Topic giúp đỡ hỏi đáp tư vấn máy tính, laptop học lập trình

Để tránh trùng lặp hoặc đào mộ những topic hỏi phần cứng xưa cũ nhưng rời rạc, mình xin lập topic này để tập trung những câu hỏi liên quan tới máy tính, phần cứng như:

  • Mua máy tính như thế nào để học lập trình Mobile, Game, Web, v.v
  • Với số tiền $$$ thì em nên chọn máy tính nào để phục vụ học tập.
  • Máy tính với cấu hình ABC có đủ nhu cầu học tập không.
  • Tư vấn laptop theo nhu cầu khác.
  • Macbook cũ 2012 có học lập trình được không?
  • V.v

Mọi người nếu có thắc mắc về phần cứng thì xin hãy vào topic này. Và mình cũng mong những bạn nào có kiến thức về phần cứng thì cũng xin đóng góp chút thời gian và công sức để giúp đỡ những bạn khác.

Một điều nữa là đây là một wiki post. Tức các bạn có Trust Level 3 sẽ được quyền chỉnh sửa topic này thoải mái. Để chỉnh sửa các bạn dùng 2 nút ở hình dưới:
image
Hoặc:
image

Thông tin cần khi đặt câu hỏi tư vấn chọn mua laptop

Mọi người đặt câu hỏi thì nhớ thêm 3 thông tin sau vào. Càng chi tiết càng tốt để mọi người giúp dễ hơn:

  • Số tiền bạn sử dụng để mua laptop.
  • Mục đích, nhu cầu sử dụng laptop (nên kể tên các phần mềm dự định sử dụng)
  • Ngành học.

Ví dụ :

  • Kinh phí : 25-30 triệu.
  • Nhu cầu : lập trình, design (cần chạy tốt Photoshop, illustrator, Visual Studio, Android Studio)
  • Ngành học : Khoa học máy tính.

Sau đây là kiến thức chung mà mình nghĩ sẽ hữu ích khi lựa chọn laptop:

CPU

  • Lập trình web, ứng dụng thông thường: Intel-U/G Series, AMD-U/M Series. Vì đây là những dòng có hiệu năng được tinh giảm để tăng thời lượng pin và tuổi thọ (do lượng nhiệt tỏa ra ít hơn) cũng như giảm giá thành. Nên nếu bạn không có quá nhiều nhu cầu về game, đồ họa nặng thì chọn những con chip dòng U/G của Intel hoặc U/M sẽ là lựa chọn phù hợp túi tiền, xài lâu dài mà vẫn không bị ảnh hưởng quá nhiều hiệu năng.
  • Lập trình Game, Đồ họa nhưng không quá nặng: Bạn có thể chọn dòng CPU chung với lập trình web ở trên và thêm một card đồ họa vào là đủ cân chỉnh sửa hình, vài game AAA rồi. Tuy nhiên nhớ chọn card đồ họa vừa sức với dòng CPU để tránh bị bottleneck giữa GPU và CPU. Mình thì không rành GPU nên nhờ mọi người giúp đỡ phần này.
  • Lập trình mobile, đòi hỏi giả lập nhiều: Bạn nên chọn CPU mạnh, nhiều core như Intel-H/HK/HQ Series, AMD H/HS Series. Vì giả lập không quá đòi hỏi GPU, nên các bạn có thể cân nhắc loại bỏ GPU để tiết kiệm thêm tiền.
  • Đồ họa nặng hoặc tác vụ nặng (Video Render, Training ML/AI): Khi này bạn cần kết hợp cả CPU lẫn GPU. CPU thì bạn có thể tham khảo phần lập trình Mobile. Còn GPU thì chờ người tư vấn…

RAM

  • Loại RAM: DDR3 đã cũ, không nên xài, hiện tại nên xài ram DDR4 trở lên.
  • Xử lý nhẹ (Lập trình cơ bản, project nhẹ, web đơn giản, màn hình nền đen chữ trắng aka CLI,…): Tối thiểu là 2GB RAM nhưng nên tránh mức này và chọn ít nhất là 4GB. Phù hợp với những bạn không có hầu bao cỡ khoảng 15 triệu trở lên mà vẫn thích mua máy mới, nhưng để có trải nghiệm mượt mà, phù hợp với nhu cầu sau này khi đi làm, làm project cỡ trung bình trở lên thì nên chọn 8GB RAM. Giá RAM giờ đã khả rẻ, không đắt như hồi xưa.
  • Xử lý thông thường (Web, ứng dụng thường, chạy vài cái máy ảo nhè nhẹ): Tối thiểu 8GB. Đây cũng là mức phổ biến nhất, phù hợp với nhiều nhu cầu nhất.
  • Xử lý tác vụ nặng như chạy giả lập nặng, nhiều, đồ họa,…: Tối thiếu 16GB.

Ổ cứng

  • Nếu bạn cần xử lý file nặng và nhanh: Chọn laptop có SSD với dung lượng cao. Các bạn nên chọn ổ 512GB nếu xài 1 ổ SSD. Còn không bạn có thể làm 1 ổ cài windows 128GB và ổ còn lại 256GB cho dữ liệu.
  • Nếu bạn chỉ cần mở hệ điều hành nhanh và mở các chương trình nhanh: ổ SSD (~128GB) cho Windows/Linux, HDD (~512TB) cho việc lưu trữ data.
  • Nếu bạn muốn tiết kiệm và chấp nhận hy sinh tốc độ: Chọn laptop chỉ có ổ HDD mà không cần SSD. Vì nhiều máy laptop có đi kèm ổ SSD dung lượng rất thấp (128GB) thì như vậy sẽ rất khó chịu trong việc lưu trữ.
  • Web, đồ họa nhẹ nhàng, game, tác vụ bình thường: SSD 128GB cho OS + 1TB HDD mình nghĩ là hợp lý.
  • Làm việc đồ họa, tác vụ nặng, cần thời gian xử lý cực nhanh: 1TB SSD hoặc 128GB SSD + 512 GB SSD.

Card đồ họa

  • Không nhu cầu gaming, đồ họa: Không xài card hoặc chỉ xài card onboard là đủ.
  • Có nhu cầu gaming, đồ họa: TBD
  • TBA

Tỉ lệ màn hình và độ phân giải

  • Nếu bạn muốn thuận tiện cho việc di chuyển: Nên chọn màn hình với 13-14". Tuy nhiên với màn hình nhỏ này thường không có độ phân giải Full HD (FHD, 1920x1080), mà thường chỉ là 1366x768 nên độ phân giải sẽ thường nhỏ hơn -> Code sẽ khó chịu hơn một chút vì bị giới hạn tầm nhìn,
  • Còn lại thì các bạn cứ chọn 15.6" thôi. Nhưng nhớ chọn các màn hình có độ phân giải cao như FHD để có thể trải nghiệm tốt hơn khi code.

Các loại cổng, ổ đĩa

  • Nên chọn laptop có USB 3.1 Gen 2 trở lên. Do cổng USB 3.1 Gen 1 (hay còn biết tới USB 3.0) đã cũ và bị nhiều lỗi. Cách phân biệt: https://www.dienmayxanh.com/kinh-nghiem-hay/usb-3-1-la-gi-1136414
  • Nên có thêm cổng VGA và HDMI port để dễ dàng thuyết trình hơn. Theo mình biết nhiều trường vẫn xài máy chiếu cũ nên sẽ cần cổng VGA. Còn không bạn xài adapter từ VGA sang HDMI cũng được. Nhưng nhớ ưu tiên có 1 cổng display port để thuận tiện xài máy chiếu.
  • Ổ đĩa nên bỏ để chừa chỗ gắn thêm ổ cứng, vì bây giờ cũng hiếm ai xài ổ đĩa nữa.

Lưu ý khi chọn laptop

  • Khi chọn laptop dù cũ hay mới, thì nên google dạo hoặc hỏi các group phần cứng về thông tin mainboard có dễ sữa chữa và nâng cấp hay không. Để có hư hoặc yếu thì cũng dễ thêm thắt linh kiện vô mà không phải mua máy mới.
  • Khi chọn laptop cũ, với các laptop Windows/Linux thì nên chọn dòng đời mới nhất đi xuống dần trong khoảng 3-5 năm. Như năm nay 2020, thì chọn các laptop đời 2019 trước, nếu không tìm được thì 2018, … tới 2015 thì nên dừng. Vì những máy quá 5 năm thường phần cứng sẽ bị lỗi thời, khó kiếm linh kiện sữa chữa khi hỏng hóc.
  • Tìm trên mạng cách loại benchmark để kiểm tra laptop cũ. Như Crystal Disk Info để xem + benchmark ổ cứng.
  • Nhớ luôn chọn mua laptop thấp hơn tiền dự kiến cỡ 1-2tr để có gì upgrade cho dễ. Như thêm RAM, thêm dung lượng ổ cứng, v.v.
  • ĐỪNG mua laptop chơi game phục vụ cho việc học tập. Cái này do cá nhân của mình thấy nhiều bạn bè mình mua laptop chơi game. Mà laptop này tối ưu cho việc chơi game thôi, nên dẫn tới bị nhiều lỗi vặt về driver hoặc phần mềm cho lập trình rất khó chịu. Ngoài ra cài Linux đồ cũng khó do phần cứng chủ yếu tối ưu cho Windows. Laptop chơi game rất đắt tiền nên nếu không có nhu cầu chơi game quá nhiều, mình nghĩ đừng nên mua laptop chơi game để phục vụ học tập!

Một số laptop tham khảo

  • Macbook hoặc Macbook Pro (2015 trở lên): Toàn diện từ mobile tới web, đồ họa nhưng không chơi game được.
  • Macbook hoặc Macbook Pro 2012 -> 2014: Đủ để phục vụ cho tác vụ đơn giản + học lập trình web.
  • Lenovo Thinkpad T480s/T480: Rất tốt cho lập trình web/app và Linux user.
  • Nhờ mọi người thêm giúp mình vào đây

Một số lưu ý khác (by kisuluoibieng). Những tư vấn sau đây dành cho laptop mới tạo thời điểm 2022

  • Vì sao lại là laptop mới? Vì sao mình không nói về laptop 2nd? Vì hiện tại, mặt bằng về sức mạnh của laptop đã được nâng cao rất nhiều, và càng ngày càng được cải tiến, nên nếu không có nhu cầu gì đặc biệt (nếu có thì người mua đã tự hiểu mình cần gì hoặc cũng tự hiểu mình cần gì) thì giá cả laptop mới đáp ứng được nhu cầu cũng không quá đắt đỏ

  • Mua laptop mới 100% ở đâu? Đối với mua mới brand new 100%, thì mua ở đâu cũng được, miễn là hàng được phân phối và bảo hành chính hãng bởi trung tâm bảo hành của hãng ở Việt Nam. Chỗ nào rẻ thì mua

  • Khả năng nâng cấp? Đối với laptop, hầu như chỉ có thể nâng cấp được RAM (không chắc) và ổ cứng, nên việc chọn CPU (hoặc có thể là màn hình HD/full HD/…) là rất quan trọng.
    CPU nên ưu tiên i5 8th hoặc ryzen 5 4xxx trở lên nếu có điều kiện, không thì cũng cố gắng tìm cpu 4 nhân trở lên. Ở thời điểm hiện tại, laptop có cpu 4 nhât (i5 8th trở lên) đã có giá khá mềm
    Đỏi với các laptop có ram được hàn vào main, không có khả năng nâng cấp thì nên chọn loại có 8gb hoặc 16gb tùy vào nhu cầu. Với nhu cầu học lập trình và có thẻe thoải mái thì khuyến khíc hcojn 16gb ram (hoặc laptop có khả năng nậng thành 16gb ram)

  • Chọn màn hình như thế nào? Với màn hình thì khuyến khích chọn full HD. tiêu chuẩn màn hình full HD cũng không phải là gì đó đắt đó nữa, đã phổ biến và chiếm đa số ở các laptop trên thị trường hiện nay.
    Có thể nói, full HD là phổ thông hiện nay

  • Chọn ổ cứng như thê nào? Hiện tại, hầu như laptop mới ra mắt đều sử dụng ssd 256 trở lên nên đây cũng không phải là vấn đề lớn. chọn theo nhu cầu.
    Nếu họn các máy tính dùng hdd, thì có thẻe nâng cấp lên ssd theo nhu cầu, khuyến khích 256+
    Giá SSD tại thời điểm cuối năm 2022: 600k/240GB, 1tr/480GB. Giá này là dựa trên giá của thương hiệu nổi tiếng và chất lượng tốt, tất nhiên có những model giá cao hơn và tốt hơn, cái này cũng tùy nhu cầu

  • Chọn ram như nào? Hiện tại, để có một trả nghiệm tốt, khuyến khích các bạn sử dụng máy tính có ram ít nhất là 8GB. Đây có lễ là tiêu chuẩn ở thời điểm 2022 này, vì windows 11 chạy trên 4gb ram cho trải nghiệm không được tốt
    Khuyến khích: chi phí hẹp -> chon 8GB (1 thanh) sau này mua thêm 1 thành 8GB nữa thành 16gb, hoặc mua thẳng loại có sẵn 16gb luôn
    Giá thị trường cho 1 thanh ram ddr4: 480k/650k/1200k cho 4GB/8GB/16GB (giá thông thường, phổ biến, thương hiệu nổi tiếng)
    Ram thường ít hư trong quá trình sử dụng, nên có thể cân nhắc mua ram cũ (nếu tin tưởng bên bán)

  • Cổng kết nối? Cố gắng chọn những laptop có những cổng kết nối hiện đại, như type C with DP, cổng VGA là không cần thiết (nhiều bạn vẫn đòi phải có để thuyết trình, nhưng các bạn có thể cân nhắc dùng adapter để có nhiều sự lựa chọn hơn)
    .Trên thực tế, các laptop ra mắt gần đây hầu như cũng loại dần cổng VGA

  • Bàn phím số? Mình thấy nhiều bạn đòi có bàn phím số, việc này thì tùy các bạn, cá nhân mình thì dev hầu như không dùng bàn phím số. Thậm chí khó chịu khi sử dụng máy có bàn phím số, vì nhiều phím home/end/page up/page down bị tích hợp vào đó, và hay bị nhầm lúc có/không numlock.
    Tóm lại là tùy nhu cầu, quen cái nào thì cứ xài theo ý mình

  • Một số tính năng ít dùng đến của laptop các bạn nên cân nhắc khi lựa chọn : màn hình cảm ứng, màn hình xoay 360

  • Tránh những câu hỏi ngáo kiểu “học ngành X thì mua máy nào được”, “X triệu mua máy nào ổn”. Những câu hỏi kiểu này chẳng thể nào trả lời được, vì cấu hình máy tính được build theo nhu cầu và mục đích sử dụng cụ thể của các bạn, thông tin về ngành học thì quá rộng và không chi tiết, còn chỉ thông tin budget luôn không đủ để đưa ra lời tư vấn chính xác.

  • Cầu hình để có trải nghiệm tốt ở thời điểm 2022:
    CPU: i5 8th trở lên (4 cores 8 threads)
    RAM: 8GB trở lên (khuyến khích 16GB để trải nghiệm tốt hơn)
    SSD: 256GB (khuyến khích dùng NVMe)

Link hay tham khảo thêm

22 Likes

anh chị cho em hỏi, học httt thì nên sử dụng máy tính nào là ổn ạ, em cảm ơn !

2 Likes

Bình luận đầu tiên. Mình ủng hộ cho cái topic này, hiện tại trên DNH có khá nhiều topic tư vấn máy tính học lập trình và nhiều cái trong số đó có nội dung trùng với các topic đã có câu trả lời, dẫn đến việc thể loại này hơi loãng. Một vài bạn mới tới DNH cứ bình luận về vấn đề này tại các topic không mấy liên quan dẫn đến tình trạng Off-topic.

5 Likes

macbook pro 16" i9 giá ~ 60 củ thì bao ổn

6 Likes

Cách tiết kiệm chi phí tối đa khi mua laptop dành cho sinh viên :

  • Có 20 triệu nên mua laptop 16-17 triệu, phần còn lại để nâng cấp linh kiện (SDD & RAM)
  • Các cửa hàng lớn như TGDD, FPTShop, Phong Vũ, Nguyễn Kim, … giá thường cao hơn các shop nhỏ nhưng đến đợt sale off thì giá rẻ hơn rất nhiều.
  • Một số cửa hàng có dịch vụ thu mua lại ổ HDD và bán lại dưới dạng hàng tháo máy, thường laptop mới mua sẽ có ổ HDD 500GB hoặc 1T, nếu không có nhu cầu có thể pass lại vì ổ HDD dùng lâu bị mất giá.
  • Những máy chạy hệ điều hành Dos, Non-OS giá sẽ rẻ hơn vì không có hệ điều hành. Đối với dân IT thì việc cài win, linux không quá khó.
  • Một số cửa hàng có chiến lược “bán bia kèm lạc” là mua kèm bộ office, phần mềm diệt virus, … bạn nên cân nhắc.
  • Trong phân khúc giá rẻ từ 13-20 triệu đứng đầu là thương hiệu
    Asus < acer < Lenovo < dell

TIP

  • Dân IT thường không hứng thú với các tính năng : màn hình gập 360, viền benzen siêu mỏng, camera lật, màn hình cảm ứng, cảm biến vân tay, …
  • Khác với oto, xe máy, nhà đất giá laptop, điện thoại giảm từng ngày và giảm mạnh khi có model mới ra mắt.
  • laptop không nhất thiết phải lắp SSD NVMe, SSD sata 3 là đủ.
  • Đừng quá quan trọng CPU intel thuộc dòng U, H, hay Q, M, … vì mặc dù dòng U là loại CPU tiết kiệm điện nhưng hiện nay dòng U gen 10, tương lại gen 11, 12, … hiệu năng vẫn đủ để đáp ứng nhu cầu học tập.
  • Laptop CPU AMD giá nhỉnh hơn chút so với laptop CPU intel trong cùng phân khúc.
    P/S:
  • pin laptop đối với dân IT cũng không quan trọng lắm, đa phần lap đều bị chay pin hoặc cắm sạc 24/7 :joy:
  • Tương lai chúng ta sẽ không còn đau đầu việc nâng cấp laptop nữa vì sẽ toàn những mẫu mainboard liền, vỏ nhôm nguyên khối không bắt ốc vít như Microsoft surface book :joy:
  • Các nhận định của cộng đồng mạng như : Lenovo có bàn phím bấm sướng nhất, trackpad Macbook phê nhất, vỏ dell cứng nhất, bền nhất, asus nhẹ nhất, … KHÔNG CÒN ĐÚNG đối với các model hiện nay.
  • Nếu là dân chơi eGPU, hackintosh, … thì chắc chắn không xem topic này :joy:

FAQ
Mua hãng nào bền hơn ?
==> Hãng nào cũng có sản phẩm lỗi vì vậy mới có chế độ bảo hành, Có người mới mua macbook 1 năm vác đi bảo hành 3,4 lần. Có người mua máy cũ dùng chục năm chưa hỏng. “Của bền tại người”.

Nâng cấp RAM, SSD sau khi mua máy có mất bảo hành không ?
==> tự ý tháo máy mới mất bảo hành ( Một số hãng dán 2 tem bảo hành, 1 vào viền màn hình, 1 vào thân máy. Nếu bạn làm rách tem màn hình thì xem như mất bảo hành cả máy và ngược lại) Các cửa hàng nhỏ thường hỗ trợ nâng cấp RAM, SSD miễn phí và đóng lại tem của của cửa hàng, vẫn được bảo hành chính hãng bình thường. TGDD, FPT, … không hỗ trợ nâng cấp bạn phải tự mang máy ra hãng nếu còn trong thời hạn bảo hành.

Có nên mua laptop của xiaomi, huawei, … không ?
==> Đối với dân IT thì không nên.

Có nên mua laptop trên lazada, shopee, tiki, sendo, adayroi, … không ?
==> Sản phẩm vẫn vậy chỉ khác dịch vụ bán, hình thức bán hàng. Nhớ chọn nhà cung cấp uy tín VD : tiki trading, hanoicomputer, anphat, … Nếu có voucher thì càng tốt.

16 Likes

huhu bài hay như này mà ít tt quá :frowning:

2 Likes

Em chào anh chị , e có khoảng 14 triệu. Muốn mua 1 chiếc máy laptop để làm tất cả các thể loại lập trình tốt nhất trong tầm giá ạ , mn tư vấn giúp em với ạ . em định mua dell m4800

1 Like

Em xin chào mọi người
Em hiện là tân sinh viên của uit, em thắc mắc là hiện năm nhất có cần sài dùng tới laptop chưa và nếu cần thì cho em xin tư vấn về các mẫu laptop phù hợp với ngành này, cụ thể hơn là em sau này học theo chuyên ngành nhúng
mong các anh chị tư vấn cho em

với lại em hỏi thêm lun là có cần mua ở năm nhất đại học không ạ?

1 Like

mua sớm bạn sẽ có phương tiện tốt hơn để tự học.
theo cá nhân mình: nên mua máy chạy tốt linux (cài ubuntu vào nhận hết phần cứng là được), mình dùng thinkpad thấy ổn.
Ngoài ra nên có nhiều cổng usb A, có cổng ethernet, gọn nhẹ, màn hình ips sáng chút để làm việc nhóm.
Máy cấu hình mạnh cũng được nhưng nó sẽ cồng kềnh hoặc mỏng nhẹ nhưng thiếu cổng. Theo mình 1 con máy 14inch 1.5 cân giá rẻ là ổn rồi, card rời cũng không cần thiết lắm.

9 Likes

Embedded thì code c/c++ là chính nên vote macbook pro nha bạn, Xcode là 1 trong những IDE code C/C++ the best cho người chỉ cần mở lên là run ko cần config gì. Ko tin có thể hỏi @Nhím và @hungaya

7 Likes

Em cần tìm laptop để học lập trình Android loanh quanh 20 triệu.
Em đang nhắm con Legion 5 nhưng thấy mọi người bảo nó hơi nặng nên không tiện mang đi học. Vậy mọi người cho em hỏi là trong phân khúc này có còn nào khác nhẹ hơn 1 xíu mà vẫn đáp ứng được nhu cầu trên không ạ? Em cảm ơn ạ <3

1 Like

ssd ~500gb
cpu ryzen >= 4500U hoặc chip intel i5 trở lên
ram >= 8gb
ko có card rời
< 2 ký
~$800

tìm theo tiêu chí này là được :V :V

$680 https://www.amazon.com/Acer-Octa-Core-Graphics-Fingerprint-SF314-42-R9YN/dp/B086KKKT15/

  • AMD Ryzen 7 4700U Octa-Core Mobile Processor (Up to 4.1 GHz) with Radeon Graphics | 8GB LPDDR4 Memory | 512GB PCIe NVMe SSD
  • 14" Full HD Widescreen IPS LED-backlit display (1920 x 1080 resolution; 16:9 aspect ratio)
  • Intel wireless Wi-Fi 6 AX200 802.11ax | HD webcam (1280 x 720) | Backlit keyboard | Fingerprint reader
  • 1 - USB Type-C port USB 3. 2 Gen 2 (up to 10 Gbps) DisplayPort over USB Type-C & USB Charging, 1- USB 3. 2 Gen 1 port (featuring power-off charging), 1 - USB 2. 0 port & 1 - HDMI port
  • Just 0.63" thin and 2.65 pounds and up to 11.5 hours of battery life
5 Likes

Tư vấn build pc tầm 10 triệu (original topic here):

Em đang cần may gấp để coding games , có nên mua hàng cũ, vẫn đang trong quá trình học
nên chắc cũng chả cần cấu hình khủng lắm chi, nhưng cần phải chạy được CUDA, OpenCL, DriectX, C++
Thực ra em đang làm shader coding, gpu coding. Chạy trên con laptop 4gb ram, thấy hơi lag.
Về game engine thì mình dùng Godot nên cũng chả phải lo, siêu nhẹ, siêu mượt.
Cảm ơn

3 Likes

bạn có thể tham khảo cấu hình này. thay màn hình = card 1060 cũ là xêm giá r

4 Likes

Em cần mua một chiếc laptop để học lập trình (và sử dụng tầm 5-6 năm) khoảng giá dưới 20 triệu. Em học về C# và lập trình Desktop. Không có nhu cầu game, ưu tiên mỏng nhẹ, khỏe, (hàng likenew mà đáp ứng thì cũng chấp nhận).
Em đang phân vân giữa

  • HP Envy 15 X360 2020 Ryzen 5 4600u 8G 256G
  • HP Envy X360 15 i7-8550u/12g/256g
  • Dell XPS 9360 I7 8550U/RAM 8GB/SSD 256

Em cũng định lấn sang một chút về mảng mobile thì nên nâng cấp thêm RAM phải không?
Em muốn a/c tư vấn giúp em nên chọn máy nào ạ, hoặc biết thêm về các dòng máy có thể áp ứng được nhu cầu thì giới thiệu cho em ạ. Cảm ơn

1 Like

Mình đang dùng i7-8550U, mặc dù i7 gen 8 nhưng chip U vẫn yếu. Tầm giá 20 triệu nên mua asus gaming ( chip H, mỏng nhẹ, rẻ hơn các máy gaming khác)

2 Likes

nếu là mình thì sẽ chọn macbook air =))

1 Like

Còn cần ko mình cũng đang muốn đẩy nguyên dàn + monitor luôn giá 10tr.

1 Like

+1 ryzen

3 Likes

bác cho em xin cấu hình và tên link kiện ạ !

1 Like
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?