Thảo luận về sự riêng tư của người dùng (User Privacy)

Nên quay lại topic chính, các bạn đang lái sang government tracking, dễ gây ra ấn tượng xấu cho readers, kiểu như: “bạn phải phạm pháp, bạn sai mới sợ bị tracked”.

Privacy không phải là lý do để chống government tracking. Nên không cần phải phạm pháp mới cần privacy, và topic gốc mính cũng không đề cập đến điều đó. Nên quay lại lý do ban đầu, dưới góc độ người dùng phổ thông.

4 Likes

Cái gì cũng có 2 mặt của nó. Chính phủ là chính phủ, lại còn chính phủ “tốt” với cả chính phủ “xấu”. Từ ngày internet ra đời, cái gì người ta cũng nói được, cái cột điện nó còn bảo là biết đi, bánh mì Hội An nó còn bảo là cơm thừa canh cặn. Vấn đề kiểm soát internet được đặt ra sau khi có những hậu quả nhãn tiền đập vào mặt các nước chứ không phải tự dưng mà người ta nói đến.

Nếu đã tin tưởng tập đoàn lớn, mình chả thấy có cái lý do gì để không tin tưởng chính phủ cả. Bán thông tin cho chính phủ, thì sẽ được chính phủ bảo kê, mà chả ai biết là mình bán, thằng nào điều tra lớ ngớ chính phủ lại cho cái công văn phạt. Vừa được tiếng, vừa được miếng. Nếu đã nghi ngờ chính phủ, thì lẽ ra cái gì cũng phải nghi ngờ mới đúng. Chả ai biết được thời kỳ sau này thế nào. Cứ cho là Google lớn đi, biết đâu đến thời kỳ suy yếu họ lại thay đổi chính sách người dùng thì sao?

Hoặc là đơn cử như ở VN đấy, rõ ràng chính phủ mình có nghe lén thông tin được đâu. Nhưng khi có chuyện xảy ra, ông can ông cứ làm cái văn bản đóng dấu đỏ gửi cho là mấy công ty trong nước chả nôn hết thông tin ra. Facebook với Google là công ty của Mỹ, chính phủ VN không làm gì được, nhưng chắc gì chính phủ Mỹ nó cũng không làm gì được?

2 Likes

đúng rồi, bởi vậy mới có nhiều hơn 1 party để đấu đá lẫn nhau :V :V Nói 1 tí nữa là động chạm chắc bị bay nick =]]

nhớ có Apple gì FBI đòi bẻ khóa iphone của nghi phạm (hay phạm nhân gì đó, ko rõ :V) mà ông Apple cũng có mở đâu :V Phải có trát của tòa thì mới được phép lục soát này nọ, tòa án tối cao phải là cơ quan độc lập với chính phủ :V Điều mà chính phủ độc tài ko có :V Bàn nữa chắc bay nick thôi dẹp nha :V :V

2 Likes

Lúc nào có Tòa Án AI open-source thì mình tin, chứ tòa độc lập hay ko độc lập ko có nghĩa ko bị mua =))

nghi ngờ vậy đúng rồi, nhưng tòa phải tuân theo cái gọi là Hiến pháp :V Muốn phán ngược lại Hiến pháp cũng khó :V Ví dụ tự do báo chí mà ko có, ví dụ bắt bớ bịt miệng nhà báo, nó thoát nó kiện đủ bằng chứng thì tòa cũng khó phán ngược lắm :V Bên Mỹ tụi nó cứ ôm Hiến pháp ra mà cắn với nhau như sở hữu súng đạn có trong Hiến pháp, ai đòi cấm là bên kia lại đem ra cãi nhau chí chóe :V :V :V

còn tự ý sửa Hiến pháp như ông Putin hay ông Hít le thì bó tay rồi =]] Putin còn hiền chỉ có nhà báo tự tử chứ Hít le thì hơi bị khác :V :V

1 Like

Hiến pháp hay luật thì cũng do cầm đầu làm ra cả. Luật pháp cũng phải sửa cập nhật liên tục theo từng thời kỳ, nên ông Putin có sửa thì cũng phải xem sửa những gì chứ đừng nghe báo chí phương Tây nó viết. vd: hồi xưa Việt Nam làm gì chấp nhận hôn nhân đồng giới, mang thai hộ…
Và như bạn nói cái sở hữu súng đạn có khi giờ mẽo vẫn cãi nhau đòi cấm, tức là chưa chắc hiến pháp đã “đúng”.

1 Like

Thì bởi vậy nên muốn sửa đổi amendment trong hiến pháp phải qua 2/3 số phiếu thuận trong Quốc hội, sau đó phải qua 3/4 số vote thuận từ 50 bang, fail 1 trong 2 là không được sửa

1 Like

Thì Nga hiến pháp cũng phải qua quốc hội duyệt à.
Con người đấu tranh 1000 năm nữa thì vẫn phải sửa ấy mà :smiley:

1 Like
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?