Nỗi lòng cá nhân, cần giúp xác định bản thân và cách kiểm soát sự việc

Ủa vậy bạn không xài GitHub hả?


Mình đã lục trên trang của trường bạn, đây là kế hoạch giảng dạy ngành KTPM (CLC) từ khoá 2017 trở về sau. Mặc dù chương trình đào tạo ĐH của bạn là chương trình mới từ 2019 nhưng nói chung bản kế hoạch này vẫn còn có giá trị.

https://oep.uit.edu.vn/vi/ke-hoach-giang-day-chat-luong-cao-nganh-ky-thuat-phan-mem

Môn Nhập môn phát triển Game hay Nhập môn ứng dụng di động cũng cần bạn phải có một kiến thức nhất định về lập trình. Mình đọc mục lục Giáo trình phát triển phần mềm mã nguồn mở (2016) thấy cũng cần có kiến thức về môn Hệ quản trị cơ sở dữ liệu và lập trình (nên biết xài Git) rồi mới nên đọc (có thể bỏ phần 2 thiên về PHP đằng sau). Nhìn lại thời khoá biểu của bạn lại thấy có khoảng cách…

2 Likes

Danh mục môn học | Cổng thông tin đào tạo (uit.edu.vn)
Anh tìm trang này có các môn học tiên quyết gì trước đó lun á. Và hình như trường không có dạy git, kiểu đó là sinh viên tự mò, có mấy môn chưa dạy git nhưng mà nhiều người đã xài rồi ấy ạ. Và phát triển mã nguồn cũng không yêu cầu tiên quyết gì hết á (nếu có là có thông báo hủy học phần rồi ạ). Mà nếu anh cần thì link git của em đây ạ, chưa làm đồ án chung nên chưa có gì đâu ạ.
TueMemeLord123 (github.com)
Còn mấy này là bài LTTQ, khác đồ án cuối kì nha anh.
https://drive.google.com/drive/folders/1nOyuWl4VFoZ5J_f41qC8paUkQMtz-eC_?usp=sharing

Kể cả làm bài tập cá nhân bạn cũng nên dùng git.

GitHub cá nhân cũng chính là hồ sơ cá nhân của bạn, bạn chăm chút cho GitHub của bạn cũng chính là làm đẹp bộ mặt của bạn. Trên GitHub code thì ít mà lại có những nội dung không nghiêm túc, email, linkedin cũng không nghiêm túc, thử hỏi thái độ học tập như thế này, đi học thì thầy mở nick GitHub của bạn ra chấm bài, đi làm thì nhà tuyển dụng soi nick GitHub xem bạn đã contribute được gì, bạn tính như thế nào đây?

2 Likes

dạ lỗi em chủ quan git mình không ai vào nên lố lăng quá mức, để em sửa. Trước giờ tạo git để đó thôi chứ mới bắt đầu kì em mới bắt đầu thực sự xài.

em rối lắm mới hỏi ạ, mà là còn vì là giờ vô team rồi em muốn có trách nhiệm với team, không làm ảnh hưởng, kéo ai xuống mới tìm cách ấy ạ.

Anh có vài lời khuyên cho em sau khi đọc qua hết những lời của em
1/ Thước đo năng lực tốt nhất của em là các quyển sách tiếng Anh. Em nói em có lợi thế tiếng Anh tốt nhưng anh lại ko thấy đề cập đến việc em học bằng sách tiếng Anh.
2/ Team leader hay team member thì đầu mỗi đồ án đều phải họp nhóm cho kỹ, phân chia công việc cho tốt rồi mới bắt tay vào làm. Nếu năng lực của một ai đó chưa được tốt thì trưởng nhóm hay ai đó thành thạo công việc hơn có thể chỉ bảo để người đó hoàn thành tốt công việc. Đó mới là ý nghĩa thật sự của team. Và sự khác biệt của team leader nằm ở việc có thể liên kết mọi người thành 1 team. Còn nếu có 1 team member nào có ý lười nhác, ko muốn làm thì em phải báo ngay với giáo viên phụ trách. Tránh trường hợp đến cuối rồi mới có người nói ko làm thì ko tốt cho team.
PS: github và địa chỉ mail của em nên lấy tên thật, email thật (để sau này em đi làm) thì tốt hơn. Tránh mấy cái meme hay lord vì nó chỉ cho thấy em chưa chín chắn

6 Likes

Em cần phải làm sao để không thúc ép quá mức cũng như phối hợp nhau nhịp nhàng, không để người này người kia ảnh hưởng gì đến nhau ấy ạ. Tính em thì không quan tâm bản thân lắm nhưng lại lo cho người khác thì nhiều hơn nên mới cần hỏi ấy ạ. Git với mail em tính đi làm thì làm cái mới, chứ cái này thì đương nhiên ai dám mà bỏ vào CV xin việc chứ anh, nhưng mà em hiểu ý mà, có gì để em đổi.

Em đọc mấy cái docs cũng ổn không thấy vấn đề gì, chỗ nào từ mới thì xài gg, mấy môn giảng bằng tiếng Anh thì em nghe rõ, trả lời được, ý anh là đề cập như thế? Mà thước đo ở đây em nói là nhiều khả năng khác nữa chứ không riêng gì Anh (lập trình, teamwork, toán,…) và em chỉ muốn biết khả năng phải làm đến thế nào mới không làm ảnh hưởng team thôi ạ.

1 Like

Cám ơn các bạn đã tin tưởng mình, mình sẽ cố gắng hết sức.
Tuy nhiên, trình độ mình có hạn, nên nếu mình có đưa ra quyết định, phán đoán nào sai lầm, mong mọi người hãy thẳng thắng góp ý và gợi ý cho mình cải thiện.
Mình xin cảm ơn rất nhiều.


Giao vị trí Leader cho em, không phải là em sẽ làm hết, hay toàn quyền quyết định, mà là trao cho em cơ hội để thực tập trải nghiệm.
Cứ thoải mái làm việc với một tinh thần cởi mở.
Nếu thật sự có “tay to” trong team, họ sẽ chỉ dẫn cho em khi có điều gì không ổn.
Nếu không ai chỉ dẫn cho em khi em sai lầm, dẫn đến thất bại, thì trong team này chẳng có ai là “tay to” cả.

3 Likes

Thì tính em lo bao đồng trong khi bản thân không để tâm gì mà. Mà chủ yếu có thể là em không muốn để ấn tượng xấu với mọi người rồi gây khó khăn trong team ấy ạ. Nói thật thì làm 1 mình khổ thật nhưng có gì xảy ra thì chỉ 1 mình chịu, nay vô team rồi thì em muốn có trách nhiệm hơn tí ấy ạ.

1 Like

Đừng hỏi ở đây mà hãy cảm nhận tình trạng và tham khảo ý kiến các thành viên trong team đi.
Quan trọng là sự đồng lòng.
Lý thuyết ít thôi.

4 Likes

Này thì em cũng có suy nghĩ nhiều rồi nhưng không phải vô duyên vô cớ mà thờ. Quan điểm em là nếu có sai thì là mình sai do nỗ lực chưa đủ hoặc nỗ lực không đúng cách, chứ nếu mọi người làm được mà mình không được thì chẳng phải là do bản thân sao? Em quan điểm thế đấy a. Quan điểm này có thể sai thì em cũng vui vẻ sửa thôi.

1 Like

Sau khi đọc hết từ trên xuống dưới thì có thể tóm tắt như sau:

  • Bạn có năng lực nhưng tự ti. Không có cái gọi là ăn hên trong kì thi ĐGNL, trừ khi bạn biết trước đề hoặc có các hành vi gian lận. Kỹ năng làm bài thi là một trong những kỹ năng quan trọng của việc học. Không có thử gọi là “học tài thi phận”. Thi điểm thấp là do năng lực thấp, thi đậu nghĩa là có năng lực.
  • Bạn học tới năm 2 nhưng rớt mỗi môn chính trị thì trình độ bạn cũng tốt rồi. Bạn không rớt môn chuyên ngành nghĩa là bạn đáp ứng được chỉ tiêu chất lượng đào tạo của trường. Chương trình đào tạo được thiết kế cho học sinh đại trà, mà bạn là người đại diện tiêu biểu. Mặc kệ các “quái vật” đi. Rất nhiều sinh viên đã học lập trình từ hồi cấp 2, thậm chí cấp 1. Thay vì so đo thì hãy tìm cơ hội học hỏi từ họ. Thay vì ngại ngùng thì hãy hỏi họ về thứ mình chưa biết.

Về các câu hỏi:

Dẹp bỏ cái tôi đi, và nghĩ nhiều đến từ “chúng ta”. Khi bạn tự thấy mình không có năng lực của “quái vật” thì đừng dại dột mà sống một mình. Ngành IT sẽ không có chỗ cho bạn nếu bạn không phải là “quái vật” HOẶC bạn không sống tập thể. Một lần nữa, chìa khóa của giao tiếp là “chúng ta”. Khi bạn đặt mục tiêu hoàn thành đồ án lên cao nhất thì đó sẽ là cầu nối giữa các thành viên.

Với trình độ sinh viên hiện tại, bạn không cần thiết phải đánh giá năng lực người khác để phân công công việc. Giả sử nhóm có 4 người, việc của bạn là chia việc thành 7 phần, 3 người còn lại làm 6 phần, bạn làm 1 phần. Phần quản lý, liên kết nhóm tính là 1 phần. Ai không đồng ý thì người đó đi mà làm nhóm trưởng :smiling_imp: Cứ mạnh dạn chia việc theo đầu người, không cần chia theo năng lực.
Tố chất quan trọng nhất của trưởng nhóm là quyết đoán. Bình thường thì lấy biểu quyết, nếu có tranh chấp thì phủ quyết.

Tiếp tục sống. Mọi thứ sẽ tự nhiên dễ dàng từ năm 3 trở đi. Tin tôi đi vì tôi đã sống lâu hơn bạn.

10 Likes

Nói thật, cái tôi của em không đáng bao nhiêu đâu, chỉ là em muốn nỗ lực vì team mà không biết bao nhiêu mới là đủ, bao nhiêu phù hợp thôi ạ.

Thôi dài quá để em rút gọn lại. Em, tay nhỏ, làm việc với các tay to, thậm chí là phải lead, thì nên làm như thế nào phù hợp ạ.

Làm việc nhóm tốt nhất là nên nói thẳng, nói thật ngay từ đầu, tránh khách sáo, sợ bạn buồn, sợ mất mặt. Không tự ái khi bị chê.
" Bạn à, còn 2 tháng nữa deadline môn lập trình web mà hiện tại tôi không biết 1 chữ JS, căn lề CSS cũng bị méo luôn, tôi thấy bạn X học giỏi JS còn biết cả node, react, vue bạn có thể dành ra vài buổi để train js được không, bạn Y đang học thêm design à, bạn có thể dạy tôi cách làm animation CSS được không?" Nếu bị từ chối thì tự out ra tìm team vừa sức.

4 Likes

ngoài những lời khuyên phía trên của mọi người, mình thấy còn 1 vấn đề cần giải quyết đó là làm sao để bạn không còn cảm giác bị cô lập nữa. hẳn bạn cũng đã nhận ra là có bạn đồng hành thì vẫn tốt hơn là 1 mình đúng không :smiley:
theo mình thì bạn nên chủ động làm quen kết bạn với 1 (vài) người bạn, bạn không cần phải quá để ý đến

cá nhân mình cũng có 1 nhóm bạn thân từ hồi học đại học, và rồi khi đi làm cũng có thêm được vài người bạn khá thân khác nữa, bọn mình không phải ai cũng giống ai, trình độ nếu so sánh học lực thì có người điểm cao người điểm thấp, còn ngoài học lực ra chắc chắn ai cũng sẽ có điểm gì đó nổi bật thôi, hay nếu so về gia cảnh thì người có điều kiện người không.
quan trọng là sau khi tiếp xúc, nói chuyện, giao lưu với nhau 1 tgian, nếu hợp nhau thì các bạn sẽ tiếp tục duy trì được mối quan hệ đó.
việc tạo mối quan hệ ở trường lớp này ngoài cơ hội có thêm những người bạn thân thì sau này khi ra trường sẽ có thể có thêm những cơ hội về công việc nữa.

6 Likes

Đọc hết topic thì khuyên ông chủ topic: chơi nhiều hơn. Ông không tổ chức cho team chơi thì team ông gắn bó được cái con khỉ gì? Hãy rủ nhau đi đá bóng, hát Karaoke, đánh bi-a, làm ván game ngoài tiệm game hoặc bất cứ trò gì như đập bong bóng, vác mã tấu chém nhau với xã hội đen (ngày xưa mình chơi trò này, cầm đầu team luôn, dù nặng có 42kg) mà team có thể chơi với nhau được.

Sau mỗi lần chơi team trở nên gắn bó hơn, lộ ra được ai thích hợp vị trí nào ngay. Đừng nghĩ chơi là tốn tiền, nhiều trò chẳng tốn mấy tiền cả, cái tốn thực sự là… mồ hôi. Còn nếu lý luận học hành căng thẳng quá, deadline nặng quá,… không có thời gian chơi với nhau => học có ý nghĩa gì nữa khi (nếu phân tích kỹ) đời người chỉ là một game. Được chơi game hay bị chơi game? Bạn đang bị chơi game thì phải :smiley:

Xem team làm việc như thế nào đây: https://www.youtube.com/watch?v=goT2Fw5ulvg

Tiếng Anh ông tự nhận khá? Thử kéo team lên khu bờ hồ/ phố Tây/ Tạ Hiện mà tán gái, cứ nhè mấy em tóc vàng mà tán, cực kỳ thú vị nhé. Mấy ngày này gặp mấy em Ucraina đang có tâm tư vì quê hương chiến tranh, xà vào nói chuyện có khi vài tuần bỗng nhiên có 1 em bạn gái mắt xanh mũi lõ, đi với (những) cô này sẽ làm mấy ông “tay to” nhìn lại ông “tay nhỏ” xem sao. Tiếng Anh khá thật hay tự nhận sẽ thể hiện ngay và luôn. Ngày xưa tui mò ra phố Tây ở Sài Gòn, gặp một thằng cao dong dỏng, tóc tai bù xù, xăm trổ vằn vện ngồi với cục sắt trong tay, lấy hết can đảm tới làm quen. Hello hắn xong, hết biết nói gì tiếp theo, nên chỉ vào cục sắt hỏi What’s this? Rồi lại hết biết nói gì tiếp, bao nhiêu chữ tiếng Anh bay biến đàng nào, miệng cứng đơ, đành huơ tay múa chân, cho đến vài tuần sau đó mới nói được… 3 câu.

Nói dài dòng, túm lại từ khóa cho ông: BREAKTHROUGH THINKING

10 Likes

t học kì 1 kì 2 triết học tiếng Anh toán các kiểu xong kỳ tiếp học lập trình C còn trượt đây, lúc đấy định bỏ đi học ngành khác rồi đấy, kỳ tiếp theo CTDL GT cũng tạch nốt :v, sau nghĩ lại hè học lại C ko thì các môn tiếp theo cũng tạch hết. Chứ b học qua môn và làm bài tập lớn 1 mình được thì lo gì :))), sau này đi làm nhiều rồi quen thôi.

5 Likes

Giống a ngày xưa. Nhưng ngày xưa a sống lạc lõng giữa thủ đô. Còn k biết lên các group với web giao lưu học hỏi

3 Likes

chào em, anh không phải là em, không trong hoàn cảnh của em nên không biết khuyên em như thế nào là tốt nhất, mà có nói thì những người khác đã nói hết rồi :D. Tuy nhiên anh vẫn muốn nói với em vài điều sau
em đang gặp phải khá nhiều áp lực trong học hành nhưng anh thấy khá vui khi em vẫn giữ được tinh thần không bỏ cuộc, xác định được con đường mình phải đi và quyết định phải đi tiếp và anh mong em vẫn giữ mãi được tinh thần này. Sau này ra trường làm việc, thái độ quan trọng hơn trình độ.
Thứ hai, mỗi khi em gặp áp lực, khó khăn trong học hành sau này là công việc, đừng nản, hãy có quan điểm sau “Cố gắng làm hết sức và không quan tâm đến kết quả”. Cái gì đến cũng phải đến, mình hãy tập trung vào cái hiện tại, việc phải làm, và cố gắng hết sức để làm nó, kết quả ra sao không quan tâm bởi mình đã cố gắng hết sức rồi và không hối hận kể cả kết quả có fails bởi lẽ rất nhiều thứ mình không control được. Anh từng đọc được 1 câu “bạn chỉ có thể kiểm soát được quá trình chứ không kiểm soát được kết quả”. Việc em lên đây hỏi cũng thể hiện được sự cố gắng hết sức của em.
Thứ ba, em hãy nhìn rộng ra, mọi khó khăn, áp lực em gặp phải nó chỉ trong việc học của em thôi. Hãy nhìn rộng ra các khía cạnh khác của cuộc sống, em sẽ thấy tâm trạng mình nhẹ nhành hơn, những khó khăn kia sẽ không nghẹt thở như em thấy nữa (à mà khó khăn vẫn còn đó , em vẫn phải giải quyết thôi :smile: chỉ là nó giúp em tinh thần tốt hơn thôi. )
Cuối cùng, không care những người khác, như anh nói trên đó, tập trung vào việc mình làm thôi, người khác làm gì, làm nhanh làm chậm, quái vật hơn mình mặc kệ nó. Mỗi khi có suy nghĩ so sánh mình với người khác thì tự hỏi lại “mục đích của việc so sánh này để làm gì nhỉ”
Chúc em thành công

Không sợ người giỏi, chỉ sợ người đã giỏi rồi mà vẫn luôn không ngừng cố gắng

8 Likes
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?