Topic hỏi đáp và tư vấn ngành nghề và chọn trường

Thế bạn xếp HANU nằm ở vị trí nào trong số các trường bạn đang phân vân?

Em có đam mê với ngành ATTT và em đang cố gắng theo đuổi. Em có tìm hiểu sơ qua các trường ở tp.HCM đào tạo ngành ATTT chẳng hạn như trường FPT, HCMUTE(mới), PTIT, UIT. Dạ ngoài trường UIT thì với 3 trường FPT, HCMUTE, PTIT thì anh chị có thể góp ý giúp em về 3 trường trên không ạ về môi trường, csvc, cơ hội việc làm,… Em cũng biết khi đi theo lĩnh vực CNTT thì nỗ lực của mình là chính nhưng em muốn tìm hiểu nơi phù hợp với em ạ. Dạ em cám ơn anh chị nhiều.

Nên học kỹ thuật phần mềm hay khoa học máy tính để trở thành kỹ sư phần mềm

Em tìm hiểu thì thấy cả hay ngành đều đều chung, em lên đây muốn mọi người giúp để em định hướng rõ ràng hơn

Tên ngành đã nói lên tất cả, bạn chọn Kỹ thuật phần mềm nhé.

Bạn hình dung “Kỹ sư phần mềm” sẽ làm công việc gì?

Ngành kỹ thuật phần mềm tùy mỗi trường sẽ có chương trình đào tạo và định hướng khác nhau, có trường định hướng ra làm IT hoặc giám sát quy trình hơn là thiết kế hệ thống. Vì vậy bạn nên xem kỹ Chương trình đào tạo mỗi trường để có quyết định phù hợp. Tốt nhất là bạn nên nói cụ thể ngành nào của trường nào.
Nếu nói về ngành học chung chung thì mình khuyên bạn nên học “Khoa học máy tính” nếu có khả năng vì nó khó + điểm chuẩn thường cao nhất trong nhóm ngành CNTT.

KHMT sẽ học về nền tảng tốt hơn, nếu bạn có cơ hội thì cứ mạnh dạn chọn KHMT… còn khi nào không vào được KHMT thì mới chọn KTPM… mặc dù khi ra trường 2 ngành này cơ hội tìm việc chia đều, nhưng nền tảng bên KHMT dạy vững hơn thì bạn sẽ đi xa hơn. Ví dụ: bạn muốn làm các lĩnh vực AI, ML,… các lĩnh vực cần nhiều thuật toán thì chọn KHMT. Còn lại thì chọn KTPM.

Nếu cậu muốn trở thành kỹ sư phần mềm, cậu có thể chọn bên nào cũng được. Tuy nhiên, kỹ thuật phần mềm sẽ là bên dạy kỹ hơn về:

  • Quy trình sản xuất phần mềm trong nền công nghiệp. Cậu sẽ biết về tất cả các phase cơ bản trong dự án phát triển phần mềm cổ điển, các practice cho từng phase.
  • Best practice về thiết kế hệ thống phần mềm, từ database cho tới các hệ thống tính toán ở trên.
  • Best practice viết mã nguồn. Cậu sẽ học về readability và maintainability.

Bên kỹ thuật phần mềm sẽ cho cậu các kiến thức căn bản về practice hơn là kiến thức về computer science. Cậu vẫn sẽ được học về computer science, nhưng chỉ những phần cốt lõi nhất mà bất cứ ai cũng phải biết.
Nếu cậu có switch sang làm kỹ sư ở một domain cần nhiều kiến thức computer science như AI, ML trong tương lai, cậu hẳn nhiên vẫn phải bổ sung kiến thức đó. Tuy nhiên, nó không quá khó để cậu có thể học kiến thức nền tảng đó.

Bên khoa học máy tính sẽ dạy generic hơn, nhiều lý thuyết hơn, với nhiều lĩnh vực hơn (vì mục tiêu của họ là đào tạo computer scientist). Cậu sẽ có khối lượng kiến thức rộng, nhưng sẽ ít practice hơn - thứ này cậu sẽ cần khi cậu trở thành software engineer. Cậu sẽ cần thêm effort tự học những practice ở trên nếu cậu học khoa học máy tính, tuy nhiên nó không nên quá khó khăn.

Hope it helps!

1 Like

Bây giờ đã mở đăng kí nguyện vọng, nhưng mà mức điểm tầm 25đ. Anh chị cho em hỏi là mức điểm vậy học ngành khoa học máy tính có trường nào ạ

Bạn ở miền nào, và mong muốn học ở miền nào?

Cho e hỏi nên học khmt của hus hay ktmt của uet ạ, e hoang mang quá😢

HUS là trường nổi tiếng về đào tạo computer science. Nếu cậu muốn đi theo hướng nghiên cứu hàn lâm về các lý thuyết liên quan tới máy tính, cậu chắc chắn nên cân nhắc HUS, bởi họ mạnh nhất lĩnh vực đó.
UET tớ không có nhiều thông tin, cơ mà vì tên họ là đại học công nghệ, khả năng cao đây là trường đào tạo kỹ sư, và theo hướng thực tiễn hơn. Nếu cậu muốn trở thành kỹ sư có cả hiểu biết về phần cứng lẫn phần mềm, làm ở các lĩnh vực như embedded, IoT, robotic, etc… thì ktmt của UET là lựa chọn tốt.

Hope it helps!

P/s: trên trang chủ của UET và HUS đều có đề cập rõ mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình học của 2 ngành trên. Cậu chắc chắn nên ghé qua để tìm hiểu rõ hơn, và xem cậu muốn học thứ gì hơn.

1 Like

Nếu theo nghiên cứu khoa học như bên hus sau khi mình học lên thạc sĩ hay tiến sĩ thì mình có thể lm việc ở đâu ạ hay chỉ lm giảng viên và tiếp tục nghiên cứu thôi ạ

bạn học HUS đi rồi xin làm các nckh cấp độ sv rồi thầy cô sẽ dẫn đường bạn đi.

Tớ không nghĩ “chỉ làm giảng viên và tiếp tục nghiên cứu” dễ như cách cậu đề cập đâu :smile:
Tất nhiên, khi cậu theo nhánh nghiên cứu, nơi phổ biến nhất, dễ kiếm việc nhất là khi cậu làm giảng viên đại học, nơi cậu vừa dạy học, vừa nghiên cứu. Cơ mà, cậu cũng hoàn toàn có thể làm R&D ở các tập đoàn công nghệ lớn, thậm chí tự mở phòng nghiên cứu của chính cậu.

Hope it helps!

1 Like

Dạ mọi người ơi cho em hỏi với ạ em đam mê lập trình từ năm lớp 11, mà gia đình muốn em học cơ điện tử bkhcm em ko bt nghề này ra trường làm về bên mảng nào vậy ạ!! Em cám ơn mọi người

Tại sao gia đình muốn bạn học Cơ điện tử? Bạn đã tìm hiểu những ngành nào khác hợp với đam mê của bạn chưa?

Vì tớ không làm ở ngành đó, nên tớ chỉ có thể cung cấp câu trả lời tổng quát thôi. Chi tiết thì cậu nên chờ chuyên gia khác nhé! :smile:

Ngành đó chủ yếu đào tạo kỹ sư thiết kế, vận hành hệ thống dây chuyền công nghiệp, robot công nghiệp, etc. Đó thực ra là ngành khá thú vị, và bất cứ ngành công nghiệp sản xuất nào cũng sẽ cần.

Cậu thử đọc mô tả trên trang chủ của khoa này xem:
http://www.aao.hcmut.edu.vn/index.php?route=catalog/nganh&hedaotao_id=9&khoa_id=12&nganh_id=12

Cậu có thể đọc mô tả, tên các đề tài để hiểu sơ qua họ làm gì trong industry.

1 Like

cho mik hỏi là giữa đại học FPT và đh công nghệ tp.hcm thì mình nên học trường nào ngành công nghệ thông tin ạ???

Trường nào cũng có ưu nhược điểm riêng hết bạn, quan trọng định hướng tương lai bạn, bạn chọn muốn đi làm hay muốn theo kiểu nghiên cứu

1 Like

cho em hỏi muốn làm phần mềm thì giữa cn14 httt của UET và cntt của ptit thì bên nào hơn ạ

83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?