Thảo luận về sự riêng tư của người dùng (User Privacy)

Meanwhile

topic trôi ra tận Mariana rồi, vớt lại đê :joy:

Thu thập dữ liệu cho Machine Learning nhưng vẫn đảm bảo privacy cho người dùng.

3 Likes

Trước Debian, giờ Redhat. Firefox có plugin chống cross-site script, auto tắt javascript với trang lạ, hầu hết các trang vẫn xài được bình thường, trang nào không chạy thì vào bằng chromium thôi.
Có cái bất tiện là hay phải nhập CAPTCHA.

Data thì không có, bao nhiêu thì giấu tịt.

Xong lại đòi nâng cao UX.

Ôi tôi mệt với user quá.

2 Likes

No. Computers are stupid. People are smart, they should be able to take care of themselves. Efforts to make computer “smart” often fail.
Ví dụ điển hình là ngôn ngữ ở các trang web. Các site nên để tiếng Anh là mặc định thay vì cố lục tung tất cả các dữ liệu khả dĩ để đoán ra một kết quả sai, phải biết có khi cả Google cũng đoán sai. Tệ hơn là người dùng không biết làm sao để đổi lại ngôn ngữ.
Người dùng có trách nhiệm cập nhật phầm mềm để đảm bảo bảo mật. Nhưng không phải vì vậy mà được force update giống như Win10.

nhờ Snowden mà privacy “bị” nâng lên mức hoang tưởng rồi. Trước Snowden có ai quan tâm privacy là cái quái gì đâu, sau Snowden gì giãy nãy như đúng rồi. Snowden la làng là vì chính phủ spy on người dân, còn tư nhân nó spy thì có hại gì đâu, sao lại phản đối?? Hận vì mình làm giàu cho mấy cty đó?? Hay hận vì nó đập quảng cáo vào mặt mình bất ngờ? Thế mấy xe bán bánh mì Sài Gòn, hay xe cà rem kẹo kéo mở nhạc đi ngang qua nhà bạn có chạy ra đuổi và chửi vì nó đập quảng cáo vào lỗ tai bạn ko?

ko có quảng cáo thì VTV nó có mua bản quyền rồi chiếu free giải ngoại hạng Anh, chiếu free cúp C1 cho coi ko? Privacy chỉ đáng giấu chính phủ vì lý do chính trị, còn lý do kinh tế thì chả có lý do gì mà ôm khư khư để kìm hãm phát triển cả.

3 Likes

Kỹ thuật hay. Về khoản này thì Apple giữ gìn danh tiếng rất cẩn thận, ngày xưa Apple từng từ chối chính phủ không mở khóa con iPhone của Osama Binladen. Cũng vì nó máu mặt nên mới dám làm thế, công ty nhỏ mà láo vậy là sml.
Anyway, kỹ thuật này là “We don’t track you”, tức là user phải tin tưởng là bạn sẽ không track. Không phải là “We cannot track you”

Cho anh một like. Nhưng mà kinh tế - chính trị có liên kết “rất chặt chẽ” với nhau đó.

Tại sao MS 20 năm qua không thu thập dữ liệu người dùng mà đến Win 10 mới thu thập? Đơn giản thôi, 90% dữ liệu của toàn thế giới được tạo ra trong vòng 2 năm qua https://viettimes.vn/90-du-lieu-cua-toan-the-gioi-duoc-tao-ra-trong-vong-2-nam-qua-150124.html

Tại sao chính phủ được phép thu thập dữ liệu người dùng được mà các công ty tư nhân lại không được? Đơn giản thôi, xã hội cần chính phủ thu thập thông tin để bảo vệ họ trên Internet cũng như xã hội cần công an, quân đội để bảo vệ họ trong thực tại. Bạn có thể lý luận rằng bạn trong sạch, bạn biết tự bảo vệ mình, bạn không tin tưởng vào chính phủ hoặc bạn có “đại ca” bảo kê rồi nên không cần công an nữa, nhưng xã hội này không chấp nhận hình thái kinh tế xã hội kiểu đó, họ gọi nó là “xã hội cộng sản nguyên thủy”.

trên internet ko ai biết ai là ai thì cần gì chính phủ bảo vệ @_@

cho phép công ty tư nhân theo dõi nhân viên của họ là hợp lý, vì nếu ko theo dõi từng cử động của nhân viên thì chúng nó chôm bí mật công ty bán cho đối thủ cạnh tranh như Coca bị Pepsi chôm công thức thì sao :V

Google, Facebook, v.v… nghe lén người sử dụng dịch vụ của họ cũng thế. Thật ra người sử dụng GG FB có thể xem là 1 loại “nhân viên” của họ, làm công ăn “lương”. Lương ở đây ko phải là tiền mặt nhưng là dịch vụ, từ gu gồ tới gmail v.v… Bỏ thời gian xem quảng cáo cho GG FB là coi như làm việc kiếm tiền cho GG FB rồi. Vì vậy GG FB có quyền theo dõi người dùng dịch vụ của họ thoải mái. Ai ko đồng ý thì xài dịch vụ khác. Y như ko thích bị công ty theo dõi khi làm việc thì xin đổi cty khác.

nhưng nếu cty đó là chính phủ thì khác :V Bạn ko thể đơn giản nghỉ chơi với chính phủ nước bạn được :V Trừ phi bạn bỏ xứ mà đi. Nếu bạn chấp nhận cho chính phủ theo dõi trên mạng thì ngoài đời thực bạn cũng phải cho phép chính phủ vào nhà bạn lục soát bất cứ lúc nào, tịch thu à ko thu thập bất cứ món đồ gì thuộc về bạn. Đương nhiên ko ai muốn điều đó xảy ra. Muốn lục soát phải có trát của tòa. Tương tự thông tin trên mạng cũng phải thế :V

có 1 cuốn sách của George Orwell nói về chính phủ độc tài, theo dõi nhất cử nhất động của công dân :V https://en.wikipedia.org/wiki/Nineteen_Eighty-Four

Mỹ thì chỉ cho phép nghe lén công dân thông qua Patriot Act, từ vụ khủng bố 11/9 :V :V :V Theo ý của bạn thì trước năm 2001 Mỹ là xã hội cộng sản nguyên thủy à??? Thu thập thông tin công dân để bảo vệ công dân, nhưng ko chống được khủng bố xả súng trường học. Vậy thu thập làm gì? 99.9999% dữ liệu thu thập được ko phải khủng bố, chính phủ tốt họ bỏ qua, chính phủ xấu thì sẽ lọc thêm những dữ liệu những kẻ được cho là chống phá chính phủ, ví dụ nếu Đức quốc xã còn tồn tại mà cho chúng nó thu thập dữ liệu công dân thì làm sao phá nó được? Chính phủ tốt phải là chính phủ ko cần theo dõi công dân vẫn bảo vệ công dân được.

5 Likes

Ngăn chặn thông tin/băng nhóm chống phá chính phủ không phải là một cách bảo vệ người dân sao?

ko ai biết ai là ai nên càng cần chính phủ bảo vệ.

“nhân viên” hay “nô lệ”? “nhân viên” này có được hưởng đầy đủ quyền lợi của nhân viên như BHYT, BHXH, BHTN, thành lập công đoàn, … không bạn?

đồng ý, các công ty công nghệ phải phối hợp với cơ quan chức năng nếu có trát từ tòa. Nhưng công an đợi có trát của tòa mới đi điều tra, thu thập chứng cớ vì nên giải tán cơ quan đó đi.

trước hay sau 2001 thì Mỹ vẫn là nước kiểm soát Internet.

có, nếu FBI biết trước họ có thể ngăn vụ xả súng xảy ra.

số liệu này bạn lấy ở đâu vậy? một chính phủ độc tài, phát xít vẫn tốt hơn một xã hội vô chính phủ. Lịch sử loài người đã chứng minh điều đó.

=)))

3 Likes

quyền lợi đó có thể xem là được trả dưới dạng dịch vụ của họ rồi :V Bảo hiểm thì có dưới dạng kiện tụng như Yahoo bị kiện vì leak password người dùng :V Còn đòi thành lập công đoàn thì thiếu gì, EFF là ví dụ nè

ko được phép theo dõi tất cả công dân 24/24 là xã hội vô chính phủ? Đâu ra vậy :V 1 nghìn lẻ 1 luật pháp khác để làm gì :V Có lẽ như bạn đang cãi cùn ko cần logic :V
99.9999% là ước tính 1 phần triệu của mình :V :V Vd VN 100tr người thì hiện đang có 100 phần tử khủng bố (???) mà ko biết có tới 100 hay ko :V

bạn cười câu “Chính phủ tốt phải là chính phủ ko cần theo dõi công dân vẫn bảo vệ công dân được” cũng đc vì nó khá ngô nghê :V nhưng phải hiểu theo dõi công dân là con dao 2 lưỡi, rơi vào tay chính phủ tốt thì ko sao, rơi vào tay chính phủ xấu thì mới có vấn đề, ví dụ thực dân Pháp mà theo dõi được công dân thuộc địa 100% thì làm gì có cách mạng :V :V Thậm chí bây giờ chính phủ tốt tôi cho phép đạo luật theo dõi này, nhưng chục năm nữa chính phủ xấu lên ngôi thì làm sao tôi gỡ bỏ cái luật này? Tôi có ý muốn gỡ là chính phủ nó đã biết và chặn tôi lên tiếng rồi, vậy làm sao tôi gỡ nó được?

thu thập dữ liệu theo dõi người dùng là để kiểm soát người dùng, bảo vệ cty đó trước tiên. Làm sao đảm bảo chính phủ theo dõi tôi để bảo vệ tôi trước mà ko phải là bảo vệ chính phủ và kiểm soát tôi trước :V Chính phủ kiểm soát tôi vì chính phủ được phép theo dõi tôi, còn ai kiểm soát chính phủ? Công ty nó kiểm soát tôi thì còn có chính phủ kiểm soát nó, còn chính phủ thì ai kiểm soát? Tôi à? Làm sao là tôi được vì chính phủ đã kiểm soát tôi, biết tôi đọc cái gì và viết cái gì, thì làm sao chính phủ cho phép tôi biết chính phủ tham nhũng cái gì :V

để ngăn chặn khủng bố thì có vô vàn biện pháp khác, ví dụ lục soát hành lý cấm mang súng ống dao kéo lên máy bay v.v…, theo dõi tất cả người tốt lẫn xấu 24/24 365/365 nên là biện pháp cuối cùng à ko, ko được coi là 1 biện pháp mới đúng :V

5 Likes
  • Việt Nam có thể chưa đến 100 khủng bố, nhưng những người có tư tưởng chống Cộng là bao nhiêu?
  • Mặc dù Pháp không theo dõi 100% nhưng theo dõi, chi phối gần như mọi hoạt động của người dân thuộc địa, nhưng những hoạt động cách mạng vẫn hoạt động bí mật đấy thôi.
  • Chục năm nữa chính phủ xấu lên ngôi thì chẳng cần phải có luật ngay từ đầu họ cũng biết đường mà thêm vào mà không cần người dân phải ho he.

Khái niệm nhà nước: Nhà nước là một tổ chức chính trị của một giai cấp thống trị về mặt kinh tế nhằm bảo vệ trật tự hiện hành và đàn áp sự phản kháng của giai cấp khác.

4 Likes

theo logic này thì chỉ theo dõi được người tốt còn người “xấu” thì ko theo dõi được, vậy theo dõi mà ko chặn được kẻ “xấu” thì theo dõi làm gì?

đúng, vì vậy khi chính phủ thông qua luật xấu như luật theo dõi này thì dân phải chống, khi còn có thể. Vì chính phủ đòi theo dõi người dân có khả năng rất lớn là chính phủ xấu.

bàn 1 hồi động qua chính trị chắc bị ban hết =]]

2 Likes

“theo logic này thì chỉ theo dõi được người tốt còn người “xấu” thì ko theo dõi được, vậy theo dõi mà ko chặn được kẻ “xấu” thì theo dõi làm gì?”

=> Để thành công thì hoạt động cách mạng phải tuyên truyền đến người dân. Thời Pháp, Pháp biết hoạt động tuyên truyền diễn ra, nhưng không thể ngăn chặn hết được. Bây giờ cũng vậy, hoạt động diễn ra ngầm thì không thể biết, nhưng để tuyên truyền ra cộng đồng thì nó phải công khai.

Viết xong e cũng chả biết bàn mấy cái này để làm gì nữa.
Mỗi người một ý, Vote close topic.

3 Likes

Chịu. Anh giỏi thì lên mà ứng cử, chính phủ của chúng ta và nước ngoài nói chung chả ai đến tầm như anh muốn nên chúng ta vẫn phải theo dõi người dân. Chả biết trong đám “dân” đấy có thành phần nào, cứ theo dõi cho chắc. Nhà nước nào chả đại diện cho giai cấp thống trị, không theo dõi để mấy ông làm phản à?

Anh nói thế chả khác nào kiểu “Máy tính tốt là máy tính không cần tường lửa”.

2 Likes

so sánh thế này là khập khiễng. Tường lửa ko gây hại gì cho máy tính, còn theo dõi mượn danh bảo vệ người dân là tầm bậy, có thể dùng để hại người dân, bắt bớ vô cớ, chặn thông tin gây xấu cho chính phủ đó. Ví dụ 1 chính phủ nào đó giết người dân để bán nội tạng chẳng hạn, vì theo dõi đc người dân xem gì nên sẽ cấm người dân ko được biết thông tin này. Nhà báo nào tính đăng tin thì vì chính phủ đã biết trước nên cản ngay và nhà báo này bỗng dưng mất tích. Ko ai điều tra vì công an thuộc phe chính phủ. Kiện ko ai xử vì tòa án cũng thuộc phe chính phủ độc tài. Bởi vậy khi mà quyền riêng tư của tôi bị chính phủ xâm phạm, tôi còn kiện được, có người xử có người nghe thì khả năng rất lớn chính phủ này chưa trở thành chính phủ xấu.

chính phủ theo dõi người dân để bảo vệ cho chính phủ mà ko bảo vệ người dân thì sao? Giống như sở hữu súng ấy. Anh nói để bảo vệ bản thân, nhưng anh cầm súng trường có thể xả 200 viên 1 phút. Bảo vệ bản thân hay làm hại người khác? Phải so sánh với 1 chương trình anti-virus đòi quyền đọc tất cả thông tin mạng miếc của anh, đòi đọc cả password email làm việc, tài khoản ngân hàng, tài khoản nước điện thoại, đọc tất cả nội dung HTTPS v.v… để bảo vệ cho anh khỏi virus. Nhưng trong TOS thì ko ghi rõ những thông tin đó ko thể dùng để chống lại anh. Anh tự hiểu là chương trình đó có toàn quyền sử dụng những thông tin riêng tư của anh làm bất kì thứ gì nó thích. Như vậy 1 ngày đẹp trời con anti virus nó rút tiền khỏi nhà băng của anh, tống tiền anh vì nó biết anh down phim lậu, game lậu, ide crack. Anh có muốn install 1 chương trình anti virus như vậy ko? Máy tính tốt chỉ cần AV của MS là đủ rồi. Càng nhẹ càng tốt. Trên mạng tôi chặn Javascript, cắm USB thì tôi scan USB đó. Chả cần bên thứ 3 nào đòi đọc tất cả password đòi đọc nội dung https của tôi mọi lúc mọi nơi hết.

1 Like

Tóm lại là có 2 mặt tuỳ vào hoàn cảnh cụ thể.
Không có xấu tốt hoàn toàn.
Một ông lôi cái xấu ra 1 ông focus vào cái tốt có tranh luận hết năm.

3 Likes

Tranh quyền đoạt vị thì từ xa xưa thế giới đã vận hành như vậy rồi. Nếu mà nhà nước kiểm soát chặn quá thì lại cầu viện ngoại bang vào xâm chiếm, rồi lại chiến tranh, rồi loạn hòa bình @@.
Vòng lặp này sẽ ko bao giờ kết thúc nếu để con người làm chủ :)). Hi vọng AI thống trị con người.

83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?