Có quy định tối thiểu là 16 tín, tối đa là 24 tín /kì. Ai không đủ bị cảnh cáo học vụ anh, mà anh cũng thấy bảng danh sách môn rồi đấy, có mấy môn số tín chỉ khác nhau nữa. Nên mỗi kì em cố từ 16 - 20 thôi là ổn theo chương trình rồi ạ chứ không phải em cố theo trường. Anh có thể tìm ai học UIT rồi hỏi có phải là bị rush chuyên ngành quá nhanh không á.
Nỗi lòng cá nhân, cần giúp xác định bản thân và cách kiểm soát sự việc
Vậy bạn giải thích như thế nào về tình trạng này?
Oke để em phân tích. Kì đó có 5 môn: hệ điều hành(4 tín), CSDL(4 tín), NMMM(4 tín), LTTQ(4 tín), KTCT(2 tín). Tính ra mới 18 tín, không bị cảnh báo ạ. Mỗi môn cũng có deadline, lịch thi khác nhau nữa ạ.
Có thể nói đó là cái sai của em khi làm 1 mình ạ, em đã có nói.
Cho em xin xóa lịch nhá, có gì em bỏ vô 1 link.
Cái quan trọng nhất là trình độ code của bạn như thế nào thì bạn lại không nói. Mặc kệ điểm chác, mặc kệ người khác làm nhanh như thế nào, bạn lấy gì để chứng minh là bạn có đóng góp vào bài tập lớn? Link GitHub bài tập lớn của bạn đâu?
Trường vẫn chơi cách là đóng file rar hoặc code trên web chấm điểm, để em kiếm. Có gì để mai anh đc không a.
Ủa vậy bạn không xài GitHub hả?
Mình đã lục trên trang của trường bạn, đây là kế hoạch giảng dạy ngành KTPM (CLC) từ khoá 2017 trở về sau. Mặc dù chương trình đào tạo ĐH của bạn là chương trình mới từ 2019 nhưng nói chung bản kế hoạch này vẫn còn có giá trị.
https://oep.uit.edu.vn/vi/ke-hoach-giang-day-chat-luong-cao-nganh-ky-thuat-phan-mem
Môn Nhập môn phát triển Game hay Nhập môn ứng dụng di động cũng cần bạn phải có một kiến thức nhất định về lập trình. Mình đọc mục lục Giáo trình phát triển phần mềm mã nguồn mở (2016) thấy cũng cần có kiến thức về môn Hệ quản trị cơ sở dữ liệu và lập trình (nên biết xài Git) rồi mới nên đọc (có thể bỏ phần 2 thiên về PHP đằng sau). Nhìn lại thời khoá biểu của bạn lại thấy có khoảng cách…
Danh mục môn học | Cổng thông tin đào tạo (uit.edu.vn)
Anh tìm trang này có các môn học tiên quyết gì trước đó lun á. Và hình như trường không có dạy git, kiểu đó là sinh viên tự mò, có mấy môn chưa dạy git nhưng mà nhiều người đã xài rồi ấy ạ. Và phát triển mã nguồn cũng không yêu cầu tiên quyết gì hết á (nếu có là có thông báo hủy học phần rồi ạ). Mà nếu anh cần thì link git của em đây ạ, chưa làm đồ án chung nên chưa có gì đâu ạ.
TueMemeLord123 (github.com)
Còn mấy này là bài LTTQ, khác đồ án cuối kì nha anh.
https://drive.google.com/drive/folders/1nOyuWl4VFoZ5J_f41qC8paUkQMtz-eC_?usp=sharing
Kể cả làm bài tập cá nhân bạn cũng nên dùng git.
GitHub cá nhân cũng chính là hồ sơ cá nhân của bạn, bạn chăm chút cho GitHub của bạn cũng chính là làm đẹp bộ mặt của bạn. Trên GitHub code thì ít mà lại có những nội dung không nghiêm túc, email, linkedin cũng không nghiêm túc, thử hỏi thái độ học tập như thế này, đi học thì thầy mở nick GitHub của bạn ra chấm bài, đi làm thì nhà tuyển dụng soi nick GitHub xem bạn đã contribute được gì, bạn tính như thế nào đây?
dạ lỗi em chủ quan git mình không ai vào nên lố lăng quá mức, để em sửa. Trước giờ tạo git để đó thôi chứ mới bắt đầu kì em mới bắt đầu thực sự xài.
em rối lắm mới hỏi ạ, mà là còn vì là giờ vô team rồi em muốn có trách nhiệm với team, không làm ảnh hưởng, kéo ai xuống mới tìm cách ấy ạ.
Anh có vài lời khuyên cho em sau khi đọc qua hết những lời của em
1/ Thước đo năng lực tốt nhất của em là các quyển sách tiếng Anh. Em nói em có lợi thế tiếng Anh tốt nhưng anh lại ko thấy đề cập đến việc em học bằng sách tiếng Anh.
2/ Team leader hay team member thì đầu mỗi đồ án đều phải họp nhóm cho kỹ, phân chia công việc cho tốt rồi mới bắt tay vào làm. Nếu năng lực của một ai đó chưa được tốt thì trưởng nhóm hay ai đó thành thạo công việc hơn có thể chỉ bảo để người đó hoàn thành tốt công việc. Đó mới là ý nghĩa thật sự của team. Và sự khác biệt của team leader nằm ở việc có thể liên kết mọi người thành 1 team. Còn nếu có 1 team member nào có ý lười nhác, ko muốn làm thì em phải báo ngay với giáo viên phụ trách. Tránh trường hợp đến cuối rồi mới có người nói ko làm thì ko tốt cho team.
PS: github và địa chỉ mail của em nên lấy tên thật, email thật (để sau này em đi làm) thì tốt hơn. Tránh mấy cái meme hay lord vì nó chỉ cho thấy em chưa chín chắn
Em cần phải làm sao để không thúc ép quá mức cũng như phối hợp nhau nhịp nhàng, không để người này người kia ảnh hưởng gì đến nhau ấy ạ. Tính em thì không quan tâm bản thân lắm nhưng lại lo cho người khác thì nhiều hơn nên mới cần hỏi ấy ạ. Git với mail em tính đi làm thì làm cái mới, chứ cái này thì đương nhiên ai dám mà bỏ vào CV xin việc chứ anh, nhưng mà em hiểu ý mà, có gì để em đổi.
Em đọc mấy cái docs cũng ổn không thấy vấn đề gì, chỗ nào từ mới thì xài gg, mấy môn giảng bằng tiếng Anh thì em nghe rõ, trả lời được, ý anh là đề cập như thế? Mà thước đo ở đây em nói là nhiều khả năng khác nữa chứ không riêng gì Anh (lập trình, teamwork, toán,…) và em chỉ muốn biết khả năng phải làm đến thế nào mới không làm ảnh hưởng team thôi ạ.
Cám ơn các bạn đã tin tưởng mình, mình sẽ cố gắng hết sức.
Tuy nhiên, trình độ mình có hạn, nên nếu mình có đưa ra quyết định, phán đoán nào sai lầm, mong mọi người hãy thẳng thắng góp ý và gợi ý cho mình cải thiện.
Mình xin cảm ơn rất nhiều.
Giao vị trí Leader cho em, không phải là em sẽ làm hết, hay toàn quyền quyết định, mà là trao cho em cơ hội để thực tập trải nghiệm.
Cứ thoải mái làm việc với một tinh thần cởi mở.
Nếu thật sự có “tay to” trong team, họ sẽ chỉ dẫn cho em khi có điều gì không ổn.
Nếu không ai chỉ dẫn cho em khi em sai lầm, dẫn đến thất bại, thì trong team này chẳng có ai là “tay to” cả.
Thì tính em lo bao đồng trong khi bản thân không để tâm gì mà. Mà chủ yếu có thể là em không muốn để ấn tượng xấu với mọi người rồi gây khó khăn trong team ấy ạ. Nói thật thì làm 1 mình khổ thật nhưng có gì xảy ra thì chỉ 1 mình chịu, nay vô team rồi thì em muốn có trách nhiệm hơn tí ấy ạ.
Đừng hỏi ở đây mà hãy cảm nhận tình trạng và tham khảo ý kiến các thành viên trong team đi.
Quan trọng là sự đồng lòng.
Lý thuyết ít thôi.
Này thì em cũng có suy nghĩ nhiều rồi nhưng không phải vô duyên vô cớ mà thờ. Quan điểm em là nếu có sai thì là mình sai do nỗ lực chưa đủ hoặc nỗ lực không đúng cách, chứ nếu mọi người làm được mà mình không được thì chẳng phải là do bản thân sao? Em quan điểm thế đấy a. Quan điểm này có thể sai thì em cũng vui vẻ sửa thôi.
Sau khi đọc hết từ trên xuống dưới thì có thể tóm tắt như sau:
- Bạn có năng lực nhưng tự ti. Không có cái gọi là ăn hên trong kì thi ĐGNL, trừ khi bạn biết trước đề hoặc có các hành vi gian lận. Kỹ năng làm bài thi là một trong những kỹ năng quan trọng của việc học. Không có thử gọi là “học tài thi phận”. Thi điểm thấp là do năng lực thấp, thi đậu nghĩa là có năng lực.
- Bạn học tới năm 2 nhưng rớt mỗi môn chính trị thì trình độ bạn cũng tốt rồi. Bạn không rớt môn chuyên ngành nghĩa là bạn đáp ứng được chỉ tiêu chất lượng đào tạo của trường. Chương trình đào tạo được thiết kế cho học sinh đại trà, mà bạn là người đại diện tiêu biểu. Mặc kệ các “quái vật” đi. Rất nhiều sinh viên đã học lập trình từ hồi cấp 2, thậm chí cấp 1. Thay vì so đo thì hãy tìm cơ hội học hỏi từ họ. Thay vì ngại ngùng thì hãy hỏi họ về thứ mình chưa biết.
Về các câu hỏi:
Dẹp bỏ cái tôi đi, và nghĩ nhiều đến từ “chúng ta”. Khi bạn tự thấy mình không có năng lực của “quái vật” thì đừng dại dột mà sống một mình. Ngành IT sẽ không có chỗ cho bạn nếu bạn không phải là “quái vật” HOẶC bạn không sống tập thể. Một lần nữa, chìa khóa của giao tiếp là “chúng ta”. Khi bạn đặt mục tiêu hoàn thành đồ án lên cao nhất thì đó sẽ là cầu nối giữa các thành viên.
Với trình độ sinh viên hiện tại, bạn không cần thiết phải đánh giá năng lực người khác để phân công công việc. Giả sử nhóm có 4 người, việc của bạn là chia việc thành 7 phần, 3 người còn lại làm 6 phần, bạn làm 1 phần. Phần quản lý, liên kết nhóm tính là 1 phần. Ai không đồng ý thì người đó đi mà làm nhóm trưởng Cứ mạnh dạn chia việc theo đầu người, không cần chia theo năng lực.
Tố chất quan trọng nhất của trưởng nhóm là quyết đoán. Bình thường thì lấy biểu quyết, nếu có tranh chấp thì phủ quyết.
Tiếp tục sống. Mọi thứ sẽ tự nhiên dễ dàng từ năm 3 trở đi. Tin tôi đi vì tôi đã sống lâu hơn bạn.
Nói thật, cái tôi của em không đáng bao nhiêu đâu, chỉ là em muốn nỗ lực vì team mà không biết bao nhiêu mới là đủ, bao nhiêu phù hợp thôi ạ.
Thôi dài quá để em rút gọn lại. Em, tay nhỏ, làm việc với các tay to, thậm chí là phải lead, thì nên làm như thế nào phù hợp ạ.
Làm việc nhóm tốt nhất là nên nói thẳng, nói thật ngay từ đầu, tránh khách sáo, sợ bạn buồn, sợ mất mặt. Không tự ái khi bị chê.
" Bạn à, còn 2 tháng nữa deadline môn lập trình web mà hiện tại tôi không biết 1 chữ JS, căn lề CSS cũng bị méo luôn, tôi thấy bạn X học giỏi JS còn biết cả node, react, vue bạn có thể dành ra vài buổi để train js được không, bạn Y đang học thêm design à, bạn có thể dạy tôi cách làm animation CSS được không?" Nếu bị từ chối thì tự out ra tìm team vừa sức.