Máy cày không người lái tại Việt Nam - Robot cho nông nghiệp 4.0




(video 2)
1:00 :Lấy bản đồ từ danh sách, chỉnh sửa trước khi gửi cho máy cày.
2:00 :Test điều khiển qua internet (ngồi ở nhà điều khiển máy cày).
6:46 : Gửi dữ liệu bản đồ ruộng, chuẩn bị cày TỰ ĐỘNG.
7:53 :Bắt đầu cày tự động.
10:10: Kiểm tra thông tin chi tiết trạng thái gửi về từ máy cày.
11:40: Test tạm dừng công việc từ xa.
12:12 : Test tiếp tục công việc bị tạm dừng .
13:52: Tâm sự của người làm khoa học với nông nghiệp nước nhà.
15:46: Xoay góc nhìn bản đồ vệ tinh về 3D.
20:47 : Cảnh quay gần máy cày.
22:08 : Kiểm tra thòi gian robot đã làm được 16 phút.
33:30 : Ngừng quay video ngoài ruộng vì ngoài trời quá nắng.
35:40: Hủy công việc từ xa

Xin chào các bạn và anh/chị , mình là trưởng nhóm của dự án “Máy cày không người lái cho nông nghiệp Việt Nam”. Dự án bắt đầu từ năm 2016, sau 2 năm đã thu được những kêt quả nhất định , (phía trên là Video mới nhất). Robot vẵn trong quá trình nghiên cứu để hoàn thiện .
Một đoạn mô tả về máy cày phiên bản mới:
Nó gồm 2 phần chính, phần A là máy cày bình thường của người nông dân, phàn B là hệ thống lái thay cho người .Hiện tại nó có thể bừa ruộng một cách tự động. Bên cạnh các kết nối không dây Bluetooth,Wifi , ở phiên bản mới còn hỗ trợ kêt nối internet 3G-4G giúp người sử dụng có thể theo dõi hoặc điều khiển ở bất cứ nơi đâu. Farmbot phiên bản mới đã có thể tự động tránh va chạm khi đi gần bờ ruộng, tự tìm lộ trình trên các ruộng phức tạp ,cày liên tục trong nhiều giờ ( phụ thuộc dung lượng acquy, trên 6 tiếng cho mỗi lần sạc bình 30A) , có thể chạy vào ban đêm và định vị độ chính xác cao (cm)nhờ công nghệ định vị DGPS .
Phần mềm : hỗ trợ thêm kết nối internet,thêm quản lý bản đồ ruộng bằng danh sách với công cụ biên tập đa năng. "

Có thể xem chi tiết hơn tại :
Fanpage: https://www.facebook.com/driverlessvn
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCYcqa1KoFOCxEVeKqYMedVA/videos


Cũng bởi vì dự án này đang trong quá trình " xây dựng ", nên mình muốn đưa lên diễn đàn để khảo sát phản hồi , thu thập các đánh giá ý kiến, góp ý , tầm nhìn, kinh nghiệm…vv. từ phía các bạn và anh/chị trong lĩnh vực chuyên ngành CNTT . Vì nhóm biết và hiểu được tầm quan trọng của lấy ý kiến tham khảo từ nhiều phía.
Khoan bàn đến giá (giá sẽ rẻ) và việc người nông dân có ủng hộ hay không.
Vậy các bạn nghĩ như thế nào về dự án này ?
Phương pháp điều khiển từ xa qua internet nào là tốt nhất mà bạn từng biết ? (Hiện tại robot đang ử dụng MQTT trên nền giao thức TCP/IP ).
Quản lý năng lượng cho hệ thống lái tự động. ? (Hiện tại chạy Acquy).
Dịch vụ NTRIP (truyền tin RTCM quá internet dành cho định vị DGPS ) tại Việt Nam và máy chủ nào là tốt để chạy?
Nhận dạng vật cản cho máy cày sẽ là gì , như thế nào ?
Tính an toàn và bảo mật trong truyền tin qua dịch vụ MQTT trên internet?
Bảo mật mã nguồn cho các vi điều khiển , máy tính nhúng ? (Chống sao chép, thay đổi ,dịch ngược mã nguồn)
Thời điểm tốt nhất để gửi các bản vá lỗi cho máy cày ? (Hiện tại là update tự động qua wifi bằng OTA).
Đưa toàn quyền điều khiển cho robot hay nắm dữ 1 phần từ nhà cung cấp dịch vụ (chúng tôi) ?
Hoặc đơn giản là bất cứ điều gì bạn đang nghĩ khi bạn đọc được bài viết này !
Sản phẩm được phát triển bởi người Việt , hy vọng những viên gạch mình nhận được có thể đem về giúp mình xây dựng cho dự án.
Cảm ơn anh/chị và các bạn .

15 Likes
  • máy loại này hơi thiếu ổn định, việc điều khiển từ xa giống thế này khá nguy hiểm đấy, còn chưa loại trừ trường hợp máy bị thụt sâu không lên được (vụ này là có thật).

  • năng lượng có ngay trên máy rồi, không cần phải acquy lớn như vậy làm gì, acquy xe máy là đủ, trên đời này người ta có một thứ gọi là máy phát điện.

  • điều khiển tự động như thế này sẽ phù hợp hơn cho những cánh đồng lớn, cố định, và máy chạy không cần người điều khiển.[spoiler].Mà nói thẳng ra thì máy sẽ chạy theo kịch bản tạo trước, sử dụng la bàn và gps để hoạt động.[/spoiler]

  • theo mình có 2 hướng: phát triển:

    • người điều khiển dùng ứng dụng trên điện thoại hoặc thiết bị chuyên dụng gì đó tạo lộ trình gửi cho máy, máy hoạt động tự do -> không cần có mạng hay giao thức phức tạp nào hết, dùng hoàn toàn vi điều khiển(sẽ ổn định hơn)
    • áp dụng AI, machine learning chạy trên cloud, máy cày có kết nối internet, thêm một (hoặc vài) máy tính nhúng và vô số cảm biến để hoạt động. [spoiler]toàn những công nghệ tiên tiến ai nghe cũng sướng[/spoiler]. Cái này chắc còn dài :smiley:
6 Likes

Rất cảm on bạn đã nêu ra ý kiến .
Mình sẽ làm rõ để bạn hiểu hơn (vì giới thiệu ngắn gọn nên chưa đủ) :
–“việc điều khiển từ xa giống thế này khá nguy hiểm đấy” : Việc điều khiển từ xa rất an toàn , Farmbot có sử dụng định vị DGPS nên cực chính xác (sai số là vài cm )và không bị trôi dạt như GPS thường, robot được nhận hình dáng của ruộng và chỉ chạy trong đa giác đó, Robot sẽ tự động tránh hoặc dừng ở khoảng cách 2m so với biên ( video 2-phút 5:35 ). Qũy đạo di chuyển được tìm 1 cách tự động bằng thuật toán ngay sau khi nhận được dữ liệu biên, không có một kịch bản cố định nào được tạo sẵn bởi hình dáng và vị trí của mỗi ruộng là khác nhau , thậm chí ngay cả lập trình viên cũng không thể biết chắc chắn robot sẽ đi như thế nào ( video 1 - phút 1:12. )

– Công suất để nuôi cho các thiết bị điện tử và các khối công suât chấp hành khá lớn , việc sủ dụng acquy 30Ah là bình thường cho hoạt động 6 tiếng. Gía của máy phát điện thường đắt gấp 2 đên 3 lần acquy, nhiều nhiễu và khó kiểm soát ổn định vì phụ thuộc vào đầu máy nổ. Cả 2 lựa chọn này đều đang được cân nhắc.

–Để có thể theo dõi, điều khiển khẩn cấp, thao tác từ xa … thì robot cần một kêt nối giữa người dùng và máy cày. Internet đang là lựa chọn . Không những vậy , định vị DGPS sử dụng NTRIP bắt buộc phải sủ dụng mô hình "phân tán dữ liệu đám mây " để gửi dũ liệu từ trạm tĩnh (Basestation) tới máy cày (Rover) , mỗi trạm tĩnh sẽ bao phủ trong bán kinh 20km (đủ cho vài nghìn chiếc Rover) . Hiện tại robot có thể chạy tự động mà không cần bất cứ kết nối nào để diều khiển từ xa.nhờ máy tính của riêng nó, tuy nhiên như mình đã nói, các kết nối là cần thiết.

Nhóm cũng rất quan tâm đến AI trong việc nhận dạng vật cản và xử lý tìm lộ trình giai đoạn thoát khỏi vật cản.

P/S: ý kiến của bạn có tính giá trị cao với bài viết , cảm ơn bạn rất nhiều.

6 Likes

Mình cũng cần tham khảo ý kiến về các khối công suất trên robot.

1 Like

cách nói chuyện quá khiêm tốn so vơi quy mô và thành tựu của bạn đã đạt được. Theo đó mình thấy sự kết hợp giữa phần mềm và phần cứng rất chuyên nghiệp mình có thiện cảm ngay từ cái nhìn đầu tiên. Chúc dự án này hoàn thiện ngoài mong đợi

3 Likes

các bạn nên liên hệ với vinfast, mô hình Ai tự động rất có giá trị trong ngành công nghiệp ôtô

2 Likes

Hi Nick Chung.

  1. Ủng hộ nhóm cho ra một ứng dụng áp dụng công nghệ thiết thực.
  2. Theo mình góp ý thì hệ thống cần có khả năng tương thích với nhiều loại máy khác nhau và cài đặt sử dụng dễ hơn nữa cho đối tượng khách hàng là người nông dân.

P/S ROS. https://www.youtube.com/watch?v=8ckSl4MbZLg

3 Likes

bạn “name” : mọi người đều là thầy của mỗi người mà ^^ . Mình đánh giá cao các nhận xét có tính xây dựng và phản biện .

2 Likes

bạn " Phanha" : Rất cảm ơn đóng góp của bạn , AI của máy cày hiện tại chưa đủ mạnh cho xe tự lái , nhưng nó cũng có tiềm năng trong góp phần vào hệ thống định vị độ chính xác cao khi được khai thác mở rộng.

1 Like

bạn “Phong_Ky_Vo” : Thay mặt nhóm mình cảm ơn bạn nhiều .
Dự án này (máy cày tự động ) được xây dựng theo hướng nền tảng , giống với ý kiến của bạn, hệ thống phần mềm đang được tạo để người dùng có thể sử dụng trên nhiều loại robot cùng lúc , các thuật toán tìm kiếm lộ trình được cố gắng đạt mức tổng quát cao nhất để có thể áp dụng vào nhiều chức năng cho từng loại thiết bị tự hành (máy bừa kubota , máy cắt cỏ , drone lập bản đồ trên không , .vv ) .
Lý do máy cày bánh lồng được lựa chọn đầu tiên vì đây là loại máy phổ thông nhất ở Việt Nam ta , giá của nó rẻ và hệ thống lái tự động cũng sẽ rẻ theo, đây là yếu tố thúc đấy người dùng để dàng sỏ hữu thiết bị để thoát khỏi nông nghiệp truyền thống nhanh hơn so với các nước trong khu vực.

1 Like

Một vài chủ đề quan trọng đang bị bỏ ngỏ , hy vọng mình nhận được nhiều hơn đóng góp từ cộng đồng .

1 Like

Vậy các bạn nghĩ như thế nào về dự án này ?

=> chỗ này đã được mọi người góp ý là rất tích cực rồi nha, mình cũng thế

Phương pháp điều khiển từ xa qua internet nào là tốt nhất mà bạn từng biết ? (Hiện tại robot đang ử dụng MQTT trên nền giao thức TCP/IP ).

Các giao thức và toplayer(MQTT) là hoàn toàn đúng chuẩn và tiên tiến nhất rồi.

Quản lý năng lượng cho hệ thống lái tự động. ? (Hiện tại chạy Acquy).

Chỗ này chưa rõ mức năng lượng hệ thống tiêu thụ thế nào, nếu cao quá thì cứ acquy vậy. Còn nhỏ hơn thì pin mặt trời

Tính an toàn và bảo mật trong truyền tin qua dịch vụ MQTT trên internet?

Vẫn là cách cũ, sử dụng TLS/SSL, mà không biết chip trên hệ thống lái có đủ để tính việc encrypt mỗi đoạn dữ liệu không.

Bảo mật mã nguồn cho các vi điều khiển , máy tính nhúng ? (Chống sao chép, thay đổi ,dịch ngược mã nguồn)

Riêng mình nghĩ nên public source, và bán sản phẩm (hệ thống lái). Vì cái bạn kiếm ra tiền là việc bán sản phẩm này, còn phần mềm là hỗ trợ 1) sinh viên học tập và 2) vá lỗi từ cộng đồng. Hoặc như Lynksys, nó tạo ra bộ modem có thể kết nối bằng bluetooth, với một bộ sóng nào nữa mà quên mất, để phục vụ cho IoT, các developers sẽ tận dụng bộ modem này để rút ngắn thời gian, (thời gian tới sẽ có). Vậy bên bạn có thể tạo bộ hệ thống lái hỗ trợ các core modules, và bán các core modules này đi, đương nhiên là phải đăng ký bảo hộ trí tuệ.
Tuy nhiên đây lại là một hướng đi kinh doanh khác, nên bạn cảm thấy hướng này ko ổn thì ko cần open source.

nắm dữ 1 phần từ nhà cung cấp dịch vụ

Điều đương nhiên rồi

4 Likes

bạn Thang Pham : Cảm ơn đóng góp của bạn nhé.
Trong bảo mật MQTT: ý kiến sử dụng lớp SSL rất thông minh, bên cạnh mã hóa dữ liệu truyền thì đa lớp bảo mật sẽ an toàn hơn cho cho cả hai đối tượng User/robot và nhà cung cấp. Mình đánh giá cao đóng góp này từ bạn.
Bảo mật mã nguồn : việc chia sẻ source code cho các developer bên ngoài sẽ được nhóm xem xét kĩ hơn , đây là một gợi ý hay trong việc phát triển phần mềm. ( cá nhân mình thấy việc này giống như con dao 2 lưỡi ).
Tuy nhiên chúng tôi quan tâm đến các kĩ năng - chương trình -thủ thuật bảo mật, đặt ngược lại vấn đề thì nó sẽ là : Làm thế nào để một hacker lấy được hoặc thay đổi mã nguồn.
" Nắm giữ 1 phần từ nhà cung cấp dịch vụ ": Có 56% thành viên có lựa chọn này giống bạn ,tỷ lệ này rất cao , bạn có thể nêu ra 1 vài lý do cho lựa chọn của bạn được không ?
P/S: Chúng tôi đang nhận được nhiều hơn mong đợi từ bạn , hy vọng bạn có thể tiếp tục . Cảm ơn bạn rất nhiều.

Việc nắm 1 phần hoặc toàn bộ là điều hiển nhiên mà. Mà ý là robot có thể tự chạy nhưng mình vẫn có thể can thiệp từ xa khi có tính huống ko mong muốn.
Quay lại vấn đề opensource, nếu bạn lo lắng các thủ thuật bảo mật, thực ra mà nói thì bạn lo lắng bị ăn trộm công nghệ. Chứ với các bảo mật ssl, bảo mật authentication, các thủ thuật anti-hacking trên server thì gần như rất khó bị can thiệp ở giữa. Trừ phi trộm luôn con robot rồi thay chip vào. Nhưng hãy đặt bài toán là cuộc chơi lớn, tất cả các tập đoàn lớn đều phải có một cộng đồng hưởng lợi dưới nó và chóng đỡ phụ nó. React Native, các công nghệ Hadoop Big data, Tensorflow v.v, họ đều opensource, và hãy làm rầm rộ vào, đào tạo, training, triển lãm công nghệ. Thì khi các kỹ sư hoặc thậm chí là thợ điện tử cũng có thể dựa vào công nghệ/data/server v.v của bạn để làm sản phẩm đại trà, thì nông dân sẽ đỡ khổ và có thể cạnh tranh nông nghiệp hơn nhiều. Sản phẩm của bạn rất hay nhưng chắc chắn vẫn chưa hoàn chỉnh, hãy để nhiều cái đầu hợp vào để tạo ra một cái gần như hoàn mĩ.
Ý kiến của mình chỉ như vậy, nếu thấy hay thì bạn có thể tìm các mentors để tư vấn hoặc không thích thì có thể bỏ qua

==
Về mấy vụ server, bạn có thể chọn các server của Viettel, dạo này các dịch vụ hosting của Viettel khá mạnh, mặc dù giá cả vẫn chưa cạnh tranh với các bạn EU được.
Các thời điểm vá lỗi thì cứ bắt chước iphone, nó sẽ tự cập nhật khi mình sạc vào ban đêm
Các câu hỏi về năng lượng và nhận dạng vật cản thì mình cũng ko rành, để cho các chuyên gia về vụ đó họ góp ý vậy.

2 Likes

Mình thấy các bạn trong dự án khá hay: nổ lực tìm hiểu và triển khai dự án.
Theo mình: các bạn đang kinh doanh chứ không phải “làm từ thiện”, nên sản phẩm nhắm tới đối tượng nông dân việt nam thì không đủ doanh thu để tái đầu tư.
Nên nhắm vào các sản phẩm thương mại đã có: máy lau nhà theo lộ trình(Xiaomi, philip), máy tự động lấy hàng trong nhà kho tự động của tiki chẳng hạn(Amazon đã có hệ thống này), drone giao hàng tới vùng hiểm trở, drone tự động tuần tra biệt thự theo khung giờ. máy tưới cây trên lộ trình thiết lập.
Không nên chia sẽ mã nguồn trong trường hợp thương mại, vì việt nam cứ 5 bước chân có một người ăn cắp, vô tình tạo ra các sản phẩm cạnh tranh cùng loại, các dev khác sẽ crack để dùng chùa, cài mã phá hoại, nếu làm đồ án nghiên cứu thì nên public để nhiều người cùng đam mê đóng góp.

1 Like

bạn Thang Pham: Mình xin cảm ơn ý kiến đóng góp chi tiết của bạn .
bạn Nguyen hai : Cảm ơn bạn. Cá nhân mình thấy việc open source cần phải thật sự thận trọng.

1 Like

Những cái này không tạo ra vì mục đích lợi nhuận, hay thương mại mà anh. Nó chỉ giúp phát triển cộng đồng lập trình viên, hệ sinh thái công nghệ của doanh nghiệp.
Nếu anh nói vậy sao Facebook ban đầu không open source source code Facebook của nó ? :smiley:
Em chỉ hỏi với thái độ muốn học hỏi cũng như muốn giúp chủ thớt về việc cân nhắc open source, chứ không đấu đá gì đâu

2 Likes

Đúng rồi, đối với cộng đồng lập trình viên thì họ ko phu thí, bởi vì LTV đâu có nhiều tiền để thu đâu. Họ thu từ các chi phí đào tạo, hosting các công nghệ này đối với các doanh nghiệp muốn đào tạo nhân viên hoặc doanh nghiệp muốn giảm chi phí cho sản phẩm. Tức là ở đây có 3 bên: bên cung cấp công nghệ, bên sử dụng công nghệ và bên cần sản phẩm. Nếu em đặt mình vào từng vị trí sẽ thấy, tại sao họ lại opensource và tại sao vẫn có rất nhiều doanh nghiệp sử dụng các opensource này. Nếu muốn hiểu rõ hơn em có thể tìm hiểu các license điển hình như HERE

Còn về vụ facebook, em thử tự ngẫm xem giá trị của facebook mang lại có giống với các công nghệ RN, Hadoop… không? Khi so sánh được giá trị, em sẽ thấy rõ các đại cty này họ sử dụng chiến lược kinh doanh gì cho sản phẩm của mình.

Còn về chủ thớt thì không thích opensource rồi, nên mình cứ xoay quanh thảo luận về công nghệ thôi.

2 Likes

Welcome back Joe, It has been several months since last email. But glad you’re doing well.

About Nick Chung, I maybe overly excited for the idea and opensource maybe a bad thing. But approaching for mentors or investors is a much and he has to do it. Put it aside, that’s his business.
Do you have any suggestion for this “Nhận dạng vật cản cho máy cày sẽ là gì , như thế nào ?” (obstacle avoidance).?I’d like to hear it from you too.

1 Like

Hi JOEY .
Thank you for your comment.
I understand your suggest to protect us (my team), I know I’m introducing some robot’s technology to everyone, my team has worked very hard to create this robot, so We know the limit of sharing some of the robot’s information. We had a lot of thought before writing this topic and would keep everything within limits.
Your suggestion about vietnamadvisors.com is great and helpful for my team. Thank you and have a nice day.

83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?