xóa làm chi, ai thích tốn thời gian thì vào thôi
từng gặp 1 ông khẳng định trình trung bình nhưng biết vâng lời thì ổng có thể dạy được, còn khôn mà nói ko nghe thì ổng sút ngay
xóa làm chi, ai thích tốn thời gian thì vào thôi
từng gặp 1 ông khẳng định trình trung bình nhưng biết vâng lời thì ổng có thể dạy được, còn khôn mà nói ko nghe thì ổng sút ngay
DNH k có thả haha nhỉ :v
em nghĩ nếu thằng B nó giỏi, nó không hòa đồng vì chắc nó coi thường mấy người khác thôi. qua môi trường khác với những người giỏi ngang nó thì nó hòa đồng ngay.
Do lâu tăng lương, do deadline sml, do team gà, do gánh tạ quá lâu, do không cùng level, do bị cướp mất crush, do ….
Sao lại vô nghĩa. Bài học hẳn hoi.
Có rất nhiều tay sếp do chịu khó cày cục mà lên. Nhiều tay sếp vừa mới ngoi lên đc. Cứ nghĩ có 1 lũ đệ ngoan ngoãn cày tăng ca như mình ngày xưa là ổn. Lại còn cố lên gân gò team theo sắp sếp của mình. Thằng giỏi nó có cách của nó, nó nhìn thấy ko cần phải tăng ca mà cần tăng thư giãn. Đen thay là team 10 thằng thì có tới 9 thằng chả dám phản đối tăng ca muộn và tay sếp thì nhĩ rằng đã đc 9/10. Sếp bảo thủ và lo sốt vó… tìm cách loại nó như loại 1 thứ toxic.
Mấy tháng sau tay sếp ốm yếu xin nghỉ vì quá sức dẫn tới lao. DA thì đếch đi đc 1 nửa.
Thêm nữa là sự nghiệp tay sếp đứt từ đây. Gia đình lão cũng đứt vì vợ bỏ (bỏ giường trống quá nhiều).
Cái này dành cho quản lý là chính, khá khó chứ không đơn giản. Làm không tốt rất dễ rã team.
Đúng vậy!
Nhìn thấy thằng đệ cặm cụi, chăm chỉ, suốt ngày. Và 1 thằng khá nhàn nhã…Nó lại còn thik nhảy ra ngoài café, nước nôi nữa chứ. Ko lẽ mỗi lần nó đi nó mời cả đám đang hì hục kia đi?
Hay bảo chú đánh mảnh, ko hòa đồng???
Quy củ, tuân thủ vs sáng tạo nó vốn đã ko gần nhau.
Ông nào nói cũng chỉ mang giá trị tham khảo không phải chân lý. Cách làm việc của bạn giống như dùng quyền lực để áp đảo.
Bạn có thể thuê người giỏi hơn B nhưng họ có phục tùng không lại là chuyện khác.
Cách của bạn sẽ giúp bạn thu nhận được rất nhiều người biết dạ vâng.
Ở cái site này. Ô sáng lập, mấy tay chuyên đi trả lời tôi nghĩ cũng giỏi hơn khá khá số còn lại ở cái lĩnh vực code chung chung.
Tụi này thấy kiệm hỏi.
Học và hỏi nó cũng chả mấ liên quan đến nhau. Xưa đi học thấy mấy đứa nhao nhao giơ tay hỏi nhiều hầu như toàn xàm xàm. “Tiên tiến thái độ”.
Haha. Mấy khi có topic chia phe đánh nhau. @_@! Độ này đến mùa thi giữa kĩ toàn mấy thanh niên không học lên hỏi bài ôn thi nhạt lắm.
Nói chung là chia phe oánh nhau đê.
Anh đi xa em quá,
Seth Godin chỉ ra rằng cái tháp thành công của bất kỳ việc gì ở đời trông như thế này:
1. Thái độ
2. Cách tiếp cận
3. Mục tiêu
4. Chiến lược
5. Chiến thuật
6. Thực hiện
Càng đi xuống dưới càng kém quan trọng. Vậy mà chúng ta hầu như chỉ quan tâm vào bước cuối cùng, cũng là bước kém quan trọng nhất.
Thái độ ở đây không phải là “dạ thưa bảo vâng” nhé
Thế phải tự hỏi tại sao họ ngu nhưng họ lại làm sếp? -.-
Trong team nên có 1 thằng ngược dòng tất cả các ý kiến còn lại, team mới phát triển được.
Thái độ hay cái gì đó là cái không bất biến. Nó hoàn toàn có thể thay đổi. Trước khi anh chọn, hãy hỏi tại sao ? Tại sao lại có thằng B ? Nếu anh không trả lời được và chỉ chăm chú đến việc để 2 thằng lên bàn cân, xin chia buồn:
Anh chỉ là nơi đào tạo nhân lực cho công ty khác.
Nhân viên chê sếp dốt, sếp chê nhân viên kém đều đúng trong nhiều trường hợp. Sếp cũng bị giáng chức, hoặc sa thải hoặc làm tan rã team đầy ra.
Nhân viên chê sếp dốt khi họ bất mãn. Để nhân viên bất mãn là dấu hiệu của rã team. Vậy chê là đúng hay sai ?
Cái bài này ngay từ đầu đã là cách nhìn thiển cận của 1 người, ko có gì đáng bàn cãi ở đây.
Tại sao lại chỉ có 2 lựa chọn đó? Tại sao ko phải là 1 người có thái độ tốt, hòa đồng và lại có skill ngon? Muốn đào tạo ra những người đó dễ lắm. Có thể chọn 1 người có low skill cũng được nhưng đặt cho người đó 1 giới hạn về thời gian, thì người giỏi là người sẽ vượt qua được. Giỏi là phải đánh giá về nhiều mặt chứ ko phải chỉ giỏi skill là đủ.
Và tai sao cứ giỏi là lại chê sếp ngu? Bạn có thể giỏi tech nhưng sếp là người biết cách đưa dự án đến thành công. Liệu bạn có làm được điều đó ko? Hay bạn nghĩ bạn giỏi tech rồi bạn làm đủ thứ cao siêu rồi coi thường người khác? Đó cũng là cách nhìn rất thiển cận, vì giỏi tech đôi khi sẽ kéo dài dự án quá lâu và ko cần thiết vì ko nghĩ được cách gì đơn giản để hoàn thành công việc.
Bởi vì đó là cách và kỹ năng dùng người của quản lý. Và thực tế nó đa phần nó là trường hợp như thế. Ông nào làm leader, man thì chắc đều đã gặp.
Thằng vừa giỏi vừa ngoan nó lại chọn chủ chứ lúc đó không phải quyền chọn là của anh.
Mặc dù ít khi thành phần B nó quá đáng nhưng nó sẽ làm theo kiểu cho xong.
Nói chung chủ đề này không phải dành cho tất cả mọi người.
Ko biết câu này có phải là chọn làm startup ko hay mình hiểu sai? Bạn vui lòng giải thích rõ 1 chút nhé
Hiểu đơn giản thôi bạn.
Nếu bạn thực sự giỏi và cả ngoan bạn hoàn toàn ý thức được giá trị của bản thân.
Khi đó bạn sẽ có hướng đi tìm môi trường mà bạn muốn làm việc, tìm một nơi xứng tầm để cống hiến.
Mấy thằng giỏi nhiều khi nó là những thằng dành rất nhiều thời gian cho đam mê, ám ảnh của nó. Nó đếch hứng thú và dành thời gian cho mấy cái thứ thủ tục, lễ nghi… và đôi khi là cũ ríc.
Những thằng này nó đếch có mấy kỹ năng mềm, kỹ năng xã hội… Mấy đứa tuyển dụng, mấy đứa sếp loại chưa đủ sâu và rộng cứ coi trọng cái chuẩn mực kia mà bỏ lỡ nhân tài.
Đù! Mấy thằng sếp ở VN tưởng lên sếp là ngon lắm, là phải đc tôn trọng, là phải tôn ti trật tự, quy củ, “quân lệnh như sơn”…
Ko chịu nổi 1 cái f**k vào mặt thì sao dưỡng đc nhân tài.
Liệu ông đủ tỉnh và đẹp để giúp cái thằng ngổ ngáo thành wonderful? Hay sợ nó pass?
Bởi cái đất này, thằng sếp lớn vắt chanh thằng sếp nhỏ, thằng nhỏ vắt chanh thằng nhỏ hơn. Chanh mềm thì vắt đc chứ chanh cứng vắt thế ếu nào. Lễ nghi, thủ tục… vứt bỏ nhân tài là đặc trưng bấy lâu của cái đất này, và đa phần cả con người nữa.
Mấy cha code thuê outsource thử nhấc tay khỏi phím coi? “Ráo mồ hôi là hết lương”. Cái vòng loop này nó giữ chân các ông. Mấy ông ngoan lắm! Vắt cũng đc nữa.
Mấy thằng sếp tự hỏi đi! Đưa cho ông 1 thằng vừa tài, vừa ngoan, biết người, biết ta, biết xã hội thì với tài đức của ông giữ nó đc mấy hôm?
Chắc ô đã xứng với nó!???
Bài học đầu tiên khi tôi làm quen với dự án CNTT là “tất cả team phải nhìn cùng 1 hướng, dự án thành công là cả team thành công, 1 người thất bại là cả team thất bại, khi hỏi 1 vấn đề mà có > 1 câu trả lời tức là dự án thất bại”.
Sao không ai chọn phương án là không chọn ai nhỉ :v
Ông giỏi kia không thay đổi cũng loại, mà ông dốt kia k giỏi lên thì cũng out ta :v :)))
Dĩ nhiên cơ hội công việc vẫn chia đều cho cả 2.
Ông giỏi đi tìm dự án khủng, k cần giao tiếp :))
ông dốt đi tìm dự án nhỏ, lương bèo. Còn 2 ông này không ngồi chung mâm được với nhau rồi
Có nhiều người bảo thái độ tốt nghĩa là dạ vâng. Tôi cho rằng các bạn đang hiểu sai ý tôi.
Như topic đã nói, chúng ta chỉ xét thái độ ở 2 thái cực
rất tích cực, chủ động tìm tòi, chăm chỉ, tự giác làm ngoài giờ để hoàn thành công việc
-> đó là thái độ tốt, đáng tuyên dương, có thể ảnh hưởng tích cực đến đồng nghiệp xung quanh, mặc dù mình không đồng ý làm ngoài giờ (thớt không nêu rõ có trả lương hay không)
trình độ rất pro, có thể giải quyết vấn đề rất nhanh, tốt… Nhưng k hòa đồng với team, hơi ích kỷ và tiêu cực. k muốn hỗ trợ cho team.
-> Xin lỗi nhưng mình đã làm việc với vài người như vậy rồi, và cảm thấy chả học hỏi hay nhận sự giúp đỡ từ họ nhiều. Bạn thử nghĩ nếu ngày nào xách ba lô đi làm, ngồi với người mình không thích cả ngày thì có làm việc hiệu quả hay không?
Ở trên thị trường có cả đống người pro và có thái độ tốt (ở đây chỉ bàn teamwork tốt) thì sao không chọn họ để tạo nên môi trường làm việc, văn hoá công ty lành mạnh?
Mình hoàn toàn ủng hộ sự phản biện khi giải quyết 1 vấn đề, vì đó là sự đóng góp vào mục tiêu của nhóm, còn dạ vâng là thể loại mình không thích, bởi 1 số không giúp ích gì nhiều, 1 số thì nịnh nọt.
Teamwork tốt không đơn giản là dạ vâng, mà là giúp đỡ lẫn nhau cũng như phản biện với nhau nếu có khúc mắc ở 1 vấn đề trong 1 nhóm, cái sự khác nhau trong lối suy nghĩ mới đưa nhóm đi xa hơn vì mỗi suy nghĩ sẽ đưa ra những giải pháp khác nhau.