Chào mọi người, chuẩn bị em đi phỏng vấn Junior NodeJS/NestJS. Nên em muốn hỏi là nên ôn gì vậy ạ. Em xin cảm ơn
Phỏng vấn NodeJS nên ôn gì?
Uhm, cái này tùy vào công ty cậu phỏng vấn. Công ty cậu tính vào có quy trình phỏng vấn ra sao?
dạ em tính ôn lại cho kỹ rồi mới apply công ty mới
bạn nên xem yêu cầu tuyển dụng của công ty đó để chuẩn bị. Có thể họ sẽ tập trung vào javascript để hỏi trong vòng kỹ thuật, hỏi về thuật toán này nọ, nhưng mà cũng nên chuẩn bị mấy câu hỏi tình huống nữa. Ví dụ:
Tại sao bạn muốn làm việc cho công ty?
Trong quá trình làm việc e đã gặp những khó khăn gì và cách e giải quyết vấn đề đó như thế nào?
Điểm mạnh điểm yếu của em là gì?
Em có sẵn sàng học hỏi công nghệ mới khi cần không, nếu cty yêu cầu OT thì e có làm t7 cn không?
Em có thành tựu nào khi đi làm / đi học không, điều làm e tự hào khi đi làm / đi học là gì?
Định hướng / mục tiêu của e trong mấy năm tới?
Nói chung là nên chuẩn bị một chút để “chém gió” Mấy câu này nó đánh giá thái độ của bạn nên đừng xem thường.
dạ em cảm ơn anh nhiều nhe
Mình nghĩ sẽ vẫn có câu hỏi về lập trình hướng đối tượng thôi. Bạn có thể ôn thêm về hướng đối tượng qua tutorial sau nhé:
Uhm.
Như tớ có đề cập, tùy vào cách phỏng vấn và đối tượng hướng tới của mỗi công ty, cậu sẽ có cách ôn khác nhau chút. Chẳng hạn, với công ty có vòng phỏng vấn yêu cầu live coding/home assignment/system design interview, cậu sẽ cần chuẩn bị theo cách riêng cho từng loại.
Vì cậu chưa có công ty cụ thể, tớ sẽ giả sử cậu chỉ có 1 buổi phỏng vấn, và vòng này chỉ hỏi-đáp thuần túy.
Dưới đây là một số hướng dẫn sơ bộ cho cậu về cách chuẩn bị cho buổi phỏng vấn nói chung (tớ nghĩ cậu có vẻ cần nó hơn là cần ôn gì về nodejs). Tớ sẽ không nói chi tiết cậu cần học gì về nodejs/nextjs, vì tớ không phải chuyên gia về công nghệ này, và cậu sẽ sớm thấy nó chỉ là 1 phần nhỏ trong quá trình chuẩn bị thôi. Hi vọng sẽ có bạn khác sẽ cho cậu thêm thông tin về riêng phần này sau.
Chuẩn bị danh sách những chủ đề kỹ thuật cậu sẽ điền vào CV
Đây không nhất thiết phải là CV bản final, nhưng cậu cần có danh sách chi tiết nhất có thể về những điều dưới đây:
- Danh sách các công nghệ/kỹ thuật cậu nhận cậu có kiến thức.
- Danh sách những công việc cậu đã có trải nghiệm và muốn đưa vào CV.
Cậu cần danh sách này vì các lý do:
- Buổi trò chuyện của cậu sẽ bắt đầu từ những thứ trong CV. Vậy nên, đây chính xác là những topic cậu cần ôn tập.
Một trong những việc mà người phỏng vấn muốn làm là xác nhận những điểm cậu viết trong CV là chính xác, và ước lượng được trình độ kỹ thuật/hiểu biết của cậu. Chẳng hạn, khi cậu nhận cậu biết NodeJS, họ sẽ hỏi cậu những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về nodeJS, để xác định 2 điều trên. - Người phỏng vấn cũng muốn xác định kiểu developer của cậu. Cách tốt nhất là hỏi xem cậu có thực sự hiểu rõ những thứ cậu đang làm không.
Bất cứ công việc gì cậu viết vào CV cũng sẽ có thể được hỏi. Nếu cậu nhận cậu “một mình cài đặt 80% các tính năng của hệ thống”, cậu nên kỳ vọng họ sẽ hỏi chi tiết về dự án, lý do tại sao cậu phải xử lý 80% khối lượng công việc, độ khó các tính năng đó, etc. Qua những câu hỏi đó, họ có thể xác định cậu là người thích teamwork hay là solo developer, có ảnh hưởng tới team member khác hay tập trung vào task của mình, giải quyết vấn đề hiệu quả hay thích ôm đồm, etc.
Điều này quan trọng để họ xem cậu có phù hợp với team không.
Ôn tập kỹ thuật dựa trên các topic
Sau khi cậu list được ra danh sách trên, đến lúc cậu ôn tập phỏng vấn kỹ thuật rồi.
Phần này hoàn toàn phụ thuộc vào những gì cậu list ở trước. Tớ chỉ có một số tip cho cậu như này:
Tip 1: Cậu nên search các câu hỏi phỏng vấn thường gặp cho mỗi chủ đề.
Cậu có thể google điều này tương đối dễ dàng. Thử trả lời các câu hỏi ở đó xem.
Sẽ có rất nhiều list câu hỏi cậu có thể tìm được. Tớ khuyên cậu học các câu hỏi cơ bản và hướng tới hiểu khái niệm, những thứ cậu cần trong quá trình làm việc, hơn là học các câu hỏi “đố vui Ai là triệu phú”.
Ví dụ: cậu có thể cân nhắc skip các kiểu câu hỏi này:
- “Có bao nhiêu tính chất của OOP”.
Đây là kiểu câu hỏi về fact, vốn vô dụng khi cậu làm việc. Thực ra, bản thân tớ cũng không nhớ điều này - “câu lệnh nào để xem số core CPU của linux machine?”
Đây là câu hỏi đố vui kiểu “ai là triệu phú”, vì đó không phải là thứ mọi người cần dùng nhiều trong công việc của một kỹ sư ứng dụng. Tớ phải tìm điều này duy nhất 1 lần trong đời trong sự nghiệp cá nhân)
Dù cậu không trả lời được câu “có bao nhiêu tính chất OOP”, nhưng cậu nên trả lời được câu hỏi “đa hình là gì? Ứng dụng của nó?”. Đây là câu hỏi khái niệm cơ bản và có ứng dụng nhiều trong công việc của cậu. Cậu nên học nó, vì dù nếu cậu không phải trả lời nó lúc phỏng vấn, thì cũng sẽ cần dùng trong công việc thường ngày (lợi ích lâu dài cho sự nghiệp của cậu). Nó cũng hiệu quả hơn việc học thuộc lòng các fact (vốn rất nhiều và đa số là vô dụng)
Cậu cũng không cần học thuộc lòng, mà cố gắng hiểu khái niệm, rồi diễn đạt bằng ngôn ngữ của chính cậu.
Tất nhiên, cậu sẽ phải say goodbye với các công ty thích “Ai là triệu phú” (không hiếm công ty kiểu này đâu cậu), nhưng cá nhân tớ nghĩ, nếu cậu vào các công ty đó, cậu cũng sẽ làm việc cùng với những bạn “Ai là triệu phú”, những người quan tâm tới các fact “đố vui” hơn là các kiến thức thực tiễn để giải quyết vấn đề.
Your choice!
Tip 2: Cậu nên xem lại các dự án cậu đã làm, refresh lại những vấn đề cậu đã gặp và cách giải quyết
Nếu tớ là nhà tuyển dụng, tớ đánh giá cao những kỹ sư hiểu rõ điều mình đã làm, và giải thích rõ được điều đó. Đó cũng là cách người phỏng vấn hiểu thêm về các kỹ năng mềm mà cậu khó có thể viết vào trong CV, cũng như có những từ khóa mới về kỹ thuật để hỏi thêm về cậu.
Cố gắng hiểu tất cả những thứ cậu viết vào CV, mỗi dòng nên có ít nhất một câu chuyện đằng sau nó. People love stories
Các câu chuyện này cũng nhất thiết nên show ra những điểm mạnh của cậu.
Và tất nhiên, cậu nên kể thật Nếu cậu bị phát hiện nói dối điều gì trong CV, đó là red card cho cậu, và cậu có thể hôn tạm biệt buổi phỏng vấn rồi.
Chuẩn bị cho các câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn
Cậu nhất thiết nên google top các câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn, và chuẩn bị kỹ cho nó. Những câu hỏi kiểu “lý do chuyển việc”, “career plan”,… gần như được hỏi trong tất cả các buổi phỏng vấn.
Vậy nên, cậu có lẽ nên chuẩn bị kỹ nhất phần này. Tớ gần như chắc cậu có thể qua bất cứ buổi phỏng vấn nào, nếu cậu trả lời một cách dở hơi những câu hỏi này.
Chuẩn bị cho Behavioral questions
Những câu hỏi này đều là câu hỏi kiểu open-end, tức là nó không có câu trả lời đúng. Mục đích câu hỏi kiểu này là để hiểu cách cậu xử lý khi gặp một vấn đề, và nắm được những kỹ năng mềm quan trọng để xem cậu có phù hợp với team không.
Dù cậu có kỹ thuật tốt ra sao, nếu cậu thể hiện tồi ở câu hỏi này, cậu chắc chắn sẽ không có việc.
Để xử lý câu hỏi kiểu này, có một số Tip dành cho cậu:
- Học STAR framework để trả lời câu hỏi.
Đây là framework được sử dụng rộng rãi khi cậu muốn kể về thành tích cá nhân Cậu có thể áp dụng nó trong các buổi evaluation sau này. - Ứng dụng STAR framework ở trên để trả lời các câu hỏi behavioral thường gặp.
Cậu có thể google list câu hỏi này, và thử thực tập trên đó. Nó sẽ rất có ích cho buổi phỏng vấn thực sự. - Hãy trả lời thật, và đừng “chém gió”.
Mấy câu hỏi behavioral này không có đáp án đúng. Điều đó có nghĩa là, cậu chỉ cần thể hiện bản thân đúng với những gì cậu có thôi.
Dựa trên điều này, công ty sẽ đánh giá cậu phù hợp hay không với company/team’s culture. Dù cậu có nhiều tính cách tốt, nhưng nếu không phù hợp với tổ chức, cậu có thể sẽ không được nhận.
Cậu không có lý do gì để nói dối về vấn đề này. Lý do đơn giản, nếu cậu được nhận vào làm ở 1 nơi không phù hợp với cậu, cậu sẽ sớm thấy ngột ngạt/gặp vấn đề với các chính sách/văn hóa công ty.
Chẳng hạn, nếu cậu mong vào một môi trường work-life balance, nhưng apply vào một công ty startup và nói dối cậu sẵn sàng làm thêm giờ, khi vào, cậu sẽ sớm phàn nàn về việc không có thời gian đi chơi hay dành cho bản thân, và sớm nhảy việc sau đó vài tháng. Điều này không chỉ thiệt hại cho công ty tuyển cậu (cost tuyển dụng thực ra rất đắt đỏ), mà còn cho chính cậu (tốn thời gian, không có bước nhảy nào về sự nghiệp, lại còn có một bản CV làm vài tháng ở 1 công ty rồi quit). Trượt phỏng vấn vẫn tốt hơn vào nhầm công ty.
Tất nhiên, cậu nên học STAR framework để trình bày rõ điểm mạnh/tính cách của cậu. Nếu cậu hợp với văn hóa công ty, chắc chắn họ sẽ cân nhắc cậu.
Wrap up
Cậu thấy đó, cậu cần chuẩn bị tương đối nhiều thứ cho 1 buổi phỏng vấn chất lượng, với mục tiêu đi tìm việc tốt.
Không buổi phỏng vấn nào giống buổi phỏng vấn nào. Vậy nên, cậu nên dành thời gian chuẩn bị kỹ trước khi phỏng vấn.
Tất nhiên là cậu cũng có thể đi phỏng vấn luôn. Cơ mà, tớ nghĩ cơ hội cậu có việc lúc đó không cao lắm, đặc biệt là những công việc tốt.
Nếu cậu thất bại trong việc chuẩn bị, cậu đang chuẩn bị để thất bại. Chuẩn bị kỹ nhé cậu!
bây giờ em mới để ý, em cảm ơn anh nhiều nha