Giúp đỡ người khiếm thị muốn học lập trình

Cảm ơn anh, góp ý của anh em xin ghi nhận. Tuy nhiên, nếu không dùng văn thì không còn cách nào khác vì như em đã nói là việc sử dụng image không thể phù hợp với bọn em được vì nếu bọn em nhìn kém thì phải phóng to ra như thế sẽ đỡ nhưng đây bọn em không nhìn thấy nên sử dụng image thì không thể vì bọn em hầu hết phụ thuộc vào một trình đọc màn hình vì vậy, để giao nhiệm vụ phù hợp thì mọi thứ phải sử dụng text còn việc ghi các bước cụ thể thì em không rành lắm vì khả năng văn của em không tốt. nếu ai có thể giúp đỡ em thì mọi thứ sẽ dễ hơn nhiều vì bọn em ai cũng bận việc của mình và lại thiếu người có kỹ năng chuyên môn ạ.

1 Like

em nhớ là github để lưu code mà chứ không lưu document hay tutorial ạ.

Có rất nhiều document và tutorial được tạo trên GitHub mà vẫn thu hút được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng đó bạn.

1 Like

Bạn dùng markdown để viết document trên github.

3 Likes

em đã thành công ở việc biên soạn tài liệu cơ bản rồi ạ, còn những thứ nâng cao thì em không rõ có lẽ để các bạn trong group biên soạn tính tiếp vậy. Nhưng em thắc mắc là các anh em trong forum đều là dân code đạo. Tuy nhiên, nếu biên soạn không đúng cách thì người khiếm thị không thể học được, không thể hiểu và tiếp cận được tài liệu. Thế nên, em cũng phải cân nhắc ạ. Em thắc mắc là website bên mình xây dựng bằng ngôn ngữ nào hay framework nào mà có thể chạy được trên github mà không cần phải dùng hosting? Em nghĩ nó là static site vì nếu vậy những bạn không biết code có thể rất khó viết nội dung và đòi hỏi khó khăn nhân nên rất nhiều lần. Em thấy rất ngạc nhiên khi một blog có thể chạy trên github và em thấy nếu không biết lập trình thì sẽ không thể code ra những website đó. Vì vậy, ít nhất phải biết code nhưng bản thân site tĩnh nó không như WordPress nên rất khó để đóng góp. Em chưa thấy, ai viết document hay tutorial trên github cả.

1 Like

Gần đây, em có tình cờ gặp một bạn trong ngành và muốn tìm hiểu về cách người khiếm thị lập trình. Lý do bạn ấy muốn là bạn ấy có thể nhận đào tạo hay tuyển dụng người khiếm thị nên có lẽ em rất sẵn lòng. Em đang cố gắng hoàn thành tài liệu. Mặc dù, đối với em là kiến thức cơ bản là quá tốt nhưng khi những người trong ngành lại còn là tuyển dụng nữa thì đó phải có yêu cầu bám sát thực tế hơn.

1 Like

Document, tutorial trên GitHub có rất nhiều nhé. Mình ví dụ 1 repo trên GitHub:

Bạn có thể tạo 1 repo chỉ viết tutorial (các file dưới dạng Markdown) và kết nối với GitBook, không cần tốn nhiều thời gian để tạo 1 trang web từ đầu đến cuối.

https://docs.gitbook.com/getting-started/git-sync/enabling-github-sync

3 Likes

Do phần tài liệu thì em có một bạn ở một công ti giúp giải quyết phần nâng cao. Nếu viết tài liệu qua github thì một mình em làm sẽ mất thời gian nhưng cả nhóm thì có những người trong ngành thì mới biết sử dụng git và ngoài ra, rất khó để đưa tài liệu nên git vì em sợ rằng, kể cả có đưa được thì do hầu hết mọi người chưa hình dung ra việc người khiếm thị có thể code hay ít tiếp xúc nên sẽ khó làm. Quan trọng là cách diễn đạt chỉ cần diễn đạt sai là mọi thứ sẽ phải đập đi xây lại. Dù sao, tài liệu cũng hoàn thành phần cơ bản rồi ạ. Để biên soạn tất cả các ngôn ngữ thì sẽ rất khó vì có rất nhiều ngôn ngữ và bản thân mỗi người khiếm thị sẽ có cách học khác nhau cũng như mỗi trung tâm sẽ có lộ trình khác nhau. Vì vậy, em chỉ biên soạn ở mức độ nào đó để các nơi đó sẽ dựa vào đó để làm cơ sở nghiên cứu. Đồng thời, tạo cơ hội cho người khiếm thị có thể tiếp cận với lập trình một cách dễ dàng hơn.

Em cũng muốn xây dựng một website cá nhân nhưng có điều là rất khó vì kỹ năng lập trình của em còn hạn chế và có nhiều công cụ không có accessible và khó tùy biến để đáp ứng WCAG. Lý do là em muốn xây dựng thương hiệu bản thân, chia sẻ bộ tài liệu của em, nói trung rất nhiều thứ để đưa lên một website. Em muốn website của em có điểm khác biệt với những website cá nhân khác và khi người ta nhìn vào thì họ sẽ thấy rằng, đó là người khiếm thị làm chứ không phải là ai khác.

Ngoài ra, ban đầu để xây dựng tài liệu thì em sẽ để nó thành file .txt nhưng sau khi hoàn thành thì em đã thống nhất với các anh em trong nhóm biên soạn là sẽ đóng gói thành file .pdf hoặc .chm rồi cho các bạn khiếm thị học thử để lắng nghe ý kiến rồi chỉnh sửa lại sau đó, mới công khai chia sẻ. Về phía trung tâm thì em sẽ cố gắng thuyết phục họ biên soạn tài liệu theo hướng tiếp cận nhất (accessibility content). Em tin là mọi thứ sẽ ổn.

Cảm ơn anh em trên forum đã có sự giúp đỡ tận tình. nếu có gì thì anh em có thể chao đổi qua fb của em. Tuy nhiên, dạo gần đây fb của em bị checkpoint 282 nên em chưa lấy được. Em mong là anh em trong forum thông cảm ạ.

1 Like

Ở Ấn Độ có một website học lập trình cho người khiếm thị và họ đào tạo về python, họ rất thành công với mô hình này, em cũng muốn xây dựng mô hình đó tại Việt Nam. Tuy nhiên, để tiện cho người khiếm thị Việt Nam dễ tiếp cận phù hợp với đặc điểm của các bạn ấy thì em không bê nguyên phương pháp của nước ngoài mà cần phải chỉnh sửa lại sao cho đáp ứng điều kiện ở Việt Nam. Anh em có thể tham khảo website tại đây:
Programming world for vi Blind friendly programming tutorials using screen reader

Muốn đáp ứng hay không thì bạn phải là người edit nội dung sao cho phù hợp. Bạn phải trải nghiệm rồi mới chỉnh sửa và viết lại để những bạn khác học theo. Python hiện tại có lợi hơn C ở nhiều mặt, đó là tính tiện dụng và dễ học. Tại sao tiện dụng, vì học python rồi người dùng có thể học lên các framework các như django, flaskr để xây dựng website, hoặc build một app mobile hoặc để phân tích dữ liệu, nghiên cứu Machine Learning, AI,… Học C cũng tốt, nhưng học C rồi sẽ làm gì tiếp theo? Bạn phải nghiên cứu và viết thêm tài liệu về C++, C#,… Cho nên không phải lý do cơ bản là khác môi trường là không thích ứng, vì tính tiện dụng của nó, học một ngôn ngữ có thể làm mọi thứ. Mình không đề cao quá Python so với C nhưng thực tế có thể làm như vậy.

2 Likes

Em biết, ngoài những ứng dụng như viết mobile apps, windows apps, game (cả video hay audio), website, những lĩnh vực liên quan tới AI như deep learning, machine learning, data science thì còn một thứ rất quan trọng là nó có thể giúp người khiếm thị tạo ra các add-on cho NVDA nếu trường hợp các bạn ấy muốn cộng tác với NVAccess hay có đóng góp cho NVDA. Ngoài ra, em không biết là python có thể học thêm các ngôn ngữ khác hay không nhưng theo những trải nghiệm của em thì c có thể học tiếp lên các ngôn ngữ khác. Mặc dù, đối với người khiếm thị python là thứ phù hợp vì nó dễ học, dễ đọc, dễ nhớ cú pháp hơn c. Về việc làm thì em không giám khẳng định vì mặc dù, nhu cầu tuyển dụng rất cao nhưng hiện nay các công ti ở Việt Nam không cho người khiếm thị vào làm việc nên em sẽ không đề cập.

Học C có một điểm lợi là bạn có thể hiểu được cách thức máy tính hoạt động, con trỏ và bộ nhớ.
Tuy nhiên bạn sẽ khó có cơ hội áp dụng C vào thực tế vì C được thiết kế là ngôn ngữ bậc thấp, ứng dụng cho viết driver phần cứng, hệ điều hành. Những thứ này rất khó để người khiếm thị có thể tiếp cận vì các chương trình hỗ trợ chỉ có thể chạy trên nền software. Bạn không thể debug phần cứng hay linux kernel được.
Nếu bạn vẫn muốn tiếp cận theo hướng từ thấp lên cao thì nên bắt đầu với C++ thay vì C.

4 Likes

Cảm ơn anh đã gợi ý ạ, em cũng thấy một vài anh khiếm thị ở Trung Quốc cũng học c++ làm ngôn ngữ nhập môn trong đó, anh Thái Dũng Bân người Quảng Đông đang làm CEO của một công ti công nghệ cho người khiếm thị và đã có nhiều đối tác như alibaba. Tuy nhiên, để phù hợp với môi trường học lập trình ở Việt Nam thì em nghĩ học c là cái tốt. Đương nhiên, những ứng dụng của nó không thể áp dụng vào thực tế như lập trình IOT, phần cứng, nhúng và máy cắt cnc. Nó vẫn không hữu dụng như python hay các ngôn ngữ lập trình web php, java script, css, html,… Anh Toản cũng làm php nhưng hầu như rất khó xin việc vì kỹ năng mềm không có.

Chưa kể, các công ti ở Việt Nam rất kém cá chọn canh là không nhận disability vào làm việc. Lý do thì có nhiều lắm, em kể ra đây không phải là kể khổ nhưng ít ra giúp anh em trong forum hiểu rõ vấn đề mà cộng đồng của em đang gặp phải: họ sợ phải đầu tư cơ sở vật chất, sợ phải thay đổi môi trường, họ chưa nhìn nhận đúng về người khiếm thị,… nói trung, nhiều lý do để họ từ chối một cách không thương tiếc. Cái này, chỉ có đi phỏng vấn từng doanh nghiệp một thì mới hiểu rõ vấn đề.

Đối tượng thụ hưởng trong dự án của em gồm hai đối tượng hưởng lợi chính: người khiếm thị và các trung tâm có ý định đào tạo lập trình cho người khiếm thị. Nhờ đó, sẽ giúp họ có tài liệu mẫu để biên soạn lộ trình sao cho phù hợp với định hướng của trung tâm họ. Về người khiếm thị thì trước mắt là cho họ có cơ hội tiếp cận với lập trình còn xa hơn là có thể học cao lên các ngôn ngữ mà họ thích. quan trọng là có nền tảng sau đó mới có cơ sở để đi thuyết phục các công ti nhận người khiếm thị. Lúc này, giáo dục và việc làm sẽ được giải quyết.

Em rất mong anh em code đạo nếu muốn tham gia cộng tác với em thì em sẵn lòng vì hiện tại kể cả cộng sự có đủ nhưng hầu hết là các bạn trẻ không phải là dân trong ngành nên việc trao đổi và làm việc nhóm rất khó khăn. Em hi vọng, dự án của em sẽ lan tỏa tới nhiều người. Em rất vui khi các anh em nhận lời giúp đỡ ạ.

2 Likes

Anh em nào có nhã hứng thì có thể tham khảo
bài viết này
Đây là bài viết mà Aptech đã phỏng vấn mình khi mình còn đi học ở đó. Nói là phỏng vấn cho sang miệng thôi chứ nó không to tác như anh em nghĩ đâu. Họ hỏi câu nào thì chém câu đó thôi. :rofl:

2 Likes

Nếu bạn sợ không biết push bài lên GitHub khi dùng 1 static site có sẵn thì bạn có thể dùng 1 tool khác để chỉnh sửa, ví dụ như

https://prose.io/

Bạn không nên tốn thời gian để xây dựng hạ tầng web, nếu được thì cứ dùng hàng có sẵn, và việc của bạn chỉ cần soạn bài thôi.

2 Likes

Về việc biên soạn tài liệu, em sẽ làm ở file .txt và đóng gói thành file .pdf chứ không giám chia sẻ quá nhiều vì chỉ cần diễn đạt sai thôi thì sẽ bị gây khó khăn với người khiếm thị. Còn về xây dựng website thì em làm site cá nhân của em chứ không phải là site của dự án hay site chia sẻ tài liệu. Về site cá nhân thì sớm hay muộn cũng phải làm.

tools có sẵn cũng chưa hẳn là tốt vì nếu nó không tuân thủ nguyên tắc về accessibility thì em cũng rất khó để dùng. Lý do, đơn giản là em phải phụ thuộc vào screen reader nếu mọi thứ không được accessible thì em không thể sử dụng được nó.

Có vẻ là những người không bị khiếm thị chưa thử duyệt web bằng trình duyệt đọc tiếng bao giờ nên họ không thể hiểu được để tư vấn cho bạn. Nhưng bạn thì nên bắt tay vào làm hơn là hoạch định quá nhiều thứ vĩ mô, dẫn đến không thấy hình hài trang web đâu cả.

Công cụ đáp ứng nhu cầu của bạn, không tốn phí lúc này là click VÀO ĐÂY. Và đừng nói là lúc này tiếng Anh lại là trở ngại, nếu gặp cái đó thì nói thật là chủ đề này nên được đóng vì vừa làm bạn mất thời gian, anh em ở đây cũng bắt đầu nản.

Cũng xin nói thêm rằng GitBook thích hợp để bạn phổ biến kiến thức đến người khiếm thị khác, nhưng nó không thích hợp để làm web kiếm tiền từ quảng cáo nhé. Nếu muốn làm web để có thể kiếm tiền thì đàng nào cũng phải đầu tư, rất khó để sử dụng công cụ miễn phí không phải tài sản cá nhân để đi kiếm cơm được.

4 Likes

Như em đã nói thì về cơ bản em đã gần hoàn thành bộ tài liệu còn phần nâng cao thì chưa song và hầu hết, bộ tài liệu lập trình c đều được biên soạn lại. Tuy nhiên, cái khó là hiện nay facebook của em bị checkpoint 956 nên em không thể lấy tài liệu xuống. Em đã thảo luận với mấy bạn trong tổ biên soạn thì để dự án có thể tồn tại lâu dài thì cần phải có nguồn thu và với người khiếm thị có thể em sẽ miễn phí nhưng các trung tâm thì em sẽ thu phí tượng trưng là 20k một bản. Khi hoàn thành thì em sẽ đóng gói lại dưới dạng file .pdf để ai cũng có thể đọc. Còn website cá nhân thì để vừa là nơi chia sẻ, vừa có thương hiệu bản thân, vừa có thể kiếm tiền được. Tuy nhiên, nó không bao gồm thu nhập chính. Bản thân em rất coi trọng đa dạng nguồn thu. Nếu làm website qua github và vercel thì chi phí sẽ giảm đi một nửa chỉ có mất mỗi cái domain và đăng ký các dịch vụ bên thứ ba. Còn lại thì là nội dung. Đương nhiên, Website cá nhân là rất quan trọng còn dự án cộng đồng cũng rất quan trọng. Em sẽ tìm đủ mọi cách để cân bằng giữa dự án cộng đồng và website cá nhân. Tạm thời, vẫn là accessibility tester. nếu có điều kiện tốt thì sẽ theo đuổi được đam mê trong tương lai. gitbook là thứ tốt nhưng nếu đem lên đó chưa chắc mọi người có thể giúp em vì đây là tài liệu dành cho đối tượng đặc thù. Biết rằng, nhiều người khiếm thị trên thế giới học python nhưng nếu học theo cách đó thì sẽ không hiểu được bản chất vấn đề và cũng không thích nghi được với hệ thống giáo dục hiện nay.

mình cũng nghĩ thread này nên close lại là ổn nhất, bàn nhiều quá không hay, quan trọng ở thực tế sản phẩm có release được hay không nữa? release như thế nào để đến đúng mục tiêu như kế hoạch đã xác định? Đó là một quá trình. Muốn triển khai nhanh thì bắt buộc phải làm cơ bản và từ từ upgrade lên, muốn khỏe mà có một system ngon thì chỉ có thuê thợ làm giúp - trả tiền cho nhanh.

kết luận như vậy quá phiến diện, tùy vấn đề bạn nhé, hệ thống giáo dục giờ đa dạng lắm bạn ơi, mỗi cái có một thế mạnh khác nhau, đối với bạn thì không thể tiếp thu nhưng với người khác thì chưa chắc như bạn kết luận đâu.

Mình thấy bạn quá rối rắm trong việc triển khai kế hoạch của bản thân, đừng vì muốn nhanh quá mà đòi hỏi đủ thứ mà không mất công sức thì không thể, việc build một website đòi hỏi chưa code ra sản phẩm và vừa thu tiền trên website đó. Thì tại sao bạn không build một website thông tin bình thường thôi? Khi nào người ta có nhu cầu mua hoặc tham gia khóa học của bạn thì nên add người đó vào một group facebook, zalo để tiện quản lý. Khi nào tay nghề code cứng rồi thì mình nên upgrade website đó lên 1 tầm nữa.

Chắc bạn cũng dùng mạng xã hội thì cũng tạo được group facebook mà đúng không?

83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?