Tư vấn định hướng AI nghiêng về IOT

Chào mn.

Em là sinh viên năm ba hệ cao đẳng công nghệ thông tin của khoa học tự nhiên.
Em muốn xin tư vấn của mn về việc đi theo hướng AI mà nghiêng về IOT và điện tử, cảm biến (kiểu như robot ấy ạ vừa có AI và cảm biến điện tử). Mn có thể gợi ý chút cho em về lộ trình được không ?

Không biết mn có nghĩ rằng em bây giờ vẫn chưa biết lộ là trể, em cũng xin thuật luôn là em đã học về android một ít mức viết được app cộng trừ nhân chia. Nhưng giờ em nhận ra nó không dính dáng tới thứ em thích nhiều(IOT, Cảm biến, xử lý dữ liệu các tự nhiên).

Em sẳn sàng liên thông tiếp ạ. Và em cần xong cao đẳng này ra làm gì đó vừa làm vừa học liên thông buổi tối. mà em sợ giờ cày AI ra cao đẳng họ không nhận.

Em cảm ơn

3 Likes

Hi em @minh_Tu_Huynh_cao,

Anh cũng đã xem qua câu hỏi “Thắc mắc về việc làm android kết hợp với : IOT, embedded device, other smart devices” của em.

Anh biết là sinh viên CNTT ở KHTN thì không được học nhiều về hardware, hệ thống nhúng và IoT nên em sẽ gặp khó khăn ít nhiều trong việc định hướng lĩnh vực mình yêu thích. Có lẽ em được học nhiều về application development và AI, nhưng lại có niềm yêu thích tương tác với phần cứng. Nên em phải chăng đang tìm một hướng đi có thể dung hòa cả hai?

Một hệ thống nhúng được chia làm nhiều tầng, bắt đầu từ hardware, bootloader, OS, middleware cho đến application. Tùy và kiến thức và kinh nghiệm của một software engineer, họ có thể đảm nhận công việc từ tầng app cho đến bootloader. Với background hiện tại, em có thể làm việc ở tầng app hoặc middleware, viết phần mềm cho các thiết bị thông minh, tương tác phần cứng thông qua APIs từ hệ điều hành. Nhưng nếu em muốn đi xuống nữa, trực tiếp tương tác với phần cứng ở mức thanh ghi, thì em lại phải cần nhiều kiến thức về điện tử và OS, em sẽ viết driver và APIs để cung cấp cho applications ở trên. Nhưng con đường này sẽ khá khó khăn, vì càng đi xuống, độ khó và khối lượng kiến thức càng tăng. API để tương tác với hardware lớn hơn rất nhiều so với API của các app frameworks, tài liệu của một con chip nhỏ thôi cũng có thể dài mấy nghìn trang.

AI thì lại là một hướng riêng và nằm ở tầng application, phần “AI” trong các dự án IoT thì thường do một team chuyên biệt đảm nhận, gồm những kỹ sư tài năng mạnh về computer science. AI thì khá trừu tượng, kỹ sư AI họ không thể nào dành nhiều chất xám của mình cho các vấn đề về hardware vốn đã rất rắc rối theo một cách rất khác. Càng đi chuyên về AI, độ khó và mức độ cạnh tranh cũng càng tăng.

Em thích nhất cái gì thì mạnh dạng đi theo hướng đó. AI thì cần nhất là IQ, nếu IQ cao thì lương nghìn đô kể cả khi mới ra trường. Nếu em làm web hay app thì lương cũng khá ổn, nhưng sau 5-7 năm mà không lên được chức quản lý thì sẽ dần bị đào thải và thay thế bởi lớp trẻ. Nếu em chọn hệ nhúng thì cần nhất là kinh nghiệm, lương ban đầu có thể thấp hơn, thành quả đến muộn, nhưng kỹ sư nhúng thì gừng càng già càng cay, tuổi nghề dài hơn.

Em đang là sinh viên năm 3, là thời gian vàng để tập trung vào lĩnh vực mình thích, đảm bảo sau này không hối hận. Tuổi nghề IT nhìn chung ngắn, không có thời gian để chơi bời, phải liên tục tiến lên và không ngừng học hỏi. Hãy tìm một công việc dành cho Fresher và nổ lực hết mình, và tương lai sẽ rộng mở cho em.

2 Likes

Mình không biết tư vấn nhưng có cùng định hướng với bạn. Hi vọng có sau này có cơ hội làm việc với nhau :stuck_out_tongue:

83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?