Khi bắt đầu công nghệ mới nên học từ sách, blog, trang chủ hay học từ video bài giảng trước?

Xin chào
Như tiêu đề mình muốn hỏi xem Mọi người học từ đâu mà thấy dễ hiểu hơn khi mới bắt đầu tiếp cận công nghệ mới.
Thanks

3 Likes

Mình chủ yếu học từ các blog và đối với các framework/language thì mình học từ doc của nó. Ví dụ là hiện tại mình đang học ngôn ngữ lập trình Rust thông qua Rust By Example, 1 doc chính thức của Rust.

4 Likes

Phải nói cụ thể, chứ hỏi chung chung này thì thua. Công nghệ là công nghệ gì? Người tìm hiểu đã có kiến thức nền liên quan hay chưa? Nếu chưa thì phải tiếp cận từ zero, từ zero tốt nhất thì nên đọc sách của ông tổ nghề đó.

Phải hình dung rõ là bắt đầu để đi đến đâu, không mường tượng ra cái đích thì rất dễ giống như dân ngoại đạo, và vậy thì phí, không cạnh tranh nổi với dân ngoại đạo được là thua đau lắm luôn. Mình là dân ngoại đạo đây, nhưng chớ có đùa, khả năng tự học - kéo nhanh về cuối bài - của Thin ở mức nhiều anh em IT mà không ngồi code 16 tiếng/ ngày đều ngán.

Ví dụ, ngày xưa mình không biết gì về IT hết vì mình là dân học văn thì mình buộc phải đọc sách về lịch sử máy tính, rồi đọc xem tại sao có công thức Algorithms + Data Structures = Programs , ai đẻ ra công thức đó, trong thực tế thế nào,… blah blah blah. Rồi thì mạng bị rớt, mình phải tìm hiểu các giao thức mạng từ phần cứng cho đến cả phần mềm. Rồi web bị lỗi phông chữ, mình buộc phải học về WWW, HTML,… blah blah. Đi lùng sục cả chợ Nhật Tảo mua thiết bị về làm lab đến mức căn phòng trọ của mình bạn bè nhìn vào thì cứ nghĩ rằng mình rinh cả một gian hàng ở chợ Nhật Tảo về nhà.

Sau tùm lum cái vọc, đời biết đó là đâu, giờ mình kiếm cơm chính là bán hàng ở chợ truyền thống, kiếm thêm bằng cách viết dặm thêm những dòng code vào các ứng dụng cũ viết bằng ngôn ngữ Perl, điều mà khi đến với IT mình chẳng có ý niệm gì.

Ngoài ra cũng kiếm thêm chút được bằng nghề tối ưu hóa tốc độ trang web, chỉ đơn giản là nhiều anh em làm web, làm SEO lười làm thảy qua cho mình. Thỉnh thoảng được đi du lịch vì anh em làm sales giải pháp cổng thông tin ngày xưa thỉnh thoảng rủ đi biểu diễn cho khách hàng xem cái gì đó và hỗ trợ giải đáp một số câu hỏi thiên về kỹ thuật khi khách hàng đặt câu hỏi. Nói chung nghề IT tay trái vì không muốn vô công ty IT làm, lo sợ bị bệnh trĩ :smiley: chứ không cần phải nộp đơn hồ sơ lôi thôi, gửi email là có cty nhận liền.

Một khi có nền tảng vững rồi thì học cái “công nghệ” kiểu như library hay framework gì đó rất đơn giản, chẳng có gì phải lăn tăn hay phải đú trend gì đó cho nó mệt. Ví dụ như mình tìm hiểu về web với PHP thì mình học PHP OOP và PHP MVC chứ không nhảy vào một framework, platform nào ngay từ đầu. Khi ngon MVC rồi thì có vọc “coọc ịt nái tơ” hay “sým phô nỳ” hay “lá vàng reo”, “lá mì nát” thì đều thấy chẳng phải là vấn đề gì to tát, đọc tài liệu về framework cần vọc trong 3 ngày là viết code được rồi, rồi làm thì nó sẽ tốt lên sau khi nhớ cú pháp và từ khóa. Khi có kiến thức về MVC bên PHP rồi thì mình cũng chẳng thấy ASP .NET hoặc Java Springboot gì đó là cái gì ghê gớm nữa, cũng vẫn đọc code và chỉnh chọc được khi cần thiết. Rồi thì sử dụng Drupal làm web cá nhân, có bạn bè nhờ về WordPress mình thấy có vẻ là ôi, nếu biết WordPress dễ vầy thì hồi đó đừng dại chọn Drupal.

Nếu một người định theo nghiệp IT chưa có kiến thức nền tảng mà lười biếng chỉ đọc lướt lướt các thứ tạp nham trên mạng thử xem có “chấm mút” gì được không, tiếp cận vấn đề theo kiểu mì ăn liền thực dụng sẽ không ăn thua. Nếu thích cách đó thì tốt hơn hết là làm chủ bộ MS Office hoặc một công cụ về đồ họa hay chỉnh sửa video gì đó, hoặc đi học sửa điện thoại kiếm cơm ngon hơn nhiều so với tọc tạch về IT. Vọc IT mà chỉ học cái ngọn thì không thể đi xa, thu nhập cũng rất xoàng, chỉ ngang với mấy thằng đánh game được chủ tiệm game nuôi, phí cả tuổi xuân.

10 Likes

Ơi tớ nghe! :smile:


Cậu có thể thấy đấy @anon14394188, 2 câu trả lời ở trên rất có ích, giúp cậu hiểu được cách mọi người tiếp cận với framework/technology mới ra sao, trên khía cạnh vô cùng thực tiễn.
Quay về câu hỏi của cậu, tớ nghĩ việc học sử dụng resource nào phù hợp với bản thân cậu nhất. Mỗi người có 1 hoàn cảnh, thời gian, mục đích học, khả năng khác nhau, nên mỗi người có 1 cách học đặc thù phù hợp với họ. Ví dụ:

  • Nếu cậu đang đi học đại học, ở môi trường hàn lâm, có nền tảng kỹ thuật cơ bản vững chắc, cậu có nhiều thời gian để tìm tòi, thử nghiệm, thì cậu nên tiếp cận với công nghệ mới thông qua các resource như sách hay official document, tùy cái nào được giải thích tốt hơn.
    Đặc điểm của những resource này là giải thích kỹ, có hệ thống, nhưng cần kiến thức nền tảng tốt để tự lý giải, tốn thời gian lúc đầu.
  • Nếu cậu muốn tiếp cận các kiến thức thực tiễn, cơ bản, và hands on hơn, với mục đích cần giải quyết 1 vấn đề nhanh gọn, không tốn thời gian, cậu có thể follow tutorial cơ bản, xem các video, các course cơ bản về công nghệ đó. Những resource này có đặc điểm giúp cậu giải quyết vấn đề nhanh chóng, sử dụng nhanh chóng công nghệ để xử lý các use case cơ bản và phổ biến. Tuy nhiên, kiến thức của các resource này có thể quá cơ bản cho các use case phức tạp hơn, và cậu sẽ không có nền tảng để hiểu sâu và vận dụng công nghệ cho 1 bài toán phức tạp.
  • Nếu cậu đã có kiến thức nền tảng của 1 công nghệ tương tự, hoặc của chính công nghệ đó, mà muốn nâng cao hơn, cậu nên theo dõi blog của những chuyên gia đứng đầu cộng đồng sử dụng công nghệ, tham gia các hội thảo, các seminar chuyên sâu, technology conference, tham gia diễn đàn cộng đồng những người dùng công nghệ, giúp đỡ họ, hoặc thậm chí cậu có thể đi dạy/thuyết trình về công nghệ (đó cũng là cách học đấy, đừng confuse nhé! :smile:).
    Nó sẽ giúp cậu biết được những thứ mới nhất, những cách hay để sử dụng công nghệ cho 1 bài toán nào đó, kèm theo sự giải thích chi tiết lý do cho từng lựa chọn thiết kế.
    Nó sẽ giúp cậu advance kiến thức của cậu hơn.

Hi vọng, với chia sẻ trên đây, cậu có thể lựa chọn resource phù hợp với mục đích của cậu.

8 Likes

Mới là mới như thế nào bạn ? Mới đối với toàn thế giới, toàn nhân loại hay chỉ mới đối với mỗi mình bạn ?

kiến thức nền tảng thì nhiều lắm, cần cái gì thì học thôi, mỗi cái đều có kiến thức basic riêng.

1 công nghệ hoặc 1 thuật toán đã ra đời bạn, t ko phải nghiên cứu, khám phá

theo kinh nghiệm t, học video sẽ nhanh hơn đọc sách thời điểm đầu( nếu tìm dc video hay) , mỗi người quan điểm riêng nhưng riêng t thấy vậy.

t post vì lý do hồi xưa năm nhất t mới học C, tìm quyển gì đó của APtech học, rồi học xong cũng mơ mơ chưa hiểu lập trình, rồi sau học thêm vài môn lập trình mới vỡ ra dc lập trình, ý tưởng khái niệm, giờ năm 4 cũng ko hiểu sao hồi đó mình tiếp cận chậm thế

1 Like

Đối với công nghệ mới thì ưu tiên đọc documentation trước. Docs do chính dev team của framework/library/tech đó viết ra nên họ sẽ tập trung giải thích sâu về cốt lõi/chi tiết của công nghệ. Tuy nhiên một số use case đặc biệt họ sẽ không cover hết. Nói gì thì nói docs là nguồn tài liệu chính thống nhất, chính xác nhất và nhanh nhất. Các docs giờ họ viết tutorial để người mới làm quen.

Kế đến là blog, thường các blogger sẽ viết theo các use case phức tạp mà docs chính thức chưa cover hết, họ viết theo kiểu step by step + source code up trên github, down về chạy thử, code vọc vạch trên đó sẽ học được nhiều thứ.

Hoặc có thể học trên các khoá học ở Udemy hay học trên Youtube. Học cách này nhanh vì nó dùng video. Tuy nhiên các nguồn này thường không update kịp công nghệ mới nhất và thường chỉ có các công nghệ phổ biến họ mới làm.

Sách là một nguồn ổn định, thường sách viết tương đối hệ thống về công nghệ có tên tuổi lớn, lâu năm.

2 Likes

Nếu chỉ là câu hỏi này thì câu trả lời của mình là docs > official tutorial > blog. Docs có 2 loại, 1 loại do chính chủ phát hành, 1 loại do 1 người tốt nào đó tổng hợp lại một cách chi tiết. Đa số các công nghệ viết docs rất tốt, tuy nhiên có một số framework lại có unofficial docs phổ biến và đầy đủ hơn (ví dụ như pygtk unofficial docs, official docs hình như không có). Mình đặc biệt không xem video, vì mình không follow được nhịp của họ, với lại khi muốn tra cứu 1 thông tin gì đó trong nội dung họ đang trình bày thì hơi khó hơn so với dạng text (book/blog/…).

Còn nếu là câu hỏi nên bắt đầu từ sách, blog hay gì đó khác thì câu trả lời của mình là… StackOverflow :grin:

2 Likes

Kiến thức nền tảng không nhiều như những cái “công nghệ” đang nở như hoa mùa xuân trên khắp các trang mạng đâu. Đang nói liên quan IT ở đây, chứ lại đi bàn kiến thức mọi thứ theo cái cách nói về tri thức là ra ngoài chủ đề này rồi. Đời người là hữu hạn so với kiến thức càng ngày càng nhiều ra.

Nếu kiến thức nền tảng mà nhiều (hơn những cái “công nghệ”) thì nó lại không gọi là kiến thức nền tảng nữa rồi. Bảng cửu chương không thể nhiều hơn các phép tính nhân có trong thực tế :smiley:

Mình chỉ túm lại quan điểm của mình đó là tùy người xác định họ sẽ như thế nào? Muốn trở thành võ sĩ vĩ đại, ngày ngày tập luyện chăm chỉ, xây dựng nền tảng thể lực để rồi một ngày tỏa sáng như Conor McGregor (dám chịu nhục cho bạn gái nuôi 8 năm “ăn học” đấm đá) hoặc như nhà khoa học Katalin Karikó hay là chỉ muốn làm một tên chạy việc vặt với cái máy tính và cứ nghĩ mình là “chuyên gia IT”, “kỹ sư phần mềm” thì tùy. Lựa chọn nào cũng đều là trong tầm tay, nhưng rồi “ai cũng chọn việc nhẹ nhàng…”, thì sao?

6 Likes
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?