À, em có ý tưởng này.
Em cho tọa độ nhân vật mình đang đứng là O(0,0), tầm nhìn nhân vật có góc 180 độ cho dễ tính.
Ta lấy ra 1 điểm C bất kì theo hướng nhìn của nhân vật. Lấy điểm nằm trên đường tròn luôn cho dễ tính. Tọa độ C là C (Xo + Xoc, Yo + Yoc). Bây giờ là xác định tọa độ của A và B (mục đích để xác định phương trình đường thẳng AB, có thể dùng để xét 2 điểm có nằm cùng phía hay không). Cái này hơi khó, để em nghĩ đã, nhưng em trình bày tiếp phần sau.
Đó là khi biết cách xác định 2 điểm có nằm cùng phía so với 1 đường thẳng hay không. Thì đưa lên trường hợp nhân vật có tầm nhìn là góc nhọn như trên. Xét tính cùng phía của C và target với đường thẳng OA, xét tiếp tính cùng phía của C và target với OB. Target nằm trong phạm vi góc nhọn AOB khi cùng phía với C đối với cả hai đường thẳng OA và OB 
Cách xét 2 điểm có nằm cùng phía hay không:
Đưa toạ độ của 2 điểm đó vào phương trình tổng quát của đường thẳng cần xét rồi nhân hai kết quả lại với nhau. Result > 0 => cùng phía, result < 0 => khác phía.
(Em nghĩ cách làm sao xác định tọa độ A và B đã
hình học hồi cấp 3 quên sạch
)