Python giúp ích gì cho dân kinh tế?

Chào mọi người! Cộng đồng mình là cộng đồng công nghệ lớn nên em muốn hỏi một vài vấn đề về kinh tế ạ . Hì vẫn có vấn để về công nghệ để hỏi ạ. Em mới nhận được học bổng 70% ở FPT và có nguyện vọng theo Kinh doanh quốc tế của trường. Mọi người thấy sao khi theo học Kinh tế của một trường nổi bần bật về mặt Công nghệ hơn? So với học kinh tế của các trường NEU/FTU thì thiệt/hơn như thế nào? Làm sao để học tốt khối ngành kinh tế?- Mình cần chuẩn bị những gì? Lợi ích của các cuộc thi trên đại học, mình có nên hay không nên tham gia? Em muốn sau ra trường làm việc ở tổ chức phi chính phủ/công ty nước ngoài. Ngoài chuẩn bị một tâm hồn đẹp và cái đầu có ngoại ngữ, em nên chú trọng học hỏi thêm những gì ạ? Liệu rằng một đứa học Kinh tế sẽ lợi thế hơn khi biết code với Python? Em có tham khảo thấy dùng Python rất lợi khi làm bên kinh tế, nhưng thực tế em không biết nó giúp ích cho mình CỤ THỂ ở những mảng như thế nào, công việc ra sao?
Luv DNH và admin cute như quả me chua nhớ :3 em cảm ơn mọi người!

Đầu tiên là chuẩn bị tác phong cho tốt một chút, hơi bị sửu nhi rồi đó nghen. Bằng chứng: viết một đoạn văn đọc thấy rất bực mình vì không hiểu trường lớp đã dạy bạn cái gì mà bạn viết hàng loạt câu hỏi dính chùm nhau như vậy.

  • Về học bổng: các trường hiện nay phải cạnh tranh nhau về thu hút người học, nên 70% học bổng là mồi thơm. Bạn phải học tốt vì khả năng cao là hết năm nhất xong thì học phí cao vút nếu không tiếp tục học tốt để lại có học bổng. Vì thế, việc đầu tiên phải làm: tham khảo mức học phí để nếu rơi vào tình huống xấu nhất sau 1 học kỳ, 1 năm học thì kinh tế của nhà bạn có đủ để theo học tiếp hay lại phải chuyển trường vì hết tiền.

  • Học kinh tế của trường về IT: không vấn đề gì. Việc học là của bạn, trường không bao giờ học thay bạn, họ cũng không có khả năng nhồi kiến thức vào bạn như người ta nhồi nước vào một con gà/ con heo để tăng cân bán kiếm lời.

Thực tế cuộc sống: kể cả sinh viên học các trường top 20 thế giới như khối Ivy vẫn thất nghiệp như thường nếu thái độ học hành thiếu nghiêm túc.

Kết: hãy nghiêm túc ngay từ đầu, xác định học là để chiến đấu với cuộc đời, không phải học để có bằng cấp với người ta. Đừng so sánh trường bạn đã chọn với trường nào khác vì không ích gì khi: bạn là bạn, lựa chọn của bạn là cơ hội/ vận may/ định mệnh của bạn. Cứ lăn tăn thì sẽ “đứng núi này trông núi nọ” <= failed.

  • Chuẩn bị những gì? Luôn nhớ Đại học là Tự học. Học ở đây là học cách học cần ưu tiên hơn thu nhận cụ thể cái gì. Nên đọc vài cuốn sách hướng dẫn tự học dành cho sinh viên. Đọc xong thì áp dụng chứ hem phải để lên kệ cho đẹp rồi quên lãng.

  • Muốn làm cho tổ chức có liên quan nước ngoài: tiếng Anh phải tối hiểu IELTS 6.5. Do đó, phân bổ sao đó có tối thiểu 1.200 giờ học tiếng Anh bền bỉ, miệt mài, đều đặn từng ngày/ tuần. Lại cũng đề cao Tự học - yếu quá thì thuê gia sư 1 kèm 1 cho có căn bản, đừng có dại đâm đầu vào các trung tâm ồn ào trên mạng (họ giỏi marketing, dạy dở ẹc) chỉ có tiền mất tật mang.

  • Muốn có tâm hồn đẹp: tham gia mấy công tác xã hội, thiện nguyện. Các nơi để tham gia có thể ở tại địa phương, ở trường, các hội nhóm này nọ. Nếu không biết tìm ở đâu? Mẹo: tới cổng bệnh viện vài lần trong tuần vào buổi trưa/ chiều trước giờ cơm 30 phút, ở đó sẽ có các nhóm phát cơm, cháo cho bệnh nhân nghèo <= xắn tay áo llên tham gia vào với họ rồi sẽ nảy nòi ra nhiều trò hay.

Ngoài ra: đọc sách, tham gia hội thảo và kết bạn với những tâm hồn đẹp khác. Mẹo 2: người có tâm hồn đẹp thường không chú trọng về vật chất, phụ kiện cho nên mấy thým mà suốt ngày khoe của, phơi hình ảnh kiểu sống ảo thì nên né cho xa.

  • Python và dân kinh tế? Python là một ngôn ngữ lập trình được xem là trong sáng, người ngoại đạo IT dễ học, mau áp dụng được vào giải quyết các vấn đề mà không phải sa đà vào những khái niệm chỉ dành cho những người chuyên về đào sâu ngôn ngữ lập trình. Túm lại: Python là cái búa nhổ đinh, lấy ra… nhổ râu ở cằm được.

… mệt rồi nên không buồn nói nữa vì câu hỏi nhiều cái vĩ mô quá. Mời bạn đọc qua bài này.

“Bô nút” thêm chút xíu: 2 năm gần đây mình phát hiện ra một nhóm làm giáo dục có tâm, họ là những tâm hồn đẹp, hãy đi cùng họ https://www.ubrand.global/

9 Likes

Bằng cấp chỉ như cái vé qua cửa thôi, anh nghĩ là nhà tuyển dụng chẳng quan tâm nhiều đến việc em học trường gì.
Bằng cấp bây giờ phổ biến đến mức mà kể em học nước ngoài về cũng chỉ giúp người ta nhớn mày chút thôi.

Quan trọng là tiếng Anh, và các kỹ năng thực hành, kỹ năng mềm.
Với sinh viên mới ra trường, người ta tuyển dụng em dựa chủ yếu vào ấn tượng em tạo ra.

Python cần cho dân kinh tế vì nó giúp xử lý những dữ liệu mà bảng tính Excel hay VBA bó tay.
Cái này cũng tùy thuộc công ty có nhu cầu và có dữ liệu thì mới có đất dụng võ được.
Tuy nhiên nếu mình nắm tốt cả kinh tế và xử lý dữ liệu thì đó là một lợi thế không nhỏ.

4 Likes

em cảm ơn lời chia sẻ của anh. rất thực tế ạ. Nay quyết định của em đang được kiểm chứng sau gần 1 năm học ở fpt. giá mà ngày nào cũng quay lại phần hỏi đáp này để đọc thì em sẽ không quên được mục tiêu ban đầu đến với ngôi trường ba chữ này rồi.

4 Likes

Bạn đang làm tốt, có một kênh mà bạn nên theo dõi thay vì theo dõi chủ đề này https://www.youtube.com/watch?v=gdy8k7sAtKY

3 Likes

Chào em nhé. Dưới đây là một số góp ý của anh cho em.

Dựa vào nhu cầu này của em thì em nên chọn học Python, bởi so với nhu cầu trong nước thì nhu cầu về Python ở nước ngoài là rất lớn. Hiện nay thì Python đang đứng đầu trong danh sách PopularitY of Programming Language trên toàn cầu, nên em sẽ có nhiều cơ hội trong tương lai hơn ở cả nước ngoài, lẫn khả năng cạnh tranh ở thị trường công việc trong nước.

Với dân kinh tế, do em không cần quá chuyên về lập trình và phải chia sẻ thời gian giữa học chuyên môn chính cũng như học lập trình. Do đó em nên lựa chọn Python làm ngôn ngữ lập trình chính, vì nó đơn giản, dễ hiểu dễ học, tiết kiệm thời gian mà có thể ứng dụng luôn trong công việc.
Và, không chỉ riêng python, việc học lập trình cũng giúp em rèn luyện tư duy phân tích, và tạo ra sự khác biệt rất lớn với số đông các bạn khác chỉ chuyên về kinh tế mà thôi.

Anh thấy có thể ứng dụng Python ở bên kinh tế ở nhiều mảng lắm. Ví dụ:

  1. Cải thiện việc phân tích dữ liệu, nhất là về xử lý dữ liệu như điều tra thị trường, phân tích xu hướng, marketting v.v… cần xử lý lượng lớn dữ liệu mà em không thể thao tác trực tiếp trên Excel.
  2. Tạo ra các tool tự động hóa công việc trong các dự án. Nếu em có kiến thức kinh tế, và có khả năng cải thiện năng xuất lao động thì có thể quản lý dự án tốt hơn.
  3. Start up với AI. Ví dụ đơn giản như tạo ra một AI bằng Python giúp bà con nông dân Phân loại dưa hấu bị hỏng, bằng kỹ thuật Image recognition chẳng hạn.

Em có thể tham khảo bài viết của anh Kiyoshi về các ưu và nhược điểm của Python và xem mình có nên học Python nhé. Link : Bạn có nên học python.
Thân.

1 Like

1 năm trôi qua rồi bạn.

2 Likes


Mình chưa hiểu lắm về logic của DNH khi đưa bài lên top bạn ơi. Ở máy mình báo 14h trước và 1h trước activate.
DNH có nên thêm logic nhằm hạn chế comment vào các bài cũ, hoặc là nếu comment thì cũng không đưa lên top không bạn? Vì các bài cũ nếu có người vào comment thì sẽ bị lên top, khiến những người khác không biết sẽ vô tình coi đây là topic mới.
Thân.

2 Likes

Bạn chủ thớt tự comment vào topic của mình thì có gì sai?

Ở phía trên comment của bạn chủ thớt cũng đã hiện rất rõ là 11 MONTHS LATER.

DNH đã có rồi nhưng bạn không để ý thôi. Mình ví dụ 1 topic khác:

Câu hỏi Revive this topic? rõ rành rành kìa.

3 Likes

A post was merged into an existing topic: Topic lưu trữ các post off-topic - version 3

video k xem được bác ạ

83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?