Tiến sĩ thì mới làm giảng viên giỏi?

Chào mọi người,

Hiện nay em thấy nhiều người cho rằng giảng viên đại học CNTT phải là người học cao hiểu rộng, học tiến sĩ ở các trời Âu Mỹ hoặc học thật chất ở các trường ĐH lớn ở Việt Nam. Vì chỉ những người có hiểu biết sâu, học cao thì mới có thể giải đáp những vấn đề vướng mắc cho sinh viên một cách rõ ràng dễ hiểu nhất.

Em thì không đồng ý với quan điểm đó vì em cho rằng:

  • Nhiệm vụ chính của giảng viên mỗi môn học là giảng dạy kiến thức môn học đó sao cho sinh viên dễ dàng tiếp thu nhất và giảng viên có thể trả lời những câu hỏi của sinh viên liên quan tới môn học đó. Do đó, miễn là giảng viên đáp ứng yêu cầu đó là có thể dạy tốt ở trường đại học.
  • Các tiến sĩ học cao hiểu rộng nhưng họ chỉ có thể trả lời những lĩnh vực mà họ nghiên cứu chứ không thể biết hết những kiến thức của toàn ngành CNTT, và những lĩnh vực mà các tiến sĩ nghiên cứu thì thường không phải là chuyên ngành hẹp, ít liên quan tới môn học cụ thể trên trường đại học, nên nếu có sinh viên hỏi kiến thức về những mảng đó cũng là một số rất ít.

Quan điểm của các anh chị về vấn đề này như thế nào ạ

Cũng không rõ lắm. Nhưng ở các trường đại học yêu cầu giảng viên từ thạc sỹ trở lên …
Thực ra đi học chán nhất là học Giáo Sư với Phó Giáo Sư cực nhé!! Học xong chẳng hiểu gì =)) hay là mình dốt nó thế. Muốn thi qua môn. Lại phải nhờ thầy cô khác dạy để ôn.

5 Likes

Thầy mình từng nói : giảng viên ĐH bắt buộc phải Thạc sĩ trở lên nếu bằng đại học thì sao dạy ĐH được, chả khác gì 2 thằng ĐH nói chuyện với nhau ! :stuck_out_tongue_closed_eyes::stuck_out_tongue_closed_eyes:

5 Likes

Mấy giảng viên là Tiến sĩ Âu Mỹ dạy cũng hay lắm bạn, giáo sư thì hên xui @@

3 Likes

Đại học mà đi giảng chi li từng tí, giải đáp từng tí cho sinh viên thì còn gì là đại học nữa, gọi là cấp 4 à. Truyền đạt kiến thức tốt thì người nào có khiếu sư phạm thì học dễ hiểu chứ ko liên quan đến Tiến sĩ hay giáo sư gì ở đây.

7 Likes

Chỉ có kết luận một điều là giảng viên nam dạy hay hơn giảng viên nữ. (trừ những cô xinh. :slight_smile:)

Nghe mấy cô cứ đọc sờ lai nghe nó cứ bằng bằng sao á.

Còn nghe mấy ổng giáo sư nói chuyện hay hơn nhiều, lấy ví dụ cũng dễ hiểu nữa. :slight_smile:

7 Likes

Mình học 4 thầy/cô đều có học vị Giáo sư, ở 4 môn: giải thuật, thiết kế giải thuật, trí tuệ nhân tạo, xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Điểm chung mình thấy là hay bắt sinh viên phải tự trả lời, xoáy thẳng các câu trả lời đó, cho sinh viên thảo luận tìm ra bản chất. Sau đó thầy/cô gộp mấy cái ý thảo luận thu được thành kiến thức. Rồi về tự đọc sách để hiểu mấy phần râu ria còn lại.

Còn thầy/cô Tiến sĩ mình thấy dạy phụ thuộc vào slide nhiều hơn, giảng một mạch từ đầu đến cuối, sinh viên chả có gì để nói cả.

9 Likes

nghe rất phân biệt nhưng lại rất thực tế :upside_down_face:

1 Like

Hi Nguyễn Anh Tuấntuangnguyenplus.
Giữa tiến sĩ và giảng viên giỏi không hề có mối quan hệ nào. Cái cần có giảng viên giỏi là người có kiến thức truyên sâu và khả năng sư phạm. Và muốn có kiến thức chuyên sâu thường cần học lên các bậc học cao hơn và khi đó sẽ có các chức danh tiến sĩ v.v.v… -> Giảng viên giỏi thường sẽ là tiến sĩ hoặc hơn, và là tiến sĩ hoặc hơn chưa chắc đã là giản viên giỏi. Tuy nhiên nếu không phải là tiến sĩ hoặc hơn thì chắc chắn không thể là giảng viên giỏi vì dù sinh viên tốt nghiệp xuất sắc thì đi dậy cũng chỉ như bạn cùng lớp thôi.

4 Likes

(post withdrawn by author, will be automatically deleted in 24 hours unless flagged)

Theo mình thấy bên CNTT có 2 hướng ứng dụng và nghiên cứu, nếu sinh viên theo hướng nghiên cứu thì mình đồng ý với bạn giảng viên nên là tiến sĩ, nhưng nếu theo hướng ứng dụng thì theo bạn nếu giảng viên chỉ tốt nghiệp ĐH và là Senior làm việc tại các cty phần mềm, có kinh nghiệm làm nhiều dự án thực tế và kiến thức chuyên sâu thông qua quá trình làm việc và tự học thì họ có thể trở thành giảng viên đại học giỏi được không hay những kiến thức đó chỉ phù hợp dạy nghề?

3 Likes

Hi Nguyễn Anh Tuấntuangnguyenplus
Nếu mục tiêu là anh thợ code thì học hết cấp 3 thậm chí cấp 2 đi học một hai khóa về một nền tảng thêm với tự đọc tài liệu nữa là cũng có thể đi làm được rồi. Đâu cần học đại học vậy thì mấy anh học đại học xong không cần bằng giỏi có kỹ năng sư phạm là cũng có thể đáp ứng rồi.

P/S Với cá nhân mình học ngôn ngữ lập trình thư viện nền tảng rất dễ vì nó là do con người tạo ra nó logic và có tài liệu đầy đủ. Còn học đại học đâu chỉ để thành anh thợ code đọc tài liệu áp dùng fw.

3 Likes

Mình có xem video dạy của bên standford và thấy họ cũng phụ thuộc slide và nói rất nhiều, nhưng trong quá trình nói có đoạn dừng cho sinh viên hỏi và trả lời. Như vậy có lẽ tùy vào trình độ sinh viênmục đích môn học mà giảng viên chọn phương pháp dạy phù hợp chứ không nhất thiết theo 1 trong 2 hướng (bắt sinh viên trả lời, thảo luận với giảng viên nói nhiều) nhỉ?
Link khóa học mà mình tham khảo: https://see.stanford.edu/Course/CS106B

Như vậy theo bạn là người tốt nghiệp đại học và có kỹ năng sư phạm thì có thể dạy nghề nhỉ?

Nếu như vậy thì còn dạy đại học thì sao bạn, người chỉ tốt nghiệp đại học nhưng có kiến thức và kinh nghiệm làm việc thì có đáp ứng được vị trí đó tốt không?

2 Likes

Hi Nguyễn Anh Tuấntuangnguyenplus.

  1. Đúng nhưng không có nghĩa là đủ điều kiện để làm giảng viên các trường nghề. Một số trang dậy lập trình cũng đều do sinh viên ra trường làm một thời gian tạo nên.
  2. Đi học đại học không chỉ để học sử dụng ngôn ngữ trình thư viện mà là học cách để tạo ra nó.

P/S Không có ý coi thường các bạn học nghề. Mình chỉ nói trên quan điểm số đông vì khi đưa ra các quy chuẩn đạo đức thường xã hội sẽ tuân theo số đông và coi đó là chân lý dù nó chưa hẳn đã đúng. Nhưng chắc chắn nó sẽ phục vụ cho lợi ích của nhiều người hơn.

2 Likes

Mình đang nói giáo sư của Việt Nam mà.

Thầy/cô dạy không theo kiểu thông thường, ổng cho tài liệu của ổng, sách bài tập cũng của ổng. Sinh viên thích đọc tài liệu ổng hay xem tài liệu khác cũng được, nhưng đọc phải hiểu. Phát biểu với thầy mà không hiểu đoạn mình nói thì ổng xoáy ác lắm, lúc đó mình chỉ biết đứng đơ thôi. Kiến thức hàn lâm thì ổng bắt phải đơn giản, cho ví dụ bình dân. Cuối cùng không có đứa nào dám giơ tay phát biểu, lèo tèo vài đứa hay trả lời thôi. :v

Còn giáo sư nước ngoài thì mình không rành lắm, nhưng qua các MOOC thì có vẻ giống cách dạy tiến sĩ bên mình á. Nhưng cũng có thầy cũng dạy kiểu bắt học sinh trả lời, Donald Knuth là 1 ví dụ. Bạn có thể search về course dạy giải thuật của Knuth, ổng hỏi sinh viên quá trời luôn.

5 Likes

Cám ơn bạn nhiều :smiley:

Tiến sĩ thì chưa chắc làm giảng viên giỏi nhưng giảng viên giỏi đều phải học rộng tài cao.

Mà muốn học rộng tài cao thì học vấn lại đòi phải cao :rofl:

3 Likes

Câu hỏi vớ vẫn nên closed topic đi, tạo ra nhiều tranh cãi lung tung, bỏ tiền ra mà học thạc sĩ thì biết, xem vài video các Giáo sư dạy trên MIT rồi quy chụp này nọ.
Những câu hỏi dạng gây tranh cãi này y như “ăn thịt chó có văn minh không?” còn ở đây “giảng viên giỏi có cần thiết phải là tiến sĩ?”
Riêng a thì thấy việc dạy học là của các thầy, còn nhỏ chưa có kiến thức chuyên ngành sâu thì bớt phán xét linh tinh.

1 Like

Vui thôi. Nhưng cơ bản là cách biện luận chứng minh, bảo vệ ý kiến của mình sao cho khách quan. Chứ không phải tấn công cá nhân qui chụp tự coi mình là đúng. Lại nói về ăn thịt chó. Ăn thịt cho không quyết định nó không văn minh mà là cách ăn như nào thôi. Thịt chó không có mắm tôm là không văn minh.

4 Likes

ĐM bác nói đến lại thèm :yum:

83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?