Topic hỏi đáp và tư vấn ngành nghề và chọn trường

Không nói về bằng cấp nhưng một trong những vấn đề rất quan trọng cần xem xét là môi trường bạn nhé, mình không biết fpt như thế nào chứ bkdn thì môi trường nó chắc chắn phải mang tính cạnh tranh cao vì vậy mới giúp mình phát triển được. Bản thân mình cũng có ý định thi vào IT nhật của BKDN

1 Like

DUT có ngành mới: Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo. Chuyên ngành này và CNTT bình thường khác nhau như nào ạ?
Có nên học KHDL và TTNT không?

Não 6 múi thì nên học AI, còn không thì qua IT Nhật đi bạn ơi =))

Các a/c cho e hỏi là e muốn học ngành CNTT ở ĐH Công Nghệ thì khi mà xếp NV có nên xếp thêm các ngành IT Nhật hay mạng máy tính ko ạ? Hay là chuyển NV xuống trường dưới luôn? Vì e thấy bảo mấy ngành này chương trình đào tạo cũng giống nhau.

IT clc và IT đại trà khác gì nhau ngoài học phí nhỉ?

Gia đình định hướng cho e học trường FPT vì có đầu ra cao, dù dự định ban đầu của e là trường kinh tế ĐN. Em hơi phân vân và cũng chưa biết nhiều về fpt, mong anh chị cho em xin thêm thông tin và môi trường ở fpt có quá khắc nghiệt không ạ? Và việc làm được bố trí sau khi ra trường sẽ ntn ạ?
Em được biết học phí trong vòng 4 năm rơi vào tầm 200tr, nếu tính cả tiền phát sinh thì sẽ tầm bao nhiêu ạ?

1 Like

Hi @anhdao2404 ,

Đầu tiên, welcome to DNH!
Tớ nghĩ cậu nên thay đổi câu hỏi. Tớ sẽ giải thích ở dưới đây nhé! :smiley:
Về câu hỏi này:

Ở đây, cậu nói cậu muốn biết về môi trường ở FPT có quá khắc nghiệt không.
Tớ muốn hỏi cậu, nếu FPT rất khắc nghiệt, cậu có vào không, dù cho việc cậu sẽ có nhiều cơ hội việc làm ở đây? :smiley: (đây là câu hỏi tu từ).
Tớ khuyên cậu nên đổi câu hỏi. Cậu thử liệt kê những thông tin cậu muốn biết về FPT xem, càng cụ thể càng tốt.

Về câu hỏi này:

Tớ nghĩ cậu có câu trả lời cho câu này luôn rồi chứ? :smiley:
Nhìn chung, cậu sẽ có quyền tự do chọn lựa công việc của mình, không có ai bố trí công việc cho cậu khi ra trường. Chúng ta không ở thời kỳ bao cấp nữa rồi, phải không? :smiley:
Đó là đặc quyền của cậu, cũng là vấn đề của cậu.

Về câu hỏi này:

Phần này tớ sẽ hướng dẫn cậu cách tính. Tớ (và tất cả mọi người) không thể nói cậu sẽ có phát sinh bao nhiêu, vì không biết cậu đã có gì, cũng như không rõ cậu có thói quen chi tiêu ra sao.

Trong 1 tháng, chi phí cơ bản của cậu sẽ là:

  • Tiền nhà trọ (cậu cứ trừ đi nếu như cậu đã có 12 biệt thự tại Đà Nẵng)
  • Tiền điện, nước (tùy theo nhà trọ, đơn giá tiền điện/nước là khác nhau. Cậu có thể ước lượng 1 tháng mùa hè/mùa đông cậu sử dụng khoảng bao nhiêu lượng điện/nước/mạng, rồi nhân với đơn giá)
  • Tiền ga (nếu cậu nấu ăn)
  • Tiền mạng (phụ thuộc vào nhà mạng. Cậu nên tham khảo đơn giá)
  • Tiền xăng/đỗ xe (tùy thuộc vào khoảng cách cậu đi mỗi ngày)
  • Tiền ăn (bao gồm thực phẩm, gia vị,… hoặc ăn hàng, tùy thuộc vào thói quen nấu ăn/ăn uống của cậu)
  • Các khoản linh tinh khác (tùy thuộc vào sở thích của cậu)

Các khoản trên sẽ được chia ra theo số người mà cậu ở cùng. Nếu cậu ở 1 mình, nó sẽ khá cao đó! :smiley:

Giờ, cậu có 2 cách:

  1. Top-down: Cậu có 1 ngân sách mỗi tháng bao nhiêu tiền cho tất cả công việc trên, và cậu phải tự cân đối.
  2. Bottom-up: Cậu tính toán từng mục nhỏ mà tớ đưa ra ở trên đây theo sở thích của cậu, rồi cộng lại.

Từ đó, cậu sẽ có tiền phát sinh dự tính phiên bản chính xác của riêng cậu.
Hope it helps!

Disclaim: tớ không học FPT.

3 Likes

Mình học DTU đây, thấy Thầy Cô thoải mái nhiệt tình nhá. Học phí cũng phải chăng vì bù lại cơ sở vật chất ổn áp ^^

1 Like

Em chào các anh chị ạ. Năm nay em dự định sẽ đăng ký nguyện vọng ngành công nghệ thông tin của trường kinh tế quốc dân. Mọi người cho em xin review cũng như lời khuyên học tập ạ
Liệu công nghệ thông tin là ngành học chỉ dành cho’những bộ óc thần thánh’ còn những người không mấy thông minh như em thì có nên theo đuổi không ạ?
Em nghe nói là con trai học công nghệ thường được ưu tiên hơn và nhiều cơ hội việc làm hơn có phải không ? Thậm chí còn có công ty không tuyển nữ ạ?

Nữ đi làm được nhiều ưu ái hơn :laughing: :laughing:
Có vị trí chỉ tuyển nam nhưng cũng có vị trí chỉ tuyển nữ mà không cần lý do :rofl: :rofl:

1 Like

Tớ không có nhiều thông tin về ngành công nghệ thông tin của kinh tế quốc dân, nên tớ tò mò chút, tại sao cậu lại đăng ký khoa đó của trường đó vậy? Sao cậu không cân nhắc Bách Khoa/Đại học CNTT/Học viện bưu chính/FPT vậy?
Với cả, cậu muốn bọn tớ đưa ra lời khuyên ôn thi Đại học, hay là lời khuyên trong khi học đại học? :smiley:

Cậu thần thánh hoá ngành IT quá rồi :smiley:
Tớ sẽ hỏi lại cậu câu này, liệu cậu có đủ tự tin học và làm việc cùng những người thông minh không? Những người đó biết nhiều hơn cậu, nhanh hơn cậu, suy nghĩ logic hơn cậu, bền bỉ hơn cậu, chăm chỉ hơn cậu, luôn chỉnh lại cậu những câu mà cậu lỡ nói sai giống như tớ đang làm ở đây.
Lý do cậu có câu hỏi đó, là do cậu không tự tin khi làm việc với những người thông minh hơn cậu thôi. Nếu cậu hào hứng với việc học tập, hào hứng với việc được ai đó thông minh hơn chỉ cho cậu, khiến cậu giỏi lên, cậu sẽ không bao giờ hỏi câu như vậy.

Tớ không nghĩ vậy đâu, ít nhất là ở Việt Nam và ở thời điểm này. Nhìn chung, cậu sẽ nhận được việc nếu cậu làm được nó, không liên quan tới giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn, bằng cấp, hoàn cảnh gia đình…
Có thể có 1 số công ty có chính sách riêng của họ, tuy nhiên, công ty kiểu đó không đại diện cho số đông được :smiley:

Hi vọng câu trả lời trên giúp cậu được phần nào.

3 Likes

Mình cảm ơn mọi người rất rất nhiều vì đã chia sẻ và tư vấn cho mình những lời khuyên cực kỳ bổ ích .
Mình định học công nghệ thông tin ở kinh tế quốc dân vì trường tuyển khối D01- khối mình học , mà các trường chuyên về CNTT chỉ tuyển khối A, A1 truyền thống thôi. Mình thấy kinh tế quốc dân là trường top nên nghĩ rằng khoa nào cũng tốt, không lẽ mình nghĩ sai rồi ?

1 Like

mọi người có thể tư vấn cho mình cách tiếp cận và học tập tốt công nghệ thông tin ở trường đại học được không ạ?

Hi there,

Cảm ơn cậu đã giải thích về lý do cậu chọn CNTT kinh tế quốc dân nhé!
Tớ hiểu rồi :smiley: Về lựa chọn đó, tớ khuyên cậu nên kết bạn với những người đã và đang học ở đó, tham khảo các course học của khoa đó cùng đánh giá của người đang học, để đánh giá xem nó có ích cho cậu khi ra trường không. Nếu nó ổn, tớ nghĩ không có lý do gì để cậu không theo khoa đó cả.
Về cách tiếp cận và học CNTT ở trường đại học, cái này sẽ tuỳ thuộc nhiều vào cậu. Mỗi người có thế mạnh và cách học riêng. Dưới đây là 1 vài general suggestion của tớ, mà tớ nghĩ sẽ tốt cho bất cứ ai:

  • Cậu nên tiếp cận CNTT bằng tiếng Anh càng sớm càng tốt. Cố gắng làm mọi thứ bằng tiếng Anh: Đặt tên biến, research vấn đề, đọc tài liệu, đọc sách… Ban đầu sẽ khó khăn, nhưng nếu cậu nên đối mặt với khó khăn đó càng sớm càng tốt.
  • Cậu nên tự tôi luyện sự tò mò và cách đặt câu hỏi. Sự tò mò sẽ giúp cậu tự mở rộng kiến thức của mình. Cách đặt câu hỏi sẽ giúp cậu tìm được câu trả lời.
    Đa số newbie trong ngành này nói riêng đều cực kỳ tệ trong việc đặt câu hỏi, đồng thời vô cùng thụ động trong việc đi tìm kiến thức. Nếu cậu đạt được mức trung bình của 2 việc đó, cậu đã có thể được coi là 1 kỹ sư tốt rồi.
    Cậu cũng nên có ý thức tự học cách diễn đạt. Cậu sẽ không thể hỏi nếu cậu không diễn đạt được tử tế, phải không? :smiley:
  • Cậu nên cân nhắc tập sử dụng linux càng sớm càng tốt. Cố gắng học cách sử dụng command line 1 cách hiệu quả để giải quyết các vấn đề của cậu.
    Từ đó cậu sẽ có nhiều kiến thức hơn khi phải làm bằng tay nhiều thứ.
  • Học thật cẩn thận các môn cơ bản của computer science. Data structure & algorithm, computer architechture, basic programming, compiler (tớ hi vọng cậu có môn này),… là các môn cậu nên có kiến thức tốt.
  • Cố gắng thực hành nhiều 1 cách thông minh. Qua mỗi lần thực hành, cậu nên cố gắng phân tích xem mình có sai sót gì, có thể làm nhanh mà chính xác được hơn không, rồi khắc phục & cải thiện.
    Tớ biết nhiều người không khá lên cho dù thực hành nhiều, vì họ thiếu đi bước tinh chỉnh đó.
  • Đi từng bước nhỏ. Cậu chắc chắn sẽ gặp những người mới vào trường mà biết nhiều hơn đa số sinh viên năm 3, điều đó có thể ảnh hưởng tới tinh thần của cậu, và khiến cậu chạy cố gắng đi quá nhanh. Nên cố gắng đi chắc từng bước một, chứ đừng bỏ sót để bắt kịp ai đó.

Đó là những lời khuyên cho newbie mà tớ mới nghĩ tới trong đầu, và tớ đã cố gắng cover nhiều thứ nhất có thể để cậu trở thành 1 kỹ sư/nhà khoa học tốt. Nếu mọi người có thêm lời khuyên nào nữa, bổ sung cho tớ với nhé!

Hi vọng lời khuyên này giúp cậu.

6 Likes

cảm ơn bạn, library :heart:

1 Like

Trả lời ý 2:

Hồi trước mình ko biết gì về cntt nên cũng lo lắng mình ko thông minh thì ko biết có theo được ko, nhưng cứ học đi rồi thì sẽ biết làm thôi.

Cho dễ bạn có thể nghĩ việc học cntt giống lên level từ cấp độ thấp lên cao:
Ở những tầng thấp, việc học của bạn chỉ gồm việc tiếp thu kiến thức thô từ sách vở/nhà trường hoặc được truyền thụ bằng các hình thức nào đó (vd cầm tay chỉ việc, bắt chước, copy cách làm of người khác, thực hành, etc…). Nếu có đủ thời gian và kiên trì thì bất cứ ai cũng có thể làm đc.

Ở tầng cao hơn, bạn tích lũy đủ kiến thức về ngành, có khả năng đánh giá tổng hòa bao gồm nhiều góc độ, nhìn ra được quy luật. Nhìn chung, nhận thức của bạn về một vấn đề nào đấy đã có sự đánh giá, chọn lọc và tối ưu. (Nó ko hẳn là kinh nghiệm bạn nhiều hơn, mà là tư duy bạn khác đi)

Quá trình chuyển hóa từ tầng thấp lên tầng cao diễn ra trong vô thức. Có điều này bởi bộ não con người có một quá trình data mining tự nhiên, không ngừng sàng lọc, cập nhật, thay thế dữ liệu và thay đổi thuật toán xử lý. Qua đó các lựa chọn tối ưu liên tục được cập nhật. Tất nhiên có tồn tại những người có tư chất bẩm sinh giúp họ học nhanh hơn những người khác. Nhưng nhìn từ góc độ này, bất cứ ai cũng có thể đạt đến đỉnh cao nếu như họ sống đủ lâu và không ngừng học tập trong một môi trường liên tục phát triển.

Từ đây rút ra:

  • việc học là một quá trình tiếp nối liên tục với mức độ phức tạp tăng dần. Nếu muốn phát triển xa thì không nên tự thấy hài lòng ở những level thấp.
  • Học và tương tác với những người ‘thông minh’ sẽ giúp bạn tiến bộ (bạn đang bỏ mình vào một môi trường phát triển liên tục)
  • Mỗi người sẽ có giới hạn khác nhau, nên đừng tự ti với ai cả
    :point_right:Mình cứ bình tĩnh học thôi, những người giỏi lại có người giỏi hơn
    Từ từ mà vá lỗi
6 Likes

công nghệ thông tin là ngành học phải tiếp cận với máy tính rất nhiều mà hiện tại mình cận cũng cỡ 7 độ rồi thì mình học CNTT có khả quan không?

Hm, nếu mọi người bảo không khả quan, cậu có từ bỏ ngành này không? :slight_smile:

Tớ thấy cậu, giống như những bạn học sinh lớp 12 bất an khác, có kha khá lý do để không học cntt. Liệu tớ có thể hỏi cậu, lý do cậu muốn học công nghệ thông tin là gì không? :smiley:

Nếu cậu muốn làm, cậu sẽ cố nghĩ ra cách làm. Nếu cậu không muốn, cậu sẽ cố nghĩ ra lý do để không làm.

4 Likes

Em đang phân vân giữa IT Anh và Nhật, ai có thể phân tích rõ điểm lợi hại giữa 2 mảng này giúp em được không ạ?

Khác biệt mỗi phần ngoại ngữ thôi bạn.Khuyên bạn nên chọn IT Nhật và tự học TA.Học tiếng Nhật lên tầm N3 (thậm chí N2 càng tốt) là bạn có thể qua Nhật làm kĩ sư rồi.Rồi trong quá trình học nếu bạn có thời gian rảnh thì học thêm TA lên tầm IELTS 6.0 (Hoặc Toeic trên 900).Có chuyên môn IT +combo tiếng Anh,Nhật thì chả bao giờ lo thiếu việc. :smiley:

2 Likes
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?