Nên đi kinh tế hay công nghệ thông tin?

À thì, thực ra em khá là hướng nội, kiểu không muốn giao tiếp nhiều ă, còn không giỏi giao tiếp nữa. Nói chuyện với người ngoài là cứng đơ lun. Vậy nên em mới nghĩ học trường có nhiều hoạt động trải nghiệm để em nâng cao kĩ năng mềm cho bản thân. Bên kinh tế không hứng thú quá nhiều đâu nhưng em lại muốn sau này lỡ như ngành mình theo đuổi không ổn định chuyển qua vừa kinh tế vừa kĩ thuật ă.
Em cũng cố gắng kiểu đứng nói trước nhiều người nhưng vẫn hay bị lắp ạ. Nếu có thể anh cho em xin tips được không. Do em ngại hỏi cha mẹ với lại tương lai em muốn tự quyết nên mới sang đây hỏi mọi người ạ

2 Likes

Mình nghĩ môi trường cấp 3 sẽ khiến bạn trở nên “hướng ngoại” hơn, chỉ cần chăm tham gia hoạt động của trường là ok.

1 Like

Anh định soạn nhiều lắm về cách giảm tình trạng nói lắp nhưng soạn xong rồi lại xóa vì thấy chưa phù hợp với em. Có nhiều cách để cải thiện lắp, em nên đi học thêm anh văn hoặc các lớp học ngoại khóa khác có nhiều người để tăng khả năng giao tiếp. Như vậy từ từ nó sẽ khắc phục tình trạng nói lắp của em thôi, vốn dĩ nói lắp là do bản thân thiếu tự tin khi giao tiếp người khác, không có sự chuẩn bị nội dung khi giao tiếp nên đứng trước người khác ấp a ấp úng, nói lắp. Do đó, còn ở cấp 3 thì em nên tham gia nhiều các hoạt động sinh hoạt Đoàn hoặc trong lớp có các buổi thuyết trình thì xung phong đại diện thuyết trình, đừng để bản thân thua kém ai cả, cố lên!

Khi nói trước đám đông hoặc người lạ: tự tin, bình tĩnh, suy nghĩ kỹ những điều mình cần nói là gì rồi mới mở miệng ra nói; để chắc chắn thì ghi lên tay hoặc giấy cầm lên nói.

Nên: đọc sách, báo nhiều lên để thêm vốn từ phong phú cho mình giao tiếp dễ hơn.
Hạn chế: chơi game, đọc truyện tranh, mấy loại tiểu thuyết ngôn tình ủ rũ.

Khi đủ tự tin tự nhiên em sẽ biết được ngành nghề sau này em chọn là gì luôn? vì các kênh thông tin đại chúng quá tốt về hướng nghiệp rồi.

3 Likes

:sob: Cảm ơn anh ạ, em đọc em thấy quá đúng về em luôn. Vì học quá nhiều nên em hạn chế tham gia hoạt động cấp 3, em cũng hay đọc truyện tranh, tiểu thuyết lắm. (Có thể con gái ít nói thường theo khuynh hướng này) Giờ em phải bỏ các thói quen xấu kia đi thôi, nghĩ cho tương lai bản thân để cố gắng.
Em có thể hỏi không ạ? Làm sao để tăng khả năng tư duy ạ, tư duy phản biện nữa ạ. Trước kia em không có nhiều bạn nhưng bây giờ em thân với kha khá trong lớp rồi. Nhưng khi nào bọn nó mà nói về mấy cái liên quan tới xã hội các thứ em mù tịt ạ.:sneezing_face:
Em còn một yếu điểm nữa là nhanh, nhưng mà hay mắc lỗi sai nhỏ. Mà bên kĩ thuật cả kinh tế hầu như không nên mắc lỗi này. Em phải làm gì nữa ạ.

1 Like

Làm nhanh mà sai không có kiểm tra lại nội dung đã làm là THIẾU TRÁCH NHIỆM đó em. Hãy tập thói quen làm việc gì cũng để hai chữ TRÁCH NHIỆM lên hàng đầu.

Còn việc rèn luyện tư duy thì như anh đã nói phía trên là em phải bỏ truyện tranh, tiểu thuyết đi. Thay vào đó, hòa đồng với mọi người trước đã, tập thói quen đọc sách để có thêm kiến thức và tư duy, tập thói quen lên kế hoạch cho cuộc sống hằng ngày, tập có trách nhiệm với bản thân và người thân. Từ từ rồi sẽ có thay đổi, do lối sống của em bị thụ động quá nhiều nên muốn thay đổi thì phải thay đổi lối sống đó. Tương lai của mình là do mình chọn mà :slight_smile: Good luck.

3 Likes

Đọc tiểu thuyết thể loại Đô Thị cũng được, bỏ bớt thể loại ngôn tình đi vì ngôn tình nó hơi rời xa thực tế.
Thực ra đọc mấy truyện hiện đại ấy, cũng có thể tăng kiến thức. Chứ người ghiền đọc mà bắt bỏ đọc cũng khó :))
Các thể loại hồi ký cũng nhiều kiến thức, ví dụ https://tiki.vn/1111-nhat-ky-sau-van-dam-tren-yen-xe-ca-tang-p204317934.html?spid=204317935

Còn có thể xem trải nghiệm văn hóa, du lịch của các Youtuber như: Khoai lang thang, Lại ngứa chân, Hãy thách thức tôi (Hoàng Nam)

3 Likes

Bạn đọc mấy quyển trinh thám, kinh dị thử xem. Tập tành bộ Sherlock Holmes, sau đó chuyển sang mấy tác giả sau: Agatha Christie, Dan Brown, Higashino Keigo,…

Mình thấy mấy đứa bạn mình (nữ) nhìn bề ngoài nữ tánh mà đọc toàn thể loại nặng đô không.

2 Likes

Mình là dân chuyên ngành công tác xã hội, nhưng vẫn thích học chút về code viết html đơn giản. Khi làm blog hay website có thể tự vào sửa những site đơn giản được. Sao cứ phải lo học kinh tế và học IT là hai mảng khác nhau nhỉ. Bạn có sức thì cứ học hết những gì có thể. Giống như 1 người học 1 ngoại ngữ nhưng có người học 4 thứ tiếng, có người học tới 32 ngoại ngữ đó bạn.

2 Likes

học cái nào chuyên 1 cái dễ tìm việc hơn bạn ơi, tất nhiên khi bạn làm dev cũng sẽ cần một vài kiến thức về thương mại để dễ trao đổi hơn với team. Với lại mình thấy bạn code html là không hợp lý :v ( theo mình nó là dễ nhất rồi, muốn làm web bạn cần có html css là tối thiểu nếu muốn tạo ra 1 trang web cũ hơn chục năm về trước, hiện giờ chả cty nào y/c chỉ cần 2 kỹ năng này cả…)

Dạ bây giờ đọc lại, thì em thật sự thắc mắc? Nếu em thích 1 job vì job đó có thể tạo ra một vật gì đó của riêng em, nhưng khi tạo cho người khác 1 thứ gì đó thì không hào hứng mấy, theo đuổi cũng 3 năm rồi… Và 1 job em biết được vài tháng đổ lại nhưng lại thích hơn về tính chất công việc, em cần phân thời gian cho 1 trong 2 thì nếu là cheshire, cheshire sẽ chọn thế nào anh nhỉ?

1 Like

Hi, mình không viết code và tạo web, mình chỉ biết một vài cấu trúc để chỉnh sửa bài viết và các mục cho dễ hơn thôi. :smiley:

vâng,ý mình là chọn đi hướng nào phải chuyên hướng đó vd khi chọn đi CNTT thì ko chỉ học code mà học cơ sở hạ tầng, máy tính, tất nhiên cũng sẽ có tiếng anh, kinh doanh, giao tiếp nhưng ít hơn. còn đi kinh doanh hay gì thì ngược lại ^^

Thích với mình đơn giản chỉ là một cú click chuột lên cái nút có hình bàn tay để ngón cái trở lên “number one”, nó chẳng có ý nghĩa gì cả nhé.

Bạn dùng chữ khác ngoài chữ thích xem, chữ đó là chữ gì? Hơn nữa, job là cái gì mình cũng không biết luôn,… Túm cái váy lại: đọc những gì bạn biết mình không hiểu gì cả.

Thử cô hiểu vầy xem sao? Bạn đang đi làm, công việc nhàm chán nhưng không dám bỏ vì nó mang về tiền cho bạn. Gần đây, thấy có việc thú vị nhưng chưa biết nó có mang lại gì hay không. Thế rồi thì sao? Chẳng sao cả, cái thú vị thì làm ngoài giờ, cho đến khi nó tạo ra tiền thì có thể nghỉ cái việc nhàm chán đi hoặc nếu có để dành tiền thì dẹp cái việc nhàm chán đi nhảy qua cái thú vị để theo đuổi. Nếu không biết nên làm gì, cứ giữ nguyên hiện trạng và không phải lăn tăn gì thêm vì lăn tăn là lăn tăn điều gì đây, hoàn toàn ngớ ngẩn khi suốt ngày trong đầu nó cứ lặp lại “mình đang lăn tăn không rõ đang lăn tăn cái gì đang làm mình lăn tăn” :smiley:

Hơn nữa, đừng có so sánh với ai, cứ lên mạng rồi so sánh người nọ người kia, cuối cùng thành “đẽo cày giữa đường”. Túm lại: bớt so sánh với người khác, làm todo list lên và gạch bỏ việc mỗi ngày khi hoàn thành, cá và muối ướp lâu ngày sẽ thành mắm hoặc ăn được hoặc thúi hoắc, có gì mà phải nghĩ ngợi linh tinh. Đầu óc đi loạn xạ quá thì kiếm mấy cuốn sách triết mà đọc vào, nó sẽ bớt đi lang thang ngay.

Câu chuyện Alice và Cheshire đơn giản là thế này: không lựa chọn cũng là một lựa chọn (không biết rẽ đường nào, rẽ ngẫu nhiên vào một con đường cũng tốt). Cho dù bạn có ý thức được việc không chọn cũng là chọn đó hay không. Nếu là một người có suy nghĩ, họ có thể mở rộng vấn đề ra để họ thấy rằng 24 giờ mỗi ngày ai cũng giống ai, mới đầu họ chưa đủ tỉnh táo để hiểu rằng họ nên làm gì vì thế họ làm rất nhiều, rất siêng năng… Cho đến một ngày, người ấy nhận ra rằng à, hóa ra là không làm gì còn quan trọng hơn làm gì => để rồi cuối cùng chọn làm những việc họ có lợi thế cạnh tranh và làm việc ấy mà không lăn tăn gì, cứ làm thôi, mặc kệ thế giới.

2 Likes

Dạ, cụ thể là cuối tháng 1 em có đăng ký 1 học bổng của trường ( em ngành cntt lập trình web, khóa em apply là project manager của google trên coursera), dự định ban đầu là em học thêm để tô sáng cho năm sau ra trường dễ xin việc, đầu tháng ba thì em nhận được mail là em được duyệt và bắt đầu học.
Khổ cái khi học và tìm hiểu, em thấy mình “yêu thích”? và bản thân có lẽ “phù hợp”? với ngành đó hơn vì ngành đó tiếp xúc đa phương diện ( giáo dục , y tế , công nghệ, văn hóa,…) và cũng giao tiếp làm việc với con người nhiều hơn, tất nhiên là có dùng mô hình, kỹ thuật scrum, agile,waterfall,… Thi thoảng công việc có những thay đổi bất ngờ nên cần có sự linh hoạt …
Còn ngành lập trình thì khi học làm web riêng bản thân mình thì khá là hào hứng đấy, nhưng hình như nếu em làm cho người khác thì không thích mấy… Em cũng có coi tính chất công việc trên yt thì thấy ko phù hợp với em lắm ( công việc lặp đi lặp lại, khả năng tìm hiểu tech mới trong thời gian ngắn,…) Thật sự ban đầu xác định em tính làm vài năm có tiền rồi kiếm công việc khác phù hợp hơn ( Vì học 3 năm đh hơn 100 triệu rồi, bỏ thì lãng phí,…)
Em cũng thấy nhiều anh trong ngành làm được vài năm là out và chọn những job như data , BA , PM ,…
Vậy theo anh là người đi trước em nên làm như thế nào ạ? Thật sự là khi hỏi có khi em cũng có câu trả lời rồi nhưng em vẫn cần sự chắc chắn hay kinh nghiệm của người đi trước,vì theo em tìm hiểu job PM bên VN hình như chưa thật sự là “tồn tại” lắm( em không biết nói sao nữa,nhưng em tìm trên trang tuyển dụng thì thấy nó ít cho người mới ( nhưng vẫn có entry level : project coordinator - project assistant - junior project manager…), có thể do em tìm sai cú pháp ).Em cảm ơn ạ ^^

1 Like

Đoạn trên theo mình nó gieo mầm cho tư duy FOMO hoặc thiếu/ sợ trách nhiệm. Đã chọn rồi cứ làm thôi, mặc kệ mấy cái chuyện khác, ai lại lên mạng xã hội xem này nọ để rồi nản lòng. Cái gì cũng cần có thời gian bền bỉ, quyết tâm mới có kết quả. Khi chọn thì phải chú tâm vào đó, còn không, giống việc nấu cơm mà cứ 2 phút mở nồi ra xem, sao mà có cơm ăn được?

Một gợi ý để tham khảo nè. Có bạn Hoàng Nam “bắt ma” có cái kênh YouTube Challenge Me Hãy Thách Thức Tôi ấy, mình theo dõi bạn ấy từ ngày đầu và biết đây là một YouTuber thuộc loại trâu bò đây, sẽ gặt thành quả vào ngày nào đó dù có thể chậm chạp nhưng bền vững. Và quả thực, đúng như vậy. Anh ấy đâu có quan tâm chuyện bắt có được ma hay không, bắt được một con ma bán được bao tiền, anh ấy cứ đi bắt cái đã :smiley:

Cũng không biết nói gì hơn bởi vì mình hiếm khi lăn tăn việc gì, nói chung là không bị vướng vào mấy cái các bạn trẻ ngày nay vướng vì thời mình không có nhiều lựa chọn nên cứ một thứ mà đi, còn thứ khác bỗng nhiên nhảy xen vào thì đón nhận nó, thử sức xem có “mần ăn” gì được không, vì vậy nên cũng không thể đưa ra lời khuyên gì. Bạn thử tìm hiểu triết lý Ikigai xem, có khi tìm thấy câu trả lời ở đó.

Về bản thân mình, kể ra cho bạn nghe xem tham khảo được gì. Hồi đó mình học 4 năm ngành thủ thư (tức là ngành Library and information science ), và lý do vì sao đăng ký ngành này để học thì chỉ là do ghi nhầm mã số ngành khi dự thi đại học, khi vào học mới phát hiện ra hóa ra nhầm, nhưng bỏ ngang để năm sau thì lại ngành khác thì không thể, vì về nhà là sẽ phải đi nuôi heo ngay, không được cho phép thi lại lần 2. Sau hơn 4 năm ra trường thì cũng có là 1 năm làm thủ thư, suốt ngày ngắm mấy em SV đi ra đi vào và nghe Ưng Hoàng Phúc rên rỉ “thà rằng như thế” ngán không chịu được nên bỏ việc. Sau đó đi nhặt ve chai vài tuần, đọc được cuốn sách gì đó của một lão thành cách mạng nên thấy có vẻ mê chính trị nên lập tức lên xe lửa Bắc tiến Hà Nội xem bọn Bắc Kỳ gan to cỡ nào (xin lỗi các bạn, không có ý về phân biệt vùng miền, mà chỉ là nói thông thường) và ra đó thành chính trị gia đâu không thấy, suýt chút trở thành tội phạm :smiley: có thẻ Đảng viên CPV. Bỏ mộng chính trị, quay về Sài Gòn làm thư ký văn phòng hơn 6 năm đến khi có chức vụ khá, quản lý một đám toàn có sừng có gọng thì hết muốn làm, nghỉ việc. Trong lúc chưa biết làm gì, nằm nhà chán, mò vào công viên Lê Thị Riêng cho chim bồ câu ăn lúa, sờ chim chơi cho vui. Rồi có một bạn mới quen thường chạy trong công viên tới rủ đi làm kỹ sư mạng máy tính. Sau khi đánh vài dự án hạ tầng core gì đó thì lên làm team leader, lại hết muốn quản người, thấy chán quá bỏ việc, nhảy qua công ty CNTT kia viết code, được vài năm lại bị lên làm trưởng nhóm, lại chán, lần này bỏ đi làm lao động chân tay bên ngành xây dựng, phá dỡ các tòa nhà cũ, đập/ đục/ cạy vỉa hè, nói chung ngược với xây dựng thì đúng hơn là xây dựng. Rồi 1 ngày kia gặp 1 gái Tây, nghe lời gái nên nhảy qua làm blogger, chiều tối rảnh đi uống bia chán thì tức mình vì quán phục vụ lâu nên nhảy vô bếp nấu ăn cho làng nướng, rồi làm cho tổ chức từ thiện, thiện nguyện,… Nói chung, công việc và cái gì đến cứ đến, chẳng nghĩ ngợi, chọn lựa gì hết. Túm lại là mình là một gã lang thang bất định, sự nghiệp đích thực là đi lang thang, không xem công việc cụ thể a, b, c nào đó là điều quan trọng, và các kiến thức/ kỹ năng để có 1 nghề nếu không phải là mấy nghề thật chuyên sâu như nhà khoa học, nghệ nhân, bác sĩ, kiến trúc sư thì việc học và bắt tay làm cũng khá đơn giản khi đã có kiến thức nền vứng chắc (tại sao mình dám nói vậy: là vì các việc kể trên mình không có theo học khóa học nào hết, toàn là tự học, chỉ có kiến thức của nghề thủ thư là được đào tạo bài bản). Đoạn dông dài nãy giờ chỉ để nói rằng nghề của mình thực sự là “nghề lang thang” và lang thang mãi thì cũng đã không tính toán gì nhưng nó đã le lói cơ hội tham gia vào ngành “công nghiệp ăn nói đạo lý” (thật, ngày nào đó các bạn thấy, mình toàn nói chuyện đạo lý trên các forum :smiley: - lúc đó thì sẽ có người nói “gã này blah blah blah…” - mình sẽ cho họ xem bài này) như mình từng lên ddth chấm com chém gió:

2024-03-27-14-36

Quan trọng là tư duy trong công việc. Nhiều bạn trẻ ngày nay rất thụ động, quen kiểu thiiên lôi sai đâu đánh đấy, thậm chí đánh còn không trúng chỗ hoặc không biết đánh. Có mấy chuyện buồn cười đó là một số phòng nhân sự nhận Gen Z thấy khi đi phỏng vấn có cha mẹ chở đi, cha mẹ ngồi chờ… Thế thì làm được trò trống gì, tuyển vào chỉ có… hao lúa. Cái này cũng không hẳn do các bạn mà là do cha mẹ không biết nuôi dạy con, đẩy hết cho nhà trường,… nên các bạn không có kỹ năng sống, không biết tự chăm sóc bản thân và người xung quanh => thiếu óc quan sát, thiếu sự nhạy cảm với cuộc sống => sống vật và vật vờ như những cái bóng. Biết được điều đó rồi thì tự khắc phục, chứ cứ sống mãi cuộc sống gà công nghiệp thì không ăn thua, có kiếm được việc trăm triệu, mua được cả tòa lâu đài dát vàng cũng hoàn toàn vô nghĩa. Các nhà tư tưởng đã nói là người ta luôn tìm cho mình một ý nghĩa nào đó khi họ sống ở cuộc đời này, nếu không tìm thấy thì việc sống mà không phá rối (phá thiên nhiên/ con người/ cây cỏ / muông thú) thôi tự nó đã có ý nghĩa rồi.

1 Like

Dạ vâng hồi trước em có nghe triết lý Ikigai từ chương trình chia sẽ đi du học Nhật của esuhai group mà lúc đó em nghĩ " đệt, mấy ông này bốc phét, làm quái nào mà bọn cấp 3 , hay đại học tìm được đam mê, cái công việc mà bọn đấy thích được… thời gian tiếp xúc là quá ngắn hoặc không có, còn chưa va chạm được các công việc khác mà bảo tìm ra đam mê / công việc mình thích".
Bởi vì trước khi lên đại học, ba em lúc nào cũng bảo:" mày vào học luật sư đi, có chú **** đỡ đầu cho,ổng thân với ba lắm" từ cấp 1 tới cấp 3, cứ vài tuần là ba bảo thế. Còn em thì thấy ngành ấy khô khan, tẻ nhạt, tưởng tượng ngành ấy phải học thuộc lòng cái đống luật mà chẳng bao giờ em đụng vô hồi cấp 2-3, nghĩ mà đã thấy nản! Lúc ấy em còn thích các ngành như QTKD - Marketting vì được tiếp xúc với nhiều người ( lúc ấy chưa tìm hiểu kĩ đâu,nhưng chả biết sao em đam mê với kinh doanh - quân sự - quản lý từ lúc nhỏ rồi…có khi do 3 đời kinh thương buôn bán nên thích ) hay tính đi học quản lý nhà hàng / khách sạn, học nghề đầu bếp chỉ vì …thích ăn :rofl:.Nói chung khi đó em chểnh mảng việc chọn ngành lắm vì cũng chưa tính tới việc đi làm ấy, chỉ nghĩ tới trước mắt, sau này có nhiều chuyện gia đình, rồi ông anh kêu vô cntt thì vào thôi =)).Chắc bây giờ em sẽ cố gắng theo đuổi cái " đam mê" ở hiện tại một lần, rồi sau này… thì sau này tính tiếp!
Dù gì cũng cảm ơn anh rất nhiều vì lời khuyên! Biết đâu sau này em cũng có thể chắp bút viết ra một cuốn sách về đam mê cho các bạn trẻ như em không chừng :smiling_face_with_three_hearts:

1 Like
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?