Trả lời ý 2:
Hồi trước mình ko biết gì về cntt nên cũng lo lắng mình ko thông minh thì ko biết có theo được ko, nhưng cứ học đi rồi thì sẽ biết làm thôi.
Cho dễ bạn có thể nghĩ việc học cntt giống lên level từ cấp độ thấp lên cao:
Ở những tầng thấp, việc học của bạn chỉ gồm việc tiếp thu kiến thức thô từ sách vở/nhà trường hoặc được truyền thụ bằng các hình thức nào đó (vd cầm tay chỉ việc, bắt chước, copy cách làm of người khác, thực hành, etc…). Nếu có đủ thời gian và kiên trì thì bất cứ ai cũng có thể làm đc.
Ở tầng cao hơn, bạn tích lũy đủ kiến thức về ngành, có khả năng đánh giá tổng hòa bao gồm nhiều góc độ, nhìn ra được quy luật. Nhìn chung, nhận thức của bạn về một vấn đề nào đấy đã có sự đánh giá, chọn lọc và tối ưu. (Nó ko hẳn là kinh nghiệm bạn nhiều hơn, mà là tư duy bạn khác đi)
Quá trình chuyển hóa từ tầng thấp lên tầng cao diễn ra trong vô thức. Có điều này bởi bộ não con người có một quá trình data mining tự nhiên, không ngừng sàng lọc, cập nhật, thay thế dữ liệu và thay đổi thuật toán xử lý. Qua đó các lựa chọn tối ưu liên tục được cập nhật. Tất nhiên có tồn tại những người có tư chất bẩm sinh giúp họ học nhanh hơn những người khác. Nhưng nhìn từ góc độ này, bất cứ ai cũng có thể đạt đến đỉnh cao nếu như họ sống đủ lâu và không ngừng học tập trong một môi trường liên tục phát triển.
Từ đây rút ra:
- việc học là một quá trình tiếp nối liên tục với mức độ phức tạp tăng dần. Nếu muốn phát triển xa thì không nên tự thấy hài lòng ở những level thấp.
- Học và tương tác với những người ‘thông minh’ sẽ giúp bạn tiến bộ (bạn đang bỏ mình vào một môi trường phát triển liên tục)
- Mỗi người sẽ có giới hạn khác nhau, nên đừng tự ti với ai cả
Mình cứ bình tĩnh học thôi, những người giỏi lại có người giỏi hơn
Từ từ mà vá lỗi