Tại sao nhiều sinh viên thích đi làm thêm?

Hôm nay mình có cảm hứng lung tung nên muốn viết 1 bài chia sẻ quan điểm của bản thân về việc sinh viên đi làm thêm.

Lý do:

  • Mình nghĩ các bạn muốn tự kiếm chút tiền để mua những món đồ mà mình thích như 1 cái áo đẹp, 1 chiếc điện thoại để selfie với bạn bè, 1 cuốn truyện tranh, hay gấu bông để tặng bạn gái nhân dịp sinh nhật… ->tự nguyện

  • Điều kiện kinh tế gia đình không đủ cho chi phí học đại học của các bạn. ->không tự nguyện (do hoàn cảnh bắt buộc)

=>Dù lý do nào đi nữa thì cũng cho thấy bạn là một người có tính tự lập đáng được khen ngợi

Mặt tốt:

  • Đi làm thêm thì sẽ giúp bạn học được rất nhiều kỹ năng sống như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm,… đặc biệt là bạn va chạm ngoài đời nhiều thì chắc chắn bạn sẽ trưởng thành hơn, tích luỹ nhiều kinh nghiệm làm việc thực tế mà ở môi trường ĐH bạn không thể nào có được, ngoài ra còn tạo dựng được một số mối quan hệ mà sau này ra trường sẽ cần đến

  • Có thêm chút ít tiền để làm những việc mình thích không còn e ngại mỗi lần xin tiền của ba mẹ nữa-> quá tuyệt vời

Mặt hạn chế:

  • Làm ảnh hưởng rất rất nhiều đến thành tích học tập của bạn, khi đã đi làm thêm thì bạn sẽ không có thời gian để hoàn thành những bài tập mà thầy cô giao trên lớp (trừ 1 số bạn quản lý time tốt) -> tình hình học tập sa sút ->chán nản và bỏ học

  • Nếu như việc làm thêm đó liên quan đến chuyên ngành bạn đang theo học thì nó cũng tốt nếu bạn biết cân bằng time đi làm và time học trên lớp, nếu không thì mình khuyên bạn hãy đến năm 3 hoặc năm 4 hãy đi vì lúc đó kiến thức bạn đã vững thì sẽ không mấy khó khăn

=>Dù mặt hạn chế nào đi nữa thì bạn cũng hãy nhớ rằng 12 năm đèn sách để được vào ĐH đã khó thì hãy cố gắng thêm 4 năm nữa để có được 1 tấm bằng đẹp chớ đừng vì những ham muốn nhỏ nhoi tầm thường trước mắt mà quên đi nhiệm vụ của mình là học và chỉ học, ba mẹ bạn sẽ rất tự hào với hàng xóm rằng con tôi ra trường với tấm bằng giỏi chứ không phải là do đi làm dẫn đến bỏ học ĐH. Sau khi ra trường thì bạn mặt sức muốn làm gì thì làm

Dẫn chứng:

  • Thực ra mình cũng đã từng đi làm thêm vào hk1 của năm 1 vì nghe bạn bè rủ ghê cũng ham. Đến ngày lãnh lương thì rất là hạnh phúc và sung sướng vì đó là lần đầu tiên mình tự kiếm ra tiền. Mình cứ miệt mài làm, mỗi ngày về nhà thì mệt mỏi quá lăng ra ngủ chẳng học gì được cả. Nhưng lúc này mình vẫn chưa lường được hậu quả của nó và đến lúc vào phòng thi giữa kì thì chợt nhận ra mình làm bài không được, đêm đó mình suy nghĩ rất nhiều…sau 1 tuần có kết quả thì chắc bạn cũng biết là nó rất tệ toàn điểm dưới trung bình. May mắn là mình quyết định bỏ đi làm thêm và chăm chỉ học thì tới kỳ thi cuối kỳ thì điểm số đã được cải thiện rất nhiều.

  • Đến bây giờ mình đã lấy đó làm động lực để học tập, mình không cho bản thân phạm phải sai lầm nào nữa bằng cách cố gắng học để đạt điểm cao bù đắp vô các con điểm thấp đó.

Lời khuyên:

  • Nếu bạn nào đã đi làm thêm thì hãy dừng ngay việc đó lại và cố gắng học tập cho thật tốt. Sau này ra trường muốn làm 24h/ngày cũng được

  • Nếu bạn có ý định làm thêm thì hãy thực hiện nó ngay vào khoảng thời gian nghỉ hè, vì đi làm bạn sẽ học được rất nhiều thứ mà bạn bè ĐH của bạn không thể nào học được

9 Likes

Đó là vấn đề của bạn :wink: . Phải tự cân bằng thời gian. Sinh viên quốc tế ai cũng đi làm kiếm tiền du lịch/ tiết kiệm

5 Likes

Đã đủ 18 tuổi thì phải biết tự nuôi sống bản thân. Sinh viên trên thế giới đều tự đi làm mà. Mình cũng lên như vậy. Biết cân bằng thời gian, biết tự lập.

6 Likes

Quan điểm của mình lại khác. Mình không thích ba mẹ khoe khoang thành tích của mình với hàng xóm, và mình nói thẳng với ba mẹ là không nên tự hào vì những thứ con đạt được từ việc học, mấy bằng khen đó chỉ là bề nổi. Bởi điều đó ai cũng làm được, duy cách mà con đối xử với bản thân và tương lai, cách con sống, cái đó mới đáng tự hào.

Mình cũng từng như bạn, 12 năm đi học, mỗi năm vác về hai bằng khen, trung bình môn không bao giờ dưới 9.0 :slight_smile: Để được cái gì? Người ta nói núi cao ắt có núi cao hơn, mình là con cá bảy màu trong bể cá sao có thể so với hàng ngàn loài cá ngoài đại dương?

Còn nhiều thứ đáng học hơn là chỉ chăm chăm vào điểm số ở trường. Cái này đi làm thêm phần nào sẽ dạy cho bạn.

Lên lịch và đi làm thôi, ngại gì ảnh hưởng :grin:

Lịch trình học và làm việc của mình vẫn tốt, sau lại dừng? Khi xác định đi làm thêm, bạn sẽ nghĩ ngay đến thời gian học của mình, chỉ cần bỏ ít thời gian suy nghĩ về công việc mình định làm, thời gian như thế nào. Sắp xếp hợp lí sẽ khiến bạn dễ dàng cân bằng giữ học và làm.

Làm thêm cũng giúp bạn phần nào tự chủ chi tiêu. Tập thói quen chi tiêu hợp lí. Đôi khi là giảm bớt gánh nặng tài chính gia đình và rèn luyện kĩ năng mềm của bản thân nữa. Với mình, công việc bán thời gian 4h là ổn, làm nhiều quỹ thời gian sẽ hụt.

Việc bạn sở hữu tấm bằng đẹp không nhiều ý nghĩa bằng thực lực bản thân cộng với kĩ năng mềm có được. Mình hiểu là Việt Nam rất coi trọng bằng cấp, nhưng khi xin việc lại hay đá xoáy các kĩ năng mềm, cùng với khả năng chuyên môn của bạn :slight_smile: Đôi khi là câu hỏi về việc bạn đã từng đi làm, hay nếu được nhận thì bạn sẽ làm gì cho cty, đôi khi là đề nghị bạn đánh giá bản thân ở mức nào nữa (họ sẽ đánh giá sự tự tin và khả năng ứng biến của bạn qua câu trả lời) :joy:

6 Likes

đây là vấn đề của bạn không tự làm chủ được bản thân không biết phân phối thời gian hập lý. Lời khuyên này đúng cho những ai không biết phân bổ thời gian như bạn nhưng sai với những người biết sắp xếp thời gian.

Học DH thường chỉ ở trường nửa ngày thi thoảng thảo luận hay gì mới ở trường cả ngày. Thời gian rành rỗi là rất nhiều, nhất là với SV VN mình khẳng định >50% lười học với những trường trung bình. Mấy trường TOP thì mình không dán nói.

Bên kinh tế thì mình ko biết chứ kỹ thuật thì chỉ cần bằng “KHÁ” + kinh nghiệm là bạn hoàn toàn có thể xin vào 95% công ty ở VN rồi. Mình chua thấy chỗ nào tuyển kỹ thuật yêu cầu bằng giỏi cả (Tất nhiên là bằng giỏi có thể được ưu tiên hơn). Mà với mình kiếm cái bằng khá ở DH là cực dễ luôn chỉ với kiến thức ở lớp + 1 - 2 giờ/ngày ở nhà mình đảm bảo bạn đủ 2.5 để có bằng khá. Thế thời gian còn lại trong ngày để dư thừa là rất phí phạm tại sao ko đi làm thêm để lấy kinh nghiệm.

làm thêm có loại như bạn nói:

  • Đúng chuyên ngành: Quá tốt rồi nhung quan điểm của mình ko cần phải chờ tới năm 3 -4 mà năm 2 bạn đã có thề đi làm thực tập không lương được rồi. Bạn chỉ cần 1 năm để làm quen với môi trường, học tập thôi.
  • không đúng chuyên ngành: không tốt như đúng chuyên ngành nhưng những công việc như chạy bàn, bán quần áo,… giúp bạn có kinh nghiệm xã hội (EQ thì phải trong mấy quảng cáo sữa đang nói mấy cái này)

=> Nói chung mình thấy đi làm thêm là tốt nhưng đừng ham quá mà bỏ học :grin::grin::grin:

4 Likes

Ý kiến bảo vệ cho việc làm thêm: ở đời việc học chính quy tập trung được xem là phương tiện chứ không phải là cứu cánh vì rồi người ta sẽ phải có nghề nghiệp, có cần câu cơm và học là học cả đời, mọi lúc mọi nơi, hà cớ gì không đi làm vừa có tiền vừa học được nhiều thứ.

Ý kiến bảo vệ cho việc chỉ học: chỉ nên tập trung học (bàn về học tập trung nhé) vì còn rất nhiều thời gian để làm, hãy học cho tốt, xem nó như là công việc tập trung toàn tâm toàn ý đi, làm thêm này nọ lợi bất cập hại.

Cuối cùng thì sao? Nên ủng hộ ý kiến nào? Với những người mà muốn/ thích/ yêu việc mình cứ mãi lơ ngơ với đời thì xin mời, hãy tập trung học mà thôi. Còn những ai sợ lơ ngơ thì họ tận dụng mọi thời gian, họ nhìn ngắm những bạn bè rời phổ thông và dấn thân vào đời sau một hai năm họ tiến quá xa… họ cảm thấy là à, ta đi làm thêm để không bị ngáo ngơ.

Vài sự thật:

  • Những năm từ 18-22 tuổi là những năm đẹp nhất đời người, nó tràn đầy sinh khí để dấn thân vào đời, sau đó thì gần như việc thò đầu ra với đời là bị chậm chân mất rồi.

  • Những ai chỉ biết học và học (có nhiều gia đình chỉ cho con học, cấm con làm mọi thứ) thì sau tốt nghiệp mất khả năng đi làm/ sợ đi làm đến mức lại đi học tiếp lên thạc sỹ, tiến sỹ nhưng cuối cùng vẫn thất nghiệp hoặc đi làm gì đó lôm côm và cha mẹ nuôi cơm.

  • Một số SV cứ cắm đầu học, không thèm đi làm thêm/ tham gia công tác xã hội/ thiện nguyện gì ráo trọi, ra trường mới thấy đang giống như trèo lên cây bưởi hái hoa (không có bước xuống vườn cà… đâu nghen)

Cuối cùng, ở đây những ai đã thử trèo cây bưởi và ai chưa, điểm danh phát nào?

Tớ từng trèo cây bưởi năm học lớp 7 - không ngờ nó khó trèo đến thế, sau đó là bị cô y tá ở trạm y tế đè cổ để lôi ra vài cây gai đâm vào người (không có chích thuốc tê đâu).

5 Likes

Suy nghĩ của chủ thớt mang nặng tư tưởng ngày xưa quá. Từ lúc đi làm đến giờ mình chưa thấy chỗ nào hỏi đến bằng cả :smile: có lẽ đặc thù ngành này nó thế, bằng chính là kinh nghiệm. Chuyện học hành mình vẫn khuyên các bạn nên trọn vẹn vì dù gì ba má cũng phải mất kha khá tiền cho nó rồi. Đối với mình thì:

  • Năm 1: Ăn chơi nhảy múa ( cho đã đời đi, sau cái quãng vùi đầu học hành ôn thi ĐH)
  • Năm 2: Tìm 1 parttime ko liên quan đến ngành học (bồi bàn, bán hàng,…) gái gú các kiểu đi :))
  • Năm 3 + 4: Làm các việc liên quan đến ngành học :grinning:
2 Likes

Thực sự thì việc làm thêm ảnh hưởng khá nhiều tới học tập của bạn đấy, nhất là các bạn học Công nghệ thông tin. Mình biết rất nhiều bạn, làm part-time, rồi công việc nặng và cuốn vào guồng quá nhiều dẫn tới ngại lên lớp học, bỏ học … và phải bảo lưu (và thường là cũng chẳng lấy bằng được luôn)

Nói gì thì nói, bố mình mẹ kỳ vọng, cho mình ăn học là để mình học hành tới nơi, tới chốn, ít nhất là phải có cái bằng ĐH đem về (coi như là output cho những vất vả của bố mẹ).

Đành rằng đi làm thêm sẽ bớt bỡ ngỡ, sẽ khởi động nhanh hơn sau này (vì sau này tốt nghiệp ra trường, kiểu gì cũng lại phải đào tạo lại), nhưng đừng nên ham quá (nhất là dân CNTT làm không được là focus 100% năng lượng giải quyết). Nên phân phối time hợp lý, tránh bị overload quá về công việc (vì sẽ cực mệt sau khi căng thẳng đầu óc trên Công ty), và coi như làm thêm chỉ để mình học thêm thực tế ngành công nghiệp phần mềm sẽ thế nào, real prj sẽ # với side prj ra sao, …

5 Likes

Đây là quan điểm cá nhân của mình về đi làm khi còn là sv (bỏ chữ thêm đi nhé, mình coi việc đi làm là đi làm, ko phải chơi bời mà thêm với bớt gì cả), mình là dev nên chỉ nói về dev thôi nhé, chấp nhận gạch đá mọi hình thức:

  1. SV ko đi làm từ hồi còn đi học thì chỉ là thứ vớ vẩn, bỏ ngay cái quan điểm chỉ tập trung vào học, những thứ khác ko cần. Đến lúc ra trường chỉ có 1 mớ kiến thức tạp nham ở trường thì bạn kiếm việc kiểu gì. Kiến thức ko có thực tiễn chỉ là thứ bỏ đi.
  2. Ko có va chạm xã hội thì bạn sẽ cực kì “ngơ” trong việc đàm phán với sếp, quan hệ xã hội với bạn bè, đồng nghiệp. 1 miếng bánh lớn mà bạn ko cạnh tranh đc thì chị có đi ăn vụn bánh, tệ hơn là chỉ đi dọn vỏ thôi.
  3. Bằng đại học chỉ là thứ bỏ đi, chẳng có tác dụng gì ngoài chưng cho đẹp. Nếu bạn vào cty nào trọng hình thức thì cái bằng cũng có ít nhiều tác dụng, nhưng nó ko phải là cái đầu tiên ngta xem xét, đánh giá năng lực.
  4. Cái ở ĐH VN dạy là cái gì, bạn có trải qua chưa, dạy ko đến nơi đến chốn thì khác gì ko dạy.
  5. Tại sao sv mới ra trường cần bằng? Theo mình chỉ có 1 lý do duy nhất, ko có kinh nghiệm == ko có năng lực. Vậy nên mới cần bằng để có cái mà nói. Bạn thử có 1,2 năm kinh nghiệm xem ngta có hỏi bạn tốt nghiệp trường nào ko.

Mình nói việc đi làm này là đi làm thực sự luôn, có thể là làm parttime nhưng là làm công việc liên quan đến ngành nghề sau này, chứ ko phải là đi làm phục vụ cf, lễ tân nhà hàng, bán hàng…, cái này chỉ là trải nghiệm ban đầu chứ ko phải để làm lâu dài đối với các bạn làm kĩ thuật.

8 Likes

Thực ra cãi nhau về cái này thì đến mùa quít cũng không phân giải được. Từ bản thân mình cũng đã đi làm thứ năm thứ ba + bạn bè + … mình cũng chỉ đưa ra lời khuyên, có thể đúng với người này người kia.

Giờ mình có một số câu hỏi:

  • Bạn nói kiến thức trong trường ĐH là tạp nham, không structure -> vậy trường ĐH được lập ra để làm gì? Tại sao trên Thế giới vẫn có các trường ĐH?
  • Bằng cấp không quan trọng khi làm việc, chuẩn luôn. Nhưng nó cũng đánh giá một phần trí thông minh và khả năng tiếp thu của bạn. Nếu bằng cấp không quan trọng, thì Microsoft, IBM, Oracle … có các hệ thống thi lấy certification làm gì? Cho vui sao?
  • Bạn đi làm cho các công ty phần mềm chủ yếu giai đoạn đầu sẽ là coding. Ngôn ngữ có thể học trong vòng vài tháng là có thể làm việc được luôn, chứ các kiến thức tổng quan như hệ chuyên gia, phân tích thiết kế hệ thống, tổ chức dữ liệu & giải thuật, rồi machine learning, data mining, AI … làm sao bạn có được? Engineer # với worker đấy nhé, kể cả bạn là engineer thực địa (tại công trường)? Architecture thì còn khác nữa, những kiến thức này không base trên nền tảng từ ĐH thì bạn base ở đâu? Coding enterpríse app # với coding personal prj đấy.
  • Ai thì cũng phải có giai đoạn khởi động thôi. Bạn nói sv mới ra trường cần bằng vì không có kinh nghiệm, thế nếu bạn học nghề như Aptech / xin đi làm thì có kinh nghiệm luôn được sao?

Có 1 số bạn sẽ phản biện là tự học các kiến thức nền, tự học từ prj thực tiễn nhưng thực tế khi đi làm rất khó học, hoặc kiến thức chắp vá, hoặc cũng chẳng có prj đó đâu mà nghiên cứu. Hiện giờ ở VN, đa phần cứ hùng hục gia công là chủ yếu, khách bảo gì làm nấy, phải maintain từ prj có cách đây 15 năm (công nghệ cũ mèm luôn) cho tới viết cái app nửa ngày.

Vì thế nó có những cái context riêng, nếu bạn học Khoa học máy tính, thì nên chăm học, nghiên cứu chuyên sâu, đi theo hướng R&D, rồi học lên master, chứ đi làm thêm coding thì đảm bảo bạn thui chột luôn nghề. Nếu bạn đi theo bảo mật thông tin, có thể ngồi nhà mày mò, tìm cách thâm nhập, chứ việc về security ở VN hơi khó kiếm (có mỗi bkav và cmc là nghiên cứu 2 cái này)

11 Likes

Đi làm khi còn là SV nếu không cân đối thời gian tốt thì không nên đi. Vì đi làm đương nhiên là mệt, ngoài ra, bạn phải giảm thời gian ngủ lại để học.
Nếu bạn vì hoàn cảnh mà phải như thế thì cũng đành chấp nhận đi làm và phấn đấu vậy. Ráng kiếm việc đúng chuyên ngành.
Không đi làm cũng ok. Ráng học lấy cái bằng khá giỏi + ngoại ngữ, ra trường không du học thì cũng kiếm được tập đoàn nào đó mà chui vào, cũng ngon cả thôi.
Thường mấy công ty tuyển SV mới ra trường đều nhìn vào cái bằng, khá giỏi + ngoại ngữ tốt để đào tạo.
Còn nếu bạn đi làm trong thời gian SV thì hẳn là bạn chẳng cần tham gia mấy cuộc tuyển dụng như thế làm gì, vì bạn đủ cứng để tự kiếm việc ở vị trí yêu cầu kinh nghiệm rồi.

7 Likes

Ok, đồng ý với bạn là quan điểm của mình cũng hơi tiêu cực. Những cái bạn nói hoàn hoàn đúng.

Đa số ĐH ở VN hiện tại vẫn chưa trang bị đủ cho sinh viên những thứ cần để đi làm.
Có 1 điều nằm ở hướng ngược lại với quan điểm của mình nhưng mình vẫn cho là đúng, đó là ĐH tạo ra 1 môi trường học tập, nghiên cứu (mặc dù vẫn còn làng nhàng), nó tạo điều kiện cho những sv tìm hiểu, những người chung chí hướng có thể gặp nhau, trao đổi này nọ. Tự tìm hiểu thì ko phải ai cũng làm đc, phải có kỹ luật thép + tinh thần cao mới tự làm đc.
Hi vọng trong thời gian tới cái môi trường này sẽ nâng cấp lên nữa, chứ cứ tầm này thì làm sao mặt bằng chung khá lên nổi, siết chặt 1 tí, bỏ cái chỉ tiêu 1 năm bao nhiêu kỹ sư, cử nhân đi, bỏ cái quan điểm bằng ĐH là thứ bắt buộc phải có đi, tập trung vào giá trị tạo ra thì tốt hơn.

Anw, mình vẫn giữ quan điểm tiêu cực, có 1 chút tiêu cực thì mới có động lực làm việc.
Thà làm thợ giỏi, từ từ rồi lên thầy, công việc trước mắt phải giải quyết đc thì mới nói chuyện sâu xa, chỉ có lý thuyết mà ko làm đc thì đối với mình nó ko có tác dụng gì cả.

3 Likes

:joy: có thể cuộc tranh luận này sẽ không có hồi kết mất.

Tuy nhiên, sau quá trình vừa học vừa làm thêm, mình có những ý tưởng khá thú vị =)))

Bồi bàn, phục vụ… khá là vất vả, nhưng mình lại nghĩ tới vấn đề khá là vui: Thuật toán. Đề bài là tìm giải thuật thích hợp khi di chuyển, để số bước chân là ít nhất, quãng đường di chuyển là nhanh nhất giữa các bàn. Tiêu chí thuận tiện là tiêu chí hàng đầu ( chạy nhiều mỏi chân cực kì :joy: )

Rồi tới làm thu ngân trong siêu thị. Đề bài là tìm giải thuật sắp xếp các món hàng sao cho tổng thể tích hay không gian lưu trữ chúng ( cái bịch ni-lông đó :grin:) là ít nhất, chứa được nhiều thứ nhất. Tiêu chí gọn gàng và nhanh được đặt lên hàng đầu.

Sau này chuyển qua làm nhân viên bán hàng trong K+. Vấn đề lại là thuật toán quản lí hàng hóa, kiếm soát hàng hóa cũng như lưu nhớ vị trí của chúng, phục vụ công tác chống tụi trộm đồ ( tháng nào cũng đền mà tức). Làm thế nào xây dựng cách kiểm hàng tối ưu với hàng đống hàng hóa cùng mã vạch tá lả?

Tết có xin làm bảo vệ thời vụ. Lại có ý tưởng “vui vẻ” mới, Làm thế nào để bao quát toàn bộ nơi mình đang làm, ghi nhớ mọi ngóc ngách với chỉ một lần nhìn qua? Dựng lại toàn bộ dưới dạng ảnh 4 chiều trong não, cách phân tích mức độ an toàn của từng chỗ( chỗ nào nên để ý, chỗ nào dễ bị kẻ xấu đột nhập). Và hiện tại mình vẫn đang xây dựng cách nhớ đa chiều, bao gồm hình ảnh và MindMap. Ai nói đi làm ko tốt?

Nếu cách đây nửa năm, dẫn mình vào nhà bạn, mình sẽ chả nhớ gì. Nhưng là hiện tại, những nơi mình đã nhìn qua, khi hỏi lại, lập tức toàn bộ hình ảnh ngôi nhà, ngóc ngách sẽ đc tái tạo hoàn chỉnh trong đầu mình. Cái gì ở đâu mình sẽ nói bạn nghe :grin:

Hiện mình làm bán thời gian tại FPT shop. Lại một ý tưởng nữa nảy ra. Lần này là kĩ năng phân tích, đề bài là sử dụng thuật toán chọn lọc, lọc ra từ Google và các trang review sản phẩm, tìm ra những nội dung hay nhất và cần thiết nhất cho khách hàng, giúp khách hàng lựa chọn sản phẩm ưng ý. Yêu cầu không nói quá nhiều, không thừa thải, không quá chi tiết. Tiếp theo là kĩ năng bắt sống cảm xúc và đọc tâm lí người dùng qua cử chỉ, nét mặt và thái độ. Từ đó hiểu được khách hàng. Chưa hết. còn một kĩ năng nữa là kĩ năng đánh giá khả năng khách hàng, vì có rất nhiều khách hàng, mức độ am hiểu của họ về đồ công nghệ khách nhau, quan niệm khi mua đồ công nghệ cũng khác nhau. Sử dụng tư duy logic để phân tích thông qua câu trả lời khách hàng, đôi khi là phải sử dụng câu hỏi “ngu” để “bắt” khách hàng tự bộc lộ quan điểm của mình.

Đó là tất cả những gì mình có thể chia sẽ, sau khi đọc xong cuốn đắt nhân tâm mà anh @ltd giới thiệu, một nửa số đó mình đã học được khi đi làm thêm =)))

Bạn hoàn toàn có thể áp dụng chuyên ngành vào công việc bạn đang làm thêm, như mình. Từ đó bạn học được nhiều thứ. Kĩ năng là thứ ko ai dạy được cho bạn, cưỡng ép học qua sách vở chưa chắc đã hiệu quả.

5 Likes

Góp cái cờ nhíp, hóng mọi người tranh luận hehe :smile:

4 Likes

Mình không thích kiểu quá đam mê mà cắm đầu vào học + làm, còn nhiều thứ quan trọng khác cần phải biết. Tán gái + đi làm phục vụ luyện kỹ năng mềm khá tốt nên mình nghĩ nên làm trước khi đi vào chuyên ngành. Dù khả năng bạn có thế nào mà thiếu kỹ năng mềm thì lúc đi làm khả năng cao bạn sẽ thọt và dần mất niềm tin vào cái mà mình đang theo đuổi

2 Likes

Hả :joy: Mình thấy tán gái lại không mang nhiều hiệu quả cho lắm, họ rất khó nắm bắt, cũng rất khó hiểu. Đau đầu vô cùng :grin:

3 Likes

Túm lại là khi còn là sinh viên thì phải xác định việc đi làm (thêm) là làm để học chứ không phải làm để kiếm tiền/ mục đích nào khác.

Sứ mệnh của một sinh viên là học. Nếu nhầm lẫn giữa sứ mệnh với phương tiện sẽ gặp rắc rối to. Ai biết sắp xếp thời gian để đảm bảo được việc làm và học thì đi làm, không đảm bảo được thì chỉ học thôi, ôm đồm => hỏng máy.

Sứ mệnh của người lính là đảm bảo hoà bình chứ không phải là đánh nhau.

10 Likes

Bạn có nói quá không “ai cũng làm được”

Cái này thì mình đồng ý với bạn.

Bạn nằm trong số đó

1 Like

Chính xác

Mình đảm bảo với bạn rằng nếu bạn chọn ngành CNTT mà học hành đàng hoàng thì sẽ không bao giờ có thời gian rảnh. Mình nghĩ ngành CNTT kiến thức rất rộng và chỉ có thể nói rằng giỏi 1 mảng nào đó thôi

Tuỳ năng lực mỗi người

Mình hoàn toàn đồng ý với ý kiến này

2 Likes

Chính xác đối với những người biết quản lý thời gian

Chính xác đối với những người không biết quản lý thời gian (trong đó có mình)

1 Like
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?