Cảnh báo: Một tấm bằng khoa học máy tính có thể là một sự lãng phí thời gian và tiền bạc của bạn

http://techmaster.vn/posts/33628/lap-trinh-vien-co-nen-hoc-dai-hoc

Ở tuổi 17, mức lương tính theo giờ của Zippel trong công việc lập trình đã cao hơn so với mức lương của cha mẹ mình. “Cha tôi là một bác sĩ phẫu thuật,” Zippel nói. “Mặc dù điều này có thể cho thấy một thực tế là các bác sĩ ở Israel được trả lương thấp như thế nào.”

Link bài viết: http://bit.ly/1N61EWc

1 Like

Nếu bạn biết mình thực sự muốn làm gì thì việc học bất kỳ ngành nào ở trường ĐH đều là lãng phí thời gian.
Nhưng thường là chúng ta không biết mình muốn làm gì ở tuổi 18-20, thì việc học ĐH sẽ giúp chúng ta giảm bớt rủi ro thất nghiệp. Ít nhất cũng đứng vào hàng ngũ có bằng nhưng thất nghiệp haha.

10 Likes

Học ở Đại Học là mất thời gian ? :smile:
Vậy học ở đâu là không mất thời gian :smiling_imp:

2 Likes

Học không mất thời gian là học ở trường đời đó. Học ở ĐH, nếu cho lượng kiến thức được dạy là 100% thì ra trường sau 1 năm còn giữ được 10%, sau 2 năm là còn từ 3-5%.
Lượng kiến thức còn lại, một là lỗi thời, hai là bị thực tế vùi dập và thay thế.

4 Likes

Ai bảo bạn thế ?
Bạn có biết ĐH người ta dạy cái gì không ?
Mình thấy học mất thời gian nhất là ở trường đời đó.

3 Likes

Ồ thế à, mình thấy sao nói vậy thôi :smiley: chứ mình có biết ĐH dạy cái gì đâu, vì mình học mình không thấy dạy cái gì hay. Hết 1,5 năm là học đại cương, toán, lý, hóa, tư tưởng, triết…
Và đa số các môn, hiện giờ mình không nhớ được gì.

1 Like

Ngày trước mình cũng thấy như bạn. Nhưng đó là do mình chưa biết sử dụng. Bây h mình vẫn phải đi học lại những cái ngày xưa cho là vô bổ ấy.
Trích một câu nói ở đâu đó không nhớ nguồn, cũng có thể không nguyên văn nhưng đại ý là : “Ở ĐH người ta dạy bạn cách để bạn làm việc và phát triển chứ không dạy bạn làm thợ code”.

7 Likes

Có thể là như vậy. Nhưng bây giờ nhiều tài liệu lắm, không như trước đây chưa có internet, một vài quyển sách hay của người có hàng chục năm kinh nghiệm ở nước ngoài về một lĩnh vực có thể giúp bạn hiểu cách làm việc và phát triển. Nếu bạn đam mê tìm hiểu thật sự, dù không học ĐH, bạn cũng không thể là thợ code được.

Đó là bạn quá chú tâm vào kiến thức chuyên ngành- kĩ năng cứng. ĐH thì kĩ năng cứng người ta chỉ dạy cái cơ bản đủ để bạn tự tìm tòi. Họ chú tâm vào kĩ năng mềm hơn. Cái để bạn nhanh chóng thích nghi với môi trường, nhanh chóng có phương pháp xử lý với vấn đề…v…v.
Ko học ĐH thì mình nghĩ ít khi thoát khỏi thợ code trừ khi kĩ năng mềm của bạn mạnh và kĩ năng cứng tốt.

7 Likes

Vậy tại sao không có hẳn một môn thích nghi với môi trường hay phương pháp xử lý vấn đề nhỉ?, sao giảng viên lại không có ai giáo sư, chuyên gia về những kĩ năng đó? :smile: sao lại phải dạy kiểu “bóng gió”, dạy cái nọ để mục đích dạy cái kia?. Còn nói về kĩ năng mềm thì còn kĩ năng giao tiếp, làm việc nhóm, lãnh đạo,… còn rất nhiều. Không thể nói ĐH hiện nay đang chú tâm vào dạy kĩ năng mềm được :smile: mà ngược lại là quá thừa kĩ năng cứng và thiếu rất nhiều kĩ năng mềm :smile:

6 Likes

xàm quá, sao không thống kê thế giới có bao nhiêu người bỏ học rồi chia thử tỉ lệ xem sao … Có tới 0.0000000x % thành công như vậy không :confused:

6 Likes

Sao bạn lại bảo không có môn đó ?
Các môn tâm lý sẽ giúp nắm bắt suy nghĩ của người khác, sở thích …của người khác.
Các môn logic triết học sẽ giúp suy nghĩ diễn đạt có logic để có thể thuyết phục người khác.
Đồ án sẽ làm rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm.
Thực tập sẽ cọ sát với môi trường thực tế.
Bạn bảo ko có là sao ?

1 Like

Không thể phủ nhận rằng kiến thức học ở đh có phần cũ và không áp dụng được ngay ngoài thực tế, tuy nhiên mình thấy là học ở đh cũng có nhiều cái lợi.

  • Thứ nhất: nó cho bạn môi trường tốt để hòa mình vào, tránh lêu lổng.
  • Thứ hai: Nó giúp cho bạn có kiến thức nền, có hiểu biết tổng quát, sau này đi làm thì bạn đọc thêm các tài liệu và rèn rũa là có thể chiến được.
  • Thứ 3: Nó giups mình biết cách tư duy, giải quyết vấn đề.

Ps: Ngày xưa mình rất ghét toán vì thấy là toán không phục vụ cho tin học nhiều lắm, sau đi về ngành trí tuệ nhân tạo mới thấy nó dựa trên toán nhiều, thế là lại phải mò lại toán.

2 Likes

Học ở đâu thì cũng có lợi cả … ko ít thì nhiều … nhưng mình nghĩ quan trọng nhất ko chỉ riêng việc học mà trong tất cả mọi việc … đầu tiên bạn phải cần xác định rõ mục tiêu cuối cùng của mình … còn cứ học hoặc làm một cách vô định thì kết quả cuối cùng cũng chả tới đâu … :smile:

2 Likes

Cho dù có Đại Học hay Học Đại mà không biết nắm bắt cơ hội, không có chí, không biết vận dụng những gì mình đã học thì mới là một sự lãng phí thời gian và tiền bạc cũng như công sức.

3 Likes

Câu trả lời là rõ ràng là không hề có môn nào như vậy, mà những cái này chỉ được học trong một môn nào đó, nó giống kiểu tác dụng phụ, mà ở trên mình đã nói là dạy kiểu "bóng gió" hay nói đơn giản là đi đường vòng :smile:

Các môn logic triết học sẽ giúp suy nghĩ diễn đạt có logic để có thể thuyết phục người khác

Bao nhiều phần trong môn triết học đó dạy suy nghĩ diễn đạt có logic, hay phần nhiều là chép trên mạng, là học vẹt, và sau khi thi qua thì quên gần hết. Tại sao không có riêng một môn diễn đạt có logic cho mục đích đó mà phải nhồi thêm một đống kiến thức để rồi lại quên đi.

Có thể nói đơn giản là hiệu suất thấp, học nhiều mà nhận lại không bao nhiêu, hay như anh @hungvu nói là chỉ còn tầm 3-5% sau 2 năm (con số này mình nghĩ nó k phải là con số thống kê chính xác mà nó đại diện cho từ quá ít )

:+1: Giờ tài liệu, thông tin, môi trường rất nhiều, mình tin chỉ cần có quyết tâm thật sự thì hoàn toàn có thể học được những kĩ năng mềm (cả kĩ năng cứng) với hiệu suất cao hơn so với môi trường đại học hiện nay (mình hy vọng tương lai nó sẽ hiệu quả hơn :smile: )

3 Likes

Do môi trường giáo dục ở VN chưa tốt lắm thôi, còn học ĐH chẳng bao giờ phí phạm cả.

Tôi cũng đã từng có tâm lý oán trách thầy cô, bộ giáo dục tại sao lại dạy những thứ quá cũ kỹ không còn được sử dụng. Sau này tôi nhận ra là: TẤT CẢ LÀ DO BẢN THÂN MÌNH quá nôn nóng - muốn tài giỏi thật nhanh, muốn thành công thật nhanh, muốn kiếm được tiền thật nhanh và muốn làm sao cho tốn ít sức nhất dẫn tới nhiều thất bại sau này. Rất nhiều người thành công ở ngoài kia mà không cần tấm bằng nhưng tỷ lệ đó như thế nào, đừng có dẫn chứng quá phiến diện như thế.

1 Like

Không học đại học thì mình nghĩ hiếm người đủ trình đọc mấy sách bạn nói lắm. Dù gì ĐH cũng là cái móng, nhà không có móng thì xây kiểu gì cũng sớm sập thôi bạn

Bạn không nên đem cái môn triết ra nói, vì nó thuộc về chính trị rồi, để duy trì chế độ, học cái gì thì bắt buộc phải có môn này hết.

Ờ đại học không đào tạo một ông thợ hiệu suất cao vì chức năng đó mấy trường nghề làm đc rồi. Nó dành cho bác nào muốn làm thầy. Nói chung người ta chọn đh bởi chất lượng giáo dục. HS cấp 3 thì kiến thức về IT còn hạn chế, đa số chỉ biết cái tên lĩnh vực đó, còn mô tê nó thế nào thì biết làm sao đc.

Thực tế đh dạy rất nhiều thứ, chủ yếu để sv biết mình muốn gì, thích gì, từ đó sv tự định hướng cho mình, các môn học chỉ tạo nền móng, nuôi dạy phương pháp học tập, sau này để sv có thể tự phát triển.

Giả dụ như bác trùm về 1 ng ngữ nào đó thì cơ hội của bác cũng k cao bằng người đã có kiến thức về hàng chục thứ khác. Hay nói rõ hơn là suốt đời bác chỉ đi làm nhân viên code thuê thôi. Để làm quản lí thì biết mõi code thì rất là không đủ bác ah

2 Likes
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?