Chào bạn, mình là sinh viên chuẩn bị lên năm 3 (Junior), thuộc khoa Điện - Điện Tử (Electrical & Electronics Engineering) - chuyên ngành Điện Tử Viễn Thông (Electronics & Telecommunications) của trường Đại học Bách Khoa TP.HCM (Ho Chi Minh City University of Technology) có đôi điều muốn nói với bạn về ngành ĐTVT.
giới thiệu sơ sơ về ngành thế này, ngành có 2 hướng chính là Điện Tử và Viễn Thông.
Ở hướng Điện tử thì mình thấy có 2 hướng chính nữa là nhúng và vi mạch. Nhúng thì mình thấy bạn đề cập trong câu hỏi nên chắc cũng biết nó là gì rồi. Ở trường thì mình thấy mấy anh học nhúng cơ bản là thầy giao đồ án (hoặc không giao mà bạn phải tự tìm lấy - tùy thầy) rồi bạn làm xong, tới hạn bạn đem lên thuyết trình, demo cho thầy xem. Nhìn chung, nhúng ra trường đi làm khá dễ kiếm việc nhưng lương không cao lắm, thấp hơn vi mạch một tí tầm khoảng 1, 2 triệu. Về vi mạch thì cơ bản nhất của nó là mấy cổng NAND, NOR, NOT, AND, OR, XOR, … Từ mấy cái cổng này, bạn làm ra chip, CPU gì gì đó (đương nhiên sẽ có các board hỗ trợ sẵn) nhưng thiết kế là việc của bạn. Mình thấy món này khá vui khi được giới thiệu qua 2 môn là Kỹ Thuật số và Vi Xử Bắn, à nhầm Lý. Có ông trong clb theo vi mạch, vi điều khiển mới ra trường 17 18 triệu. Cơ mà mấy cái này làm lên lương lâu lắm và đôi khi còn chả lên nữa. Một số người đã từ đó chán mà chuyển sang học công nghệ thông tin để đổi đời =)).
Về hướng Viễn thông, hướng này đa số theo mình thấy chỉ có 2 kiểu. 1 là không biết gì, 2 là vô đối cái gì cũng biết. Cũng như 1 là đi kéo cáp, 2 là ngồi máy điều hòa lương cao ngất trời (thường mấy người này là mấy thằng top khoa). Trường mình thấy nổi nhất thì là siêu cao tần, nếu ai giỏi thì sẽ được trường mời ngồi máy điều hòa. Thỉnh thoảng mình đi ngang cũng ao ước được ngồi trong cái lab tỷ bạc của trường dành cho nghiên cứu siêu cao tần. Còn một hướng nữa là bên kiểu xử lí ảnh này nọ, nghe không liên quan mấy nhỉ? =))) cơ mà thật ra là có. Đâu phải bạn tự nhiên có ảnh mà xử lí? Đâu phải ảnh nào cũng ngon lành cành đào mà xử lí. Câu chuyện nằm ở việc xử lí tín hiệu và cái này liên quan đến viễn thông. Ví dụ đơn giản nhất là dùng drone/flycam để bay lên quan sát các đường dây, nhận diện xem dây có lỗi, trục trặc gì không để báo về trung tâm sửa chữa. Đôi khi nếu bạn đỉnh thì sẽ được nhận mấy cái project liên quan tới quân sự =)) oai lắm nhưng không dễ ăn. Sóng cũng như Xuân Quỳnh, khó hiểu vl, thề.
Ok, đó là phần giới thiệu về những cái nổi bật về cái ngành củ lìn này.
Nếu bạn thực sự đam mê kỹ thuật, điện tử thì hẵng chọn điện tử viễn thông cũng như một số ngành kỹ thuật khác cũng tương tự. Nó không phải như trên phim chế tạo robot đi kịch kịch, cũng không phải lúc nào cũng được ngồi máy điều hòa mát lạnh, càng không phải thiết kế được những thứ gì đó mang tính vĩ mô. Nhìn chung kĩ thuật Việt Nam chỉ là mua về, sử dụng rồi bão trì thôi chứ chưa đủ tầm chế ra cái gì đó mới mới mà thực sự hay ho đâu. Với lại, kỹ sư Điện - Điện Tử ở Việt Nam còn bạc lắm, trường mình đầy ông chuyển qua làm sale cmnl.
Còn nếu học viễn thông để học nhúng được code các thứ thì bạn nên bỏ cái phần được code sang một bên. Code nhúng, theo mình nó hơi nhàm. Nó thiên về bạn hiểu phần cứng hơn là phần code.
Thêm cái nữa, nếu học ĐTVT (nôm na là kỹ thuật) thì phải giỏi toán, ĐTVT thì cần giỏi thêm lý nữa. Mấy trường khác thì mình thấy nó nhẹ nhàng hơn còn học ở Bách Khoa thì ngay từ kì đầu đã được học toán kỹ thuật về Fourier, Laplace, các chuỗi rồi một số cái thặng dư, kì 2 thì được học giải tích mạch, lí bán dẫn. Kì thứ 3 thì là kỹ thuật lập trình (hợp ngữ LC3 và C), truờng điện từ (1 trong những môn kinh dị nhất của Bách Khoa), tín hiệu và hệ thống, kỹ thuật số. Tới kì 4 thì được học cơ sở điều khiển tự động, cơ sở điện tử công suất, cơ sở kỹ thuật điện, vi xử lí, xử lí số tín hiệu. Nôm na các môn chuyên ngành là vậy. Và cả 4 kì thì không kì nào mình không phải đụng đến vi tích phân, đạo hàm cả.
Thế thôi, . Mong bạn có lựa chọn đúng đắn. Quan trọng nhất là bạn phải biết bạn thực sự thích cái gì. Đừng vì mấy cái hào nhoáng mà lại bỏ đi cái mình giỏi, cái mình thích.
ĐTVT của KHTN thì chắc là bạn đang muốn nói tới KHTN miền Nam. Mình thì…well yeah nếu bạn có điều kiện thì học sư phạm kỹ thuật đi, tại SPKT học phí khá chát xíu. Còn không được thì cứ KHTN. Né Bách Khoa ra nếu được =)), chát lắm.
cái này tùy vào bạn như thế nào nữa
bạn thích được khen, thích được famous để có động lực phấn đấu thì chọn trường bth, còn nếu bạn không quá nặng nề về tinh thần khi học tập thì bạn chọn cái top đi. Không phải cứ làm người bth trong top là ngon hơn người giỏi trong lứa bth đâu =)).
Quan trọng phải nói lại. Phải biết mình.