Quy trình build 1 robot như thế nào?

Em là sinh viên năm nhất chuyên ngành cơ điện tử… và em đang muốn tìm hiểu về lập trình robot…mọi người có thể cho em biết quy trình build 1 con robot như nào được không ạ từ phần mềm đến phần cứng
ví dụ 1 cánh tay robot ạ

1 Like

Bạn đã là SV mà còn hỏi câu đó thì tốt hơn hết là tham gia học lập trình robotic (nhớ xem kỹ các status trên đó để biết lịch học và/ hoặc liên hệ đúng địa chỉ để hỏi) cùng các bạn thiếu nhi nhé, vì bạn đã bỏ qua mất tuổi thơ làm quen điện tử mà lại chọn học về ngành này.

3 Likes

em mới năm nhất thôi anh… có cái không biết mà tìm không thấy thì em mới hỏi chứ ạ

1 Like

Dưới đây là các từ khóa để bạn tìm hiểu. Robot gồm 3 phần:

  • Cơ khí: Động cơ, cơ cấu truyền động.
  • Điện tử: Pin/Acquy, Mạch công suất, Mạch điều khiển, Cảm biến (Cảm biến gia tốc, cảm biến la bàn, cảm biến ánh sáng), Công tắc hành trình.
  • Lập trình: Vi điều khiển, PWM, ADC, Chuẩn giao tiếp (I2C, SPI, UART).

Để “tự” mình làm nên 1 con robot thì bạn cần biết tất cả các kiến thức trên. Cụ thể hơn:

  • Về cơ khí:

    • Thiết kế: Bạn nên lên mô hình thiết kế 2D và 3D của con robot. Các công cụ hiệu quả để thiết kế là Autocad 3D và SolidWorks. SolidWorks thì học dễ hơn, bạn hoàn toàn có thể học và dựng hình robot trong 1 tuần từ chưa biết gì.
    • Thực hiện: Để hiện thực hóa các kết cấu cơ khí thì có 3 hướng đi:
      • dùng mô hình lego (dễ nhất),
      • dùng máy in 3D (trung bình), - Chi phí cao
      • dùng máy khoan, tiện, hàn, cắt (khó) - Cái này bạn sẽ được thực hành vào năm 3-4.
  • Về điện tử:

    • Tự thiết kế thì sử dụng các phần mềm thiết kết như Altium, Orcad. Bạn cần nắm rõ nguyên lý hoặc động của các loại mạch, cũng như có thể sửa chữa được khi mạch bị hư hỏng.
    • Mua các module mạch bán sẵn ở chợ điện tử, hoặc các shop điện tử online. Tuy nhiên bạn cũng cần nắm rõ nguyên lý hoạt động của các module thì mới nối với nhau thành 1 hệ thống được. Cái này thì dễ hơn là nắm để sửa nhiều :smiley:
  • Lập trình:

    • Thực ra việc lập trình để điều khiển động cơ, cơ cấu của robot không khó, nhưng việc canh chỉnh calibration để các cơ cấu hoạt động chính xác theo ý muốn lại cực kỳ tốn thời gian. Bạn có thể tưởng tượng rằng cùng 1 đoạn code “Ê robot, nâng tay lên”, nhưng cánh tay trái nâng lên 5cm trong khi cánh tay phải sẽ nâng lên 8cm. Các động cơ dùng cho robot thường là động cơ servo.
    • Nếu chuyên về cánh tay robot thì sẽ có thêm một ít toán học như bậc tự do. Số bậc tự do càng nhiều thì cánh tay robot càng linh hoạt, nhưng công thức toán càng phức tạp. Bạn có thể hình dung bậc tự do là số lượng khớp nối của cánh tay. Cái này thì bạn chịu khó search tài liệu trên mạng nhé.

Chúc bạn may mắn.

9 Likes

anh chưa làm robot bao giờ nhưng e cứ search thử nó sẽ ra video và từ đấy em mày mò tiếp: “how to build a robot for beginners”

1 Like
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?