Tuyệt Kỹ Phỏng Vấn cho Developer phỏng vấn ăn ngay ;))

Nguồn: http://topit.vietnamworks.com/blogs/nhung-tuyet-ky-phong-van-developer-khong-duoc-quen/

Xoáy vào Portfolio của bạn!
Tự tin với thành tích chinh chiến của mình? Vậy thì ngại gì mà bạn không chia sẻ những sản phẩm (portfolio) của mình khi đi phỏng vấn? Là #coder, bạn tạo ra được sản phẩm, thì bạn phải diễn tả được nó cho người khác. Và qua những sản phẩm thực tế đó, nhà tuyển dụng sẽ biết được bạn có kiến thức trên những công nghệ nào và bạn thành thạo chúng ra sao!

Hãy luyện tập viết bảng?!
Theo ngộ nhận thông thường thì bạn sẽ không phải động bút viết bảng quá nhiều trong một buổi phỏng vấn technical, nhưng nó thực sự xảy ra khá thường xuyên đấy, nên bạn tốt nhất là phải luyện tập một chút. Điều này có thể mang lại cho bạn sự khác biệt lớn và sự tự tin cần thiết trước những tình huống hóc búa được đàn anh technical đưa ra.

Job Description (JD) quan trọng hơn bạn tưởng
Người ta hay nói dân công nghệ đa phần khá lười đọc… (rất tiếc đây là sự thật :D), đặc biệt là những thứ câu văn ngôn từ phức tạp. Nhưng, đọc hiểu và nghiên cứu thật kỹ bản yêu cầu công việc (JD) bạn đang ứng tuyển là điều tiên quyết và thiết yếu. Hãy nghiên cứu thật kỹ để hiểu được những gì nhà tuyển dụng đang thực sự tìm kiếm, những kỹ năng nào là “bắt buộc” và cái nào là “có thì tốt”; và từ đó có thể dự đoán được những yêu cầu, câu hỏi, hay tình huống nào bạn sẽ phải xử lý khi tham gia phỏng vấn.

Hiểu rõ nơi bạn sẽ thuộc về
Ngoài những thông tin liên quan tới công ty bạn ứng tuyển (xu hướng sản phẩm – mô hình làm việc, tech stack được sử dụng,…), bạn cũng cần phải quan tâm tới các khía cạnh khác của công ty đó, như: công ty kinh doanh ra tiền như thế nào, những đối thủ cạnh tranh đang làm gì, hình ảnh của công ty trên thị trường, và các chính sách đãi ngộ dành cho nhân viên, v.v…

Không biết thì phải hỏi!
Gặp một câu hỏi kỹ thuật, mà bạn không biết câu trả lời. Hai điều bạn có thể làm lúc này:

  1. Có thể bạn biết câu trả lời nhưng bạn đang lo lắng và quên mất, bạn có thể nói rằng “Xin lỗi, tôi vừa mới sử dụng nó tuần trước đây thôi, nếu là đang làm việc trên máy thì tôi có thể tìm lại nó bằng cách…” Giải thích rõ cách bạn tìm ra câu trả lời, không phải đang biện minh, nhà tuyển dụng thừa biết bạn có khả năng tìm chính xác câu trả lời hay không!

  2. Nếu bạn thực sự không biết câu trả lời, bạn có thể nói: “Tôi chưa đụng đến component này trên Android, tuy nhiên tôi nghĩ nó khá tương tự với component X của iOS vì …., nếu có thời gian research có thể implement cũng dễ dàng thôi.”

Nếu còn phân vân về câu trả lời của mình, hãy đặt câu hỏi: “Câu trả lời của tôi đã đầy đủ rồi chứ? Đó có phải là câu trả lời anh muốn biết không?, hoặc anh có góp ý gì với câu trả lời của tôi không?” Đừng tự cho rằng người khác hiểu và đồng tình với câu trả lời của bạn, chính sự không hiểu nhau sẽ tạo khoảng cách giữa bạn và người phỏng vấn.

Cuối cùng,
“Kết thúc đẹp” những gì bạn bắt đầu
Những lập trình viên có thể giỏi chuyên môn nhưng họ thường không để tâm trong việc kết thúc buổi phỏng vấn sao cho “đẹp”. Đây là thời điểm tốt để bày tỏ sự nhiệt tình của bạn với công việc đang ứng tuyển và hỏi xem những bước tiếp theo là gì để bạn có thể nhận được công việc.

4 Likes
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?