Tản mạn về "học cách học"

Chào mọi người,

Cứ đầu mỗi năm Âm lịch mình lại thích “bắn phá” một vài phát đạn lên mạng cho dzui cửa duzi nhà. “Quả đạn” năm nay chính là vấn đề “học như thế nào”. Nào, giờ trở lại nguồn gốc của câu chuyện:

Năm qua có gần một tá những bạn SV và cả kỹ sư, cử nhân ra trường đi làm chưa quá hai năm ghé thăm mình để xin được tư vấn một số vấn đề… để rồi… rách việc từ đây người ơi :frowning:

Qua các trao đổi với các bạn này, Thin thấy rằng hầu hết đều chưa biết cách học. Hậu quả đã dẫn đến đuối sức trong một xã hội đang chuyển đổi ở cấp độ mà “nếu bạn không học một ngày, giống với bạn ra sông bơi ngược dòng nước mà chậm một nhịp”. Họ khó hiểu mỗi khi họ nghĩ cái họ phát hiện ra hay lắm, thì Thin xin phép là ngắt ngang (bất lịch sự quá!) để kể phần còn lại câu chuyện họ sẽ định kể. Có người ngạc nhiên vì sao ông này ổng biết, ổng đọc não mình chăng? Không, làm gì có chiện đó :smiley:

Chợt nhận ra một điều đó là hầu như ở nhà trường Việt Nam từ mẫu giáo cho đến sau đại học đều không có môn học tương đương với “Learning how to learn” mà ở các nước phương Tây thường chú trọng.

Để học được cách học, để có đủ nền để sau đó tự học thành công, Thin liệt kê lại những thứ có vẻ hiệu quả với Thin (với người khác hãy tự trải nghiệm và tìm ra riêng cho họ):

  1. Hãy tin rằng không có cái gọi là “mông lung như một trò đùa”. Cái này để dành cho mấy tên ngốc tự an ủi bản thân bọn đó.

  2. Quên đi, đá đít mạnh mấy cái làm xao nhãng bạn đi qua một bên. Kiên quyết tắt điện thoại, tắt tivi, cố thiết lập môi trường học giống như thư viện nếu đó là học dạng dùng não nhiều hơn dùng tay, và nơi đó không phải xưởng cơ khí.
    Điều buộc phải chấp nhận xao nhãng, cái duy nhất đó là có bé con nằm trong nôi đang đói sữa khóc dặt dẹo mà bạn thì vừa bị đuổi việc, vợ phải ra ngoài kiếm cơm, bạn thì ở nhà ngồi học (để có kỹ năng mới xin việc lại), đến cữ cho con bú sữa vợ vắt ra để sẵn.
    Khi mới bắt đầu học thời gian đầu, chưa đủ tập trung cần có đồng hồ quả cà chua.

  3. Ngủ đủ giấc, ăn uống, nghỉ ngơi điều độ để trí óc được minh mẫn.

  4. Đã đọc đi đọc lại cuốn sách “Tâm hồn cao thượng” đoạn ông bố dặn ông con về việc học để nuôi dưỡng cảm hứng, bồi bổ ý chí ham học.

  5. Đặt bản thân vào chế độ tập trung cao độ, làm sẵn danh sách những thứ cần học trong ngày từ đêm hôm trước, trên đó liệt kê tối đa 5 mục mỗi ngày, cứ xong mục nào gạch bỏ mục đó. Trước khi đi ngủ, nhớ dành 30 phút để ôn lại những gì đã học được trong ngày.

  6. Có thái độ học tập nghiêm túc trong việc hiểu về cách tiếp cận tri thức: không có việc coi khinh lý thuyết, đề cao thực hành hoặc ngược lại. Hai cái này là song hành chứ không phải đối lập, loại trừ nhau, không có cái nào là con ghẻ, cái nào là con ruột.

  7. Nếu không bị khiếm khuyết về giác quan, khi học nhớ vận dùng tất cả các giác quan để việc nhớ được lâu, nó tạo ra được những kết nối tốt hơn trong não.

  8. Nghiện ngập (bất cứ thứ gì, kể cả nghiện học) là kẻ thù KHÔNG đội trời chung với việc học. Vì thế, đừng để bạn rơi vào trạng thái nghiện ngập. Nghiện ngập sẽ làm cho não bạn bị tan ra như những tảng bọt biển bị sóng đánh, không thể cố kết thần kinh để tạo thành tri thức.

  9. Học một mình không bao giờ hiệu quả, mà phải có sự trao đổi, giao lưu, trò chuyện với những người (cũng ham học hỏi) để học thêm một số điều hay ho, thú vị từ họ. Người đó có thể là thầy, có thể là bạn, có thể là kẻ đáng ghét nhưng điểm chung của họ là không phản bác chuyện học của bạn.

  10. Mục tiêu tối thượng của việc học đó là giúp cho phần “linh hồn” của bạn tiến lên một nấc thang mới để giả sử sau này có việc đầu thai kiếp khác hoặc qua sống ở một thế giới khác sau cái chết thì bạn được tiến hoá.

Nào, giờ mời anh em vào ném đá quăng bèo chơi cho vui!

17 Likes

Vậy cho em hỏi học để biết với học để làm có gì khác nhau ? Em nghĩ trước mắt nên học để làm việc, có tiền rồi mới tập trung nghiên cứu được.

Lúc trước mình có thói quen vừa luyện code vừa đeo tai nghe. Kể từ lúc tai nghe bị hư tự nhiên thấy tập trung hẳn ra. Khuyên các bạn nếu có muốn tự học (trên máy tính) thì bỏ tai nghe ra và bật âm lượng thật lớn. Ít nhất cũng tránh bị Youtube cám dỗ.

15 Likes

Học và làm việc là hai “thuộc tính” của một người, không nên xem cái nào là để phục vụ cái nào. Hãy cứ học và làm việc song hành, sự tương tác giữa chúng thường nằm ngoài ý muốn chủ quan của mỗi người.

10 Likes

Một cái học không có tiền, một cái là học có tiền. Dễ hiểu. :penguin:

9 Likes

Học khóa này nè:


Rất nhẹ nhàng. Học xong giờ quên hết rồi :clock1030:
Hi vọng giống Trương Vô Kỵ…

10 Likes

ở nước ngoài học từ bài tập tìm ra lý thuyết để giải, còn ở vn học từ lý thuyết, nhớ lý thuyết vận dụng giải bài tập.

4 Likes

Ở đây bàn cách học tôi chỉ đưa 2 cách, ô thích học cái gì kệ ô.
Mà tôi ví dụ luôn nhé:
Ô học nhiều toán cao cấp năm 1,2 nhiều ngành khác cũng thế ngoài luyện tư duy, ra trường ko dùng kiểu gì chả quên Ô có vận dụng được vào ứng dụng thực tiễn ko?
Nước ngoài họ dạy từ bài tập mặc dù lý thuyết cần nhớ ít nhưng ít ra cũng luyện cách giải quyết vấn đề, cũng đọng đc nó ứng dụng việc gì.
“Chắc mẹ” là cái gì vậy?
:joy:

1 Like

Chắc chú em chỉ làm game, web bán hàng bla bla… mà chưa đụng tới HLSL nhỉ, chưa từng phân tích phổ sóng, xử lý audio, video nhỉ. Chưa từng làm về core của các thiết bị y tế, thiết bị điện tử, viễn thông, xử lý siêu cao tần…

hoặc là dùng hàm có sẵn và tất nhiên không cần hiểu.
Kể cả môn cn Mac-Lenin cũng giúp ta có 1 tư duy biện chứng, cách đồng tiền hoạt động, biết được vận động của xã hội.

người ta dạy nhiều, còn biết vận dụng hay không còn xem năng lực tới đâu. Đã đủ hiểu để áp dụng chưa.

8 Likes

Oh, tớ cũng định recommend course đó khi đọc title của bài này :smile:
Course này hay phết! Tớ recommend cho tất cả mọi người!

7 Likes

Mình cũng xin bổ sung thêm tí thời sự. Cuối năm rồi weforum có update các kỹ năng cần thiết cho công việc vào 2025. Một trong các kỹ năng mà họ có đề cập đến đó là “Active learning and learning strategies” đó anh em. Vậy nên đề tài này của chủ thớt cũng rất là hợp thời ròi đó. :slight_smile:
https://assets.weforum.org/editor/responsive_large_webp_upHSSjfnSnRi25ZVyYPL_58Mta5fzYRTUFyBIVWdlrc.webp

2 Likes

Đang đọc cuốn này của Barbara Oakley
Nhiều thứ khá hay ho

7 Likes

Các cao nhân đàm đạo em mê quá <(")

Cảm ơn bác @superthin về post này nhé! :smile:

Tớ thấy rất nhiều bạn ở Việt Nam mình (trong đó có cả tớ ngày xưa) có hạn chế to lớn ở kỹ năng học (ừ, học là 1 kỹ năng mềm đó :smile:). Tớ cũng thấy băn khoăn khi giáo dục phổ thông mặc định mọi người có kỹ năng này, dẫn tới các bạn hoặc là được học và rèn luyện kỹ năng này một cách vô thức, hoặc là rất yếu ở kỹ năng này.
Tớ cũng từng rất ngạc nhiên vào thời gian đầu tham gia diễn đàn mình, khi đọc được rất nhiều câu hỏi thể hiện sự thụ động trong việc tìm kiếm kiến thức cũng như sự hổng kiến thức trầm trọng - điều thường thấy đối với các cá nhân không có kỹ năng học tốt.

Như @JobSeeker.vn (bạn ấy là chuyên viên tuyển dụng - nên bạn ấy có rất nhiều insight cho các skill cần thiết để bạn có việc làm) có đề cập ở trên, “Active learning and learning strategies” là kỹ năng quan trọng.
Vì thế, tớ rất muốn promote post này của bác @superthin, vì nó chắc chắn sẽ hữu ích cho tất cả mọi người. Tớ cũng muốn promote post dưới đây (cũng có nhiều thông tin hữu ích cho các bạn mới, đặc biệt khi bạn muốn nghiên cứu thêm về công nghệ).

Mọi người có thể đưa thêm đóng góp vào các post thảo luận hữu ích này. Bất cứ resource nào mới, cách tự học tốt, chiến lược học thú vị, đều rất hữu ích cho tất cả mọi người.
Tớ tin đây là điều mà Dạy Nhau Học đang cố gắng hướng tới :smile: Hi vọng topic này sẽ giúp ích được cho các thế hệ tiếp theo.

7 Likes

A post was merged into an existing topic: Topic lưu trữ các post off-topic - version 3

không cần thần tượng “nước ngoài” như vậy đâu, học sinh sinh viên bên đó cũng “đi ngoài ra nước” mỗi khi học bài / làm bài thôi :slight_smile:
cái viễn cảnh bạn đang nhìn thấy nó là tờ quảng cáo của bọn bán suất du học và định cư đấy :smiley:

4 Likes

Nên coi lại cách comment “chắc mẹ gì…” của bạn trước khi đăng trên một diễn đàn nhé :smiley:
Không ai tôn sùng gì nước ngoài cả, chỉ vì tính “tự ái dân tộc” mà thôi.

Những gì tốt của họ thì chúng ta học hỏi thôi, nhưng có điều là chúng ta… không chịu học hoặc cố tình không muốn học.

Phương pháp tối ưu chắc chắn không phải là học thêm học bớt, chắc chắn không phải là xét hạnh kiểm/điểm thành tích, mua điểm, mua bằng.

3 Likes

cái gì tốt thì học có sao nhỉ?
mà nước ngoài học có hẳn 1 môn học cách học đấy, bao năm r, nước ta có môn đó trong chương trình phổ thông hay đại học ko? mình đi học và chưa thấy Thầy Cô nào nói về "học cách học " cả.
ở trường thì chủ yếu môn học dùng não trái, suy luận logic, mà ra ngoài để thành công cần não phải, cần biết ăn nói nữa.

uh, cái môn “học cách học” thì tất nhiên là tốt, mình chỉ comment về việc bạn thần tượng “nước ngoài” thôi.
mình từng học và làm việc với sinh viên quốc tế (có Đức, PHáp, Áo, Mỹ), dạy sinh viên quốc tế (có Sing, Mã, Hàn, Nhật) luôn đây, tụi nó cũng đối mặt với đủ loại vấn đề mà sinh viên việt nam gặp phải thôi, có chăng do đặc tính văn hóa, mà cách xử lý vấn đề của sinh viên bên nó khác mình, chứ không phải cứ “nước ngoài” là hay là tốt đâu.

7 Likes
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?