách làm CNTT trong đó, trong CNTT vẫn có ngách để áp dụng kiến thức kinh tế, điển hình là job Data Analyst, Data Scientist, Business Intelligence… (Nói tóm lại là nhóm ngành về Data); hay làm Business analyst; còn không nữa tự mở doanh nghiệp kinh doanh đúng sở thích về ngách CNTT mà bạn muốn. Cuộc đời không “màu hồng” như bạn nghĩ nên dù thế nào cũng phải có sự thích ứng. Cho nên trong đám câu hỏi trên, mình khuyên bạn nên học kỹ thuật trước rồi định hướng kinh tế sau, bạn có thể tìm trường Kinh tế có mở ngành định hướng áp dụng Kỹ thuật để học, ví dụ: Đại Học Kinh Tế TPHCM, tìm đến các ngành Thương mại điện tử, Khoa học dữ liệu, Hệ thống thông tin quản lý,…
Trước khi chọn đúng ngành theo học, bạn nên tìm hiểu rõ đầu ra từng ngành, và cơ hội tìm được việc nếu theo học ngành đó tại trường bạn chọn sẽ như thế nào thế. Thân!

6 Likes

Những bạn khác cũng khuyên lời “đúng đắn” hết cả rồi.

Mình chỉ có vài lời cho bạn:

  • Thứ bạn học sẽ không giống như thứ mà bạn tưởng bạn đam mê
  • Thứ bạn làm sẽ khác xa thứ bạn học
  • Thứ bạn mong muốn sẽ không giống thứ bạn làm

Chỉ có một số rất rất ít người sống và tồn tại được với đam mê. Và trong quá trình theo đuổi đam mê, bạn phải chấp nhận những thứ mình cực kỳ không thích. Ngành nghề nào cũng vậy cả. Mình có một người bạn thi lại đại học tới 3 lần, mỗi lần đều đậu và học vài năm xong bỏ bởi vì đam mê thực sự của bạn đó là cờ vây. Hiện tại mình nghĩ bạn đó đang sống đúng với đam mê của mình, nhưng con đường bạn ấy đi thực sự quá dài.

Đây là ví dụ về người sống với đam mê của mình: https://vnexpress.net/cuoc-thuong-tra-cua-ty-phu-bill-gates-tren-dinh-ban-co-4719798.html

À, mình không nói về Bill Gates, mình nói về nghệ nhân trà Hoàng Anh Sướng.

Nếu bạn thực sự có “đam mê”, chúc mừng bạn. Nhưng liệu thứ bạn đang có có phải là “đam mê” hay không?


Tóm tắt lại, thử đặt câu hỏi ngược một chút, theo thứ tự mà các bạn ở trên đã gợi ý

  • Đến cuối đời, bạn nghĩ bản thân mình lúc ấy nên thế nào?
  • Bạn định làm gì với cuộc đời của bạn?
  • Bạn nên làm nghề gì để cuộc đời bạn phù hợp với nó?
  • Bạn nên học gì?

P.s sau khi viết những dòng trên, mình cảm thấy rất khó để một học sinh 12 có thể đủ chiêm nghiệm để trả lời những câu hỏi đó. Vậy điều gì thiết thực nhất để bạn thực hiện lúc này?

  • Tham gia các buổi tư vấn hướng nghiệp
  • Hỏi ở nhiều forum khác nhau
  • Hỏi những người đã đi làm, những người thân quen
  • Xem clip youtube trải nghiệm về những “nghề” mà bạn có thể làm sau khi học xong

Cuối cùng, mình chúc bạn có một trải nghiệm học tập tốt ở đại học.

4 Likes

:sweat_smile: Dạ em xin lỗi vì thật ra em mới lớp 10 thôi ạ.(có thể em hơi lo xa quá :pleading_face:) Em cũng đang theo học ielts để lên đại học dành thời gian hơn vào CNTT. Em cũng khá hứng thú với ngành công nghệ thông tin và kinh tế bên Đại học kinh tế quốc dân ạ. Cho em hỏi có thể học song bằng được không ạ? Và CNTT ở Kinh tế quốc dân ổn định được không ạ?
Em đang học khối A1 ạ và học khối trái là khối A nữa ạ

3 Likes

Mình nghĩ là bạn không đủ khả năng học song song đâu. Nếu bạn đang là học sinh giỏi nhất trường bạn, nằm trong top3 học sinh của trường thì hãy nghĩ tới những thứ như vậy. Và việc học song song (nếu có thể) cũng không mang lại lợi ích gì cho bạn cả.
Nếu bạn muốn học cả hai thì hãy học CNTT trước, học kinh tế sau. Và nếu bạn thực sự muốn học CNTT thì ráng mà đậu vào trường TOP cao nhất nhé.

4 Likes

Thực ra, cái việc “hướng nghiệp” này vừa mang tính thực dụng mà vừa mang tính gì đó kiểu “hệ tâm linh”. Để mình kể vắn tắt vài câu chuyện xảy ra xung quanh mà mình có quan sát, có kha khá thông tin để các bạn có cái nhìn rõ ràng hơn, bớt hoang mang hơn về… đường đời 6 đoạn như Khổng Tử từng đúc kết. Chuyện mình kể là có thật, bạn/ họ hàng của mình, ở các độ tuổi khác nhau, và sẽ được đặt tên kiểu “tếu táo” để bảo mật thông tin.

  1. Nàng Trung Hoa. Thuở nhỏ nàng có nhan sắc, đến thời dậy thì cũng là một trong những nữ sinh thuộc loại hoa khôi trung học cơ sở, lên trung học phổ thông, có cuộc thi nữ sinh thanh cái lịch nào đó nàng cũng lên đỉnh vinh quang. Cha mẹ, họ hàng nàng ít chữ nghĩa, lại là dân vùng miền hào sảng, có gốc gác Hoa nên cũng không chú trọng sự học lắm nên họ khuyên nàng nên lên Sài thành để trở thành người mẫu. Rồi nàng trở thành người mẫu thật. Nhưng một lần, năm đó tầm 25 tuổi, đang là người mẫu có thu nhập khá, tài trợ cho gia đình, nuôi thằng em ăn học… nàng bị chửi “đồ óc ngắn”… để rồi nàng bị “chầm kẽm” suốt 3 tuần, vậy rồi nàng ôn thi để thi vào một trường tư thục tầm trung vì lượng sức không thể đu trường top… Năm tháng qua đi, giờ nàng là một thạc sĩ chuyên ngành luật, giờ công việc là luât sư ở một văn phòng luật quốc tế.
  2. Chàng Hẹc Quyn. Chàng này bị bạn bè trêu cười rất nhiều vì trông ốm nhom mà cứ thích trở thành diễn viên JAV, lại nhát gái không biết tán gái. Bị trêu chọc quá nên chàng đi tập gym để cải thiện thể hình cho giống thần tượng của chàng - diễn viên JAV Masahiro Tabuchi. Chàng Hẹc Quyn này học hành rất làng nhàng, quê ở một tỉnh miền Đông Nam Bộ, nhà của chàng có cửa hàng bán thức ăn chăn nuôi, nói chung chẳng lo nghĩ gì về tiền bạc. Gia cảnh không gọi là siêu giàu nhưng nếu không phá phách sẽ có thể mở thêm cửa hàng bán cám và sống mà chẳng cần học hành gì thêm. Tuy thế, vì muốn làm diễn viên JAV nên chàng chăm học tiếng Nhật. Sau khi tốt nghiệp 12, chàng đi xuất khẩu lao động sang Nhật mục đích là để tìm hiểu ngành công nghiệp JAV. Thời thanh xuân trôi qua với những công việc ở xưởng bên Nhật, rất hiếm hoi có cơ hội giao lưu với diễn viên JAV và qua đó chàng mới phát hiện ra ngành này chẳng có gì giống với chàng mong muốn. Vậy là một thời gian, chàng thấy lao động mãi cũng chán, tiền cũng không để làm gì nên đăng ký học một trường nào kinh tế nào đó ở bên Nhật, ra trường với tấm bằng cử nhân. Chàng rời Nhật, về Việt Nam vào khu công nghiệp làm nhân viên văn phòng cho một doanh nghiệp FDI có chủ sở hữu là người Nhật Bản. Đi làm đâu đó được 5 năm, không biết vì ngồi nhiều hay vì gì, chàng bị bệnh trĩ. Được một bà chị họ khuyên nên đi tập Yoga để trị bệnh trĩ. Giờ đây, ở độ tuổi trên 30 dưới 40, chàng trở thành một huấn luyện viên Yoga, mở một cơ sở Yoga.
  3. Nàng Phoebe. Nàng này thuở nhỏ học rất giỏi, đàn hay, hát tốt và có biết vẽ. Túm lại, cha mẹ nàng đi trước thời đại khá xa, khi mà vào cái thời mấy chục năm trước họ đã áp dụng “giáo dục khai phóng” để hướng con mình tự do chọn lựa lối sống. Nàng học giỏi có tiếng ở trường, ở tỉnh, thời vào đại học bằng con đường tuyển thẳng luôn vào trường y khoa. Nàng học rất xịn nên được học bổng đi Pháp và trở thành một bác sĩ ở Châu Âu, đường hoàng bước vào giai cấp trung lưu. Trong một chuyến du lịch trượt tuyết nào đó, nàng gặp phải “con quái thú của đời mình” - một gã trai nào đó người Ý, mê nhạc và cà phê. 2 người đã trở thành 1 đôi bạn chu du qua nhiều nước cùng nhau, 3 năm sau họ về chung một nhà. Chẳng hiểu được sau khi âm - dương hòa hợp thế nào mà giờ nàng không còn muốn cứu người bằng cách chữa bệnh họ nữa mà 2 người có một quán cà phê, chàng làm pha chế, nàng là tạp vụ kiêm nghệ sĩ biểu diễn ở quán và khi rảnh thì nàng trang trí cho quán, thi thoảng bán được tranh với giá đâu đó chừng 350 Euro.
  4. Chàng Tazan. Chàng này vốn sinh ra trong gia đình trí thức có bố mẹ đều là viên chức nhà nước và có chút chức quyền nên cuộc đời chàng rất xuôi chèo mát mái. Việc học với chàng rất đơn giản. Vào năm chàng vào đại học, chàng cũng không biết mình nên học cái gì nữa nhưng năm đó là năm của ngành tài chính - ngân hàng lên ngôi thế là chàng học tài chính ngân hàng để rồi ra trường, đi làm một thời gian đâu đó hơn 1 năm, rồi học MBA mất 2 năm, quay lại đi làm, chỉ sau tầm 5,5 năm đã trở thành một giám đốc cấp tỉnh của một ngân hàng thương mại trong top 10 của 47 ngân hàng năm ấy. Chàng này thuộc loại đẹp trai, kỹ tính, ăn mặc rất sành điệu, nói chung rất chững chạc, mực thước nên cũng khá kén chọn người yêu. Một năm nào đó, có lẽ sắp có sự kiện diễn ra nên chàng được mấy bạn nhân viên xúi đi spa để tân trang nhan sắc. Thế quái nào sau đó gặp gỡ, hẹn hò, rồi cưới luôn bà chủ tiệm spa/ thẩm mỹ viện - mụ này vốn là một bác sĩ thẩm mỹ có tay nghề, từng đi tu nghiệp nước ngoài vài năm. Giờ đây chàng làm ô-sin và loay hoay chăm sóc 3 đứa con mà không đi làm. Nếu có chút thời gian rảnh thì chàng làm thợ chăm sóc cây cảnh trong sân vườn của nhà và chơi mấy trò vọc đất cát, biến khu vườn thành khu vui chơi cho trẻ em, sân để tiệc tùng BBQ cho người lớn.
4 Likes

Được em nhé, có hai song bằng, 1 là song kiểu trường tích hợp 1 chương trình học và đầu ra cấp 2 bằng ĐH cùng lúc nhưng dạng này rất là hiếm kiểu kinh tế + kỹ thuật (vd: CNTT) nên đa phần là các ngành cùng chung khối; 2 là dạng VB2 hoặc sáng bạn học học trường A, tối bạn học trường B (chương trình chính quy ban đêm, hoặc văn bằng 2 hệ vừa học vừa làm). Nếu em đủ khả năng thì theo thôi. Nhưng quan trọng là ở em nếu học CNTT mà muốn áp dụng kinh tế để làm gì? Em trả lời câu hỏi này anh sẽ tư vấn tiếp. :smiley:

2 Likes

À thì, thực ra em khá là hướng nội, kiểu không muốn giao tiếp nhiều ă, còn không giỏi giao tiếp nữa. Nói chuyện với người ngoài là cứng đơ lun. Vậy nên em mới nghĩ học trường có nhiều hoạt động trải nghiệm để em nâng cao kĩ năng mềm cho bản thân. Bên kinh tế không hứng thú quá nhiều đâu nhưng em lại muốn sau này lỡ như ngành mình theo đuổi không ổn định chuyển qua vừa kinh tế vừa kĩ thuật ă.
Em cũng cố gắng kiểu đứng nói trước nhiều người nhưng vẫn hay bị lắp ạ. Nếu có thể anh cho em xin tips được không. Do em ngại hỏi cha mẹ với lại tương lai em muốn tự quyết nên mới sang đây hỏi mọi người ạ

2 Likes

Mình nghĩ môi trường cấp 3 sẽ khiến bạn trở nên “hướng ngoại” hơn, chỉ cần chăm tham gia hoạt động của trường là ok.

2 Likes

Anh định soạn nhiều lắm về cách giảm tình trạng nói lắp nhưng soạn xong rồi lại xóa vì thấy chưa phù hợp với em. Có nhiều cách để cải thiện lắp, em nên đi học thêm anh văn hoặc các lớp học ngoại khóa khác có nhiều người để tăng khả năng giao tiếp. Như vậy từ từ nó sẽ khắc phục tình trạng nói lắp của em thôi, vốn dĩ nói lắp là do bản thân thiếu tự tin khi giao tiếp người khác, không có sự chuẩn bị nội dung khi giao tiếp nên đứng trước người khác ấp a ấp úng, nói lắp. Do đó, còn ở cấp 3 thì em nên tham gia nhiều các hoạt động sinh hoạt Đoàn hoặc trong lớp có các buổi thuyết trình thì xung phong đại diện thuyết trình, đừng để bản thân thua kém ai cả, cố lên!

Khi nói trước đám đông hoặc người lạ: tự tin, bình tĩnh, suy nghĩ kỹ những điều mình cần nói là gì rồi mới mở miệng ra nói; để chắc chắn thì ghi lên tay hoặc giấy cầm lên nói.

Nên: đọc sách, báo nhiều lên để thêm vốn từ phong phú cho mình giao tiếp dễ hơn.
Hạn chế: chơi game, đọc truyện tranh, mấy loại tiểu thuyết ngôn tình ủ rũ.

Khi đủ tự tin tự nhiên em sẽ biết được ngành nghề sau này em chọn là gì luôn? vì các kênh thông tin đại chúng quá tốt về hướng nghiệp rồi.

3 Likes

:sob: Cảm ơn anh ạ, em đọc em thấy quá đúng về em luôn. Vì học quá nhiều nên em hạn chế tham gia hoạt động cấp 3, em cũng hay đọc truyện tranh, tiểu thuyết lắm. (Có thể con gái ít nói thường theo khuynh hướng này) Giờ em phải bỏ các thói quen xấu kia đi thôi, nghĩ cho tương lai bản thân để cố gắng.
Em có thể hỏi không ạ? Làm sao để tăng khả năng tư duy ạ, tư duy phản biện nữa ạ. Trước kia em không có nhiều bạn nhưng bây giờ em thân với kha khá trong lớp rồi. Nhưng khi nào bọn nó mà nói về mấy cái liên quan tới xã hội các thứ em mù tịt ạ.:sneezing_face:
Em còn một yếu điểm nữa là nhanh, nhưng mà hay mắc lỗi sai nhỏ. Mà bên kĩ thuật cả kinh tế hầu như không nên mắc lỗi này. Em phải làm gì nữa ạ.

1 Like

Làm nhanh mà sai không có kiểm tra lại nội dung đã làm là THIẾU TRÁCH NHIỆM đó em. Hãy tập thói quen làm việc gì cũng để hai chữ TRÁCH NHIỆM lên hàng đầu.

Còn việc rèn luyện tư duy thì như anh đã nói phía trên là em phải bỏ truyện tranh, tiểu thuyết đi. Thay vào đó, hòa đồng với mọi người trước đã, tập thói quen đọc sách để có thêm kiến thức và tư duy, tập thói quen lên kế hoạch cho cuộc sống hằng ngày, tập có trách nhiệm với bản thân và người thân. Từ từ rồi sẽ có thay đổi, do lối sống của em bị thụ động quá nhiều nên muốn thay đổi thì phải thay đổi lối sống đó. Tương lai của mình là do mình chọn mà :slight_smile: Good luck.

3 Likes

Đọc tiểu thuyết thể loại Đô Thị cũng được, bỏ bớt thể loại ngôn tình đi vì ngôn tình nó hơi rời xa thực tế.
Thực ra đọc mấy truyện hiện đại ấy, cũng có thể tăng kiến thức. Chứ người ghiền đọc mà bắt bỏ đọc cũng khó :))
Các thể loại hồi ký cũng nhiều kiến thức, ví dụ https://tiki.vn/1111-nhat-ky-sau-van-dam-tren-yen-xe-ca-tang-p204317934.html?spid=204317935

Còn có thể xem trải nghiệm văn hóa, du lịch của các Youtuber như: Khoai lang thang, Lại ngứa chân, Hãy thách thức tôi (Hoàng Nam)

3 Likes

Bạn đọc mấy quyển trinh thám, kinh dị thử xem. Tập tành bộ Sherlock Holmes, sau đó chuyển sang mấy tác giả sau: Agatha Christie, Dan Brown, Higashino Keigo,…

Mình thấy mấy đứa bạn mình (nữ) nhìn bề ngoài nữ tánh mà đọc toàn thể loại nặng đô không.

2 Likes

Mình là dân chuyên ngành công tác xã hội, nhưng vẫn thích học chút về code viết html đơn giản. Khi làm blog hay website có thể tự vào sửa những site đơn giản được. Sao cứ phải lo học kinh tế và học IT là hai mảng khác nhau nhỉ. Bạn có sức thì cứ học hết những gì có thể. Giống như 1 người học 1 ngoại ngữ nhưng có người học 4 thứ tiếng, có người học tới 32 ngoại ngữ đó bạn.

3 Likes

học cái nào chuyên 1 cái dễ tìm việc hơn bạn ơi, tất nhiên khi bạn làm dev cũng sẽ cần một vài kiến thức về thương mại để dễ trao đổi hơn với team. Với lại mình thấy bạn code html là không hợp lý :v ( theo mình nó là dễ nhất rồi, muốn làm web bạn cần có html css là tối thiểu nếu muốn tạo ra 1 trang web cũ hơn chục năm về trước, hiện giờ chả cty nào y/c chỉ cần 2 kỹ năng này cả…)

Dạ bây giờ đọc lại, thì em thật sự thắc mắc? Nếu em thích 1 job vì job đó có thể tạo ra một vật gì đó của riêng em, nhưng khi tạo cho người khác 1 thứ gì đó thì không hào hứng mấy, theo đuổi cũng 3 năm rồi… Và 1 job em biết được vài tháng đổ lại nhưng lại thích hơn về tính chất công việc, em cần phân thời gian cho 1 trong 2 thì nếu là cheshire, cheshire sẽ chọn thế nào anh nhỉ?

1 Like

Hi, mình không viết code và tạo web, mình chỉ biết một vài cấu trúc để chỉnh sửa bài viết và các mục cho dễ hơn thôi. :smiley:

vâng,ý mình là chọn đi hướng nào phải chuyên hướng đó vd khi chọn đi CNTT thì ko chỉ học code mà học cơ sở hạ tầng, máy tính, tất nhiên cũng sẽ có tiếng anh, kinh doanh, giao tiếp nhưng ít hơn. còn đi kinh doanh hay gì thì ngược lại ^^

Thích với mình đơn giản chỉ là một cú click chuột lên cái nút có hình bàn tay để ngón cái trở lên “number one”, nó chẳng có ý nghĩa gì cả nhé.

Bạn dùng chữ khác ngoài chữ thích xem, chữ đó là chữ gì? Hơn nữa, job là cái gì mình cũng không biết luôn,… Túm cái váy lại: đọc những gì bạn viết ở trên mình không hiểu gì cả.

Thử cố hiểu như này xem sao? Bạn đang đi làm, công việc nhàm chán nhưng không dám bỏ vì nó mang về tiền cho bạn. Gần đây, thấy có việc thú vị nhưng chưa biết nó có mang lại gì hay không. Thế rồi thì sao? Chẳng sao cả, cái thú vị thì làm ngoài giờ, cho đến khi nó tạo ra tiền thì có thể nghỉ cái việc nhàm chán đi hoặc nếu có để dành tiền thì dẹp cái việc nhàm chán đi, nhảy qua cái thú vị để theo đuổi. Nếu không biết nên làm gì, cứ giữ nguyên hiện trạng và không phải lăn tăn gì thêm vì lăn tăn là lăn tăn điều gì đây? Thử hỏi vài lần xem? Có phải hoàn toàn ngớ ngẩn khi suốt ngày trong đầu nó cứ lặp lại “mình đang lăn tăn không rõ đang lăn tăn cái gì đang làm mình lăn tăn” :smiley: <= không nổ não thì cũng phải uống thuốc.

Hơn nữa, đừng có so sánh với ai. Thật vô nghĩa khi online rồi so sánh người nọ người kia, thiệt là ảo tung chảo. Mấy cái đó nguy hại, cuối cùng biến ta thành “đẽo cày giữa đường”. Túm lại: bớt so sánh với người khác. Cần làm: làm todo list và gạch bỏ mỗi ngày khi hoàn thành. Cá + muối ướp lâu ngày => mắm hoặc ăn được hoặc thúi hoắc. Có gì mà phải nghĩ ngợi linh tinh? Đầu óc đi lang thang, loạn xạ quá hay sao? Vậy thì kiếm mấy cuốn sách triết học mà đọc vào, nó sẽ bớt đi lang thang ngay. Nếu vẫn không ăn thua? Lấy cờ vây ra chơi, hoặc giải các bài toán bất đẳng thức hoặc thử tìm cách tính số Pi mà không sử dụng hằng có sẵn xem sao.

Câu chuyện Alice và Cheshire đơn giản là thế này: không lựa chọn cũng là một lựa chọn (không biết rẽ đường nào, rẽ ngẫu nhiên vào một con đường cũng tốt). Cho dù bạn có ý thức được việc không chọn cũng là chọn hay không, thì nó vẫn luôn là ĐÃ CHỌN. Nếu là một người có suy nghĩ, họ có thể mở rộng vấn đề ra để họ thấy rằng 24 giờ mỗi ngày ai cũng giống ai, mới đầu họ chưa đủ tỉnh táo để hiểu rằng họ nên làm gì vì thế họ làm rất nhiều, rất siêng năng… Cho đến một ngày, người ấy nhận ra rằng à, hóa ra là đôi lúc không làm (gì đó) còn quan trọng hơn làm (cái đó) => để rồi cuối cùng chọn làm những việc họ có lợi thế cạnh tranh và làm việc ấy mà không lăn tăn gì, cứ làm thôi, mặc kệ thế giới.

2 Likes
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?