Nền tảng giáo dục trong gia đình có vai trò ảnh hưởng như thế nào đến nhân cách 1 con người?

Nền tảng giáo dục trong gia đình có vai trò ảnh hưởng như thế nào đến nhân cách 1 con người? Và khi qua quá trình còn trẻ thơ đó rồi nhân cách đã được hình thành nên 1 phần nhưng đó là nhân cách k tốt thì có thể thay đổi được không và làm cách nào?


E tên là Dung và tính đến thời điểm này em 17 tuổi nhưng sự thực là em chưa biết mọt cái gì đến nơi đến chốn, đã thế do môi trường giáo dục trong gia đình từ bé của em là quá nhiều nền giáo dục cho nên vì vậy k có ai kề vai sát cánh cùng mình chỉ dẫn định hướng cho mình từng tí một từ những hành vi hàng ngày nên hiện tại em k có nết gì ra hồn. Nết không, Trí tuệ + sự tư duy: KHÔNG => không có tiền đề gì để bước chân vào xã hội và hành động để vươn đến thành công cả. Ngoài ra, do cách giáo dục của gia đình nên từ bé em luôn hình thành cho mình một chủ nghĩa cá nhân rất cực đoan, kb cách qtam đến mọi người, giao tiếp kém, nội lực rất yếu, kém tự tin, lo lắng sợ sệt nhiều thứ, lười suy nghĩ, dễ nản chí. Tất cả những yếu tố này đều do phương pháo giáo dục của gia đình em không tốt vì vậy nên nhân cách và trí tuệ mới có kết quả chán như vậy. Và sau này khi ra cuộc sống em sẽ kb em khổ đến mức độ nào bvi thực sự đến giờ phút này đến tình cảm đối với gia đình em cũng còn k có, tình cảm với bản thân mình cũng vậy . Em bế tắc lắm ý các anh chị ạ, em muốn học hỏi cái cách tư duy, em muốn được ở cạnh cái người tài giỏi đc tiếp xúc với họ để mình thu gom được cái tư duy của họ ớ nhưng em lại chẳng có cái nết gì ra hồn cả để mà được bất kể một ai yêu quý và e cx kb tìm họ ở đâu. Cái mấu chốt căn bản của e hiện giờ là em chỉ muốn biết rằng:

  1. Nhân cách của mình đc hình thành từ bé như thế ? NGười ta bảo dạy con từ thuở còn thơ, vậy khi mình cứng cáp ròi ớ thì liệu mình có thay đổi được cái tâm tính của mình cho trong sạch hơn đc hong ? Thay đổi được cái tâm ớ.
  2. Làm thế nào để thay đổi được tư duy và làm chủ vận mệnh của mình ?
2 Likes

Mình xin phép trả lời các câu hỏi của bạn:
1: Nhân cách này phần lớn do môi trường sống sinh ra. Hoàn toàn có thể thay đổi được.
2: Đây là việc cần có quyết tâm và dứt khoát mới có thể làm được.

  • Cần một thời gian và môi trường sống/sinh hoạt mới (đôi khi cần có một cú sốc tinh thần)
  • Tự tạo thêm cho bản thân một môi trường mới, nơi giúp mình có thể thay đổi: ra nước ngoài, tham gia một lớp học, nhóm tình nguyện, nơi làm việc (bán thời gian), nơi mà bạn chưa từng quen ai, sẽ dễ hơn cho việc thay đổi bản thân.

Mình cũng là một người giống bạn, tuy nhiên mình nhận ra mắc bệnh này hơi muộn (mãi khoảng năm 21 tuổi). Nên ít nhiều mình hiểu cảm giác của bạn.

Mình mong một ngày việc giáo dục con cái của các bậc phụ huynh thiên về hướng tự lập nhiều hơn, nó sẽ giúp các bạn rất nhiều khi ra ngoài xã hội, kể cả không phải học giỏi hay thiên tài gì. Nhìn đâu xa, như ở những nước tư bản, giới trẻ họ rất thoải mái khi giao tiếp, tham gia các công tác xã hội,… gần như thả đâu cũng tự sống được.

7 Likes

Khi nhìn ra được vấn đề vậy anh đã làm cách nào để chuyển hóa nó theo chiều hướng tốt hơn ?

Nói thực là lúc đó mình không biết làm gì, cũng như bạn bây giờ, tìm những người (online) cùng hoàn cảnh, cuối cùng nhận ra bản thân đang mắc một bệnh giống “sợ xã hội”.

Mấu chốt của căn bệnh này là việc bản thân thiếu tự tin, ngại giao tiếp, cần phải giải quyết triệt để vấn đề này.

Từ đó mình quyết định tìm một nơi làm việc mới, gặp những người mới, những người mình chưa từng gặp trước đây, để ít nhiều mình sẽ thay đổi cách giao tiếp của bản thân nhờ họ (đơn giản họ chưa từng biết con người trước đây của mình như thế nào).

Sẽ là một quãng thời gian rất dài, cần phải có một sự quyết tâm rất lớn. Tuy nhiên, đời mà, để trưởng thành cần phải vượt qua rất nhiều. Nhìn thấy những người có thể thoải mái cười nói không phải là bẩm sinh đâu, họ cũng phải trải qua rất nhiều đó.

Hãy chăm chỉ trau dồi kiến thức cả xã hội lẫn tư tưởng, khi gặp người khác bạn sẽ có những thứ để mang ra nói chuyện, học, bắt trước những người mà bạn thấy hợp để theo, hãy bỏ đi những mối quan hệ mà khiến bạn ngày càng đi xuống, nó không giúp ích gì cho tương lai của bạn cả.

Bạn mới 17 tuổi, còn một quãng đường rất dài để trải nghiệm, vấp ngã là một chuyện rất bình thường, hãy cố gắng lên.

3 Likes

Tuỳ vào phản ứng của em với môi trường thế nào.

Ví dụ:

  • Bố hay đi nhậu, em có thể phản ứng lại là mình không bao giờ uống rượu bia, hút thuốc; hoặc thấy chán, đi chơi rồi lao vào các cuộc nhậu.
  • Mẹ làm nội trợ, hay ở nhà, nhưng lại hay ngóng chuyện hàng xóm, nói xấu này nọ. Em phản ứng ra nói chuyện phiếm cho vui; hoặc em phản ứng chỉ giao tiếp với những người cần thiết.
  • Bố hay thức dậy sớm đi tập thể dục, còn em phản ứng lại là ngủ nướng; hoặc sẵn sàng chạy bộ matharon với bố vào buổi sáng (đương nhiên em chạy nhanh hơn)

Bố mẹ cũng là con người, tốt có, xấu có. Chỉ cần học cái tốt và tránh cái xấu.

Với lại mình cũng không đồng tình với truyền thống hiếu đạo gì đâu. Ai tốt với mình bao nhiêu thì đáp lại. Ví dụ mẹ vừa đi làm, vừa nấu ăn, vừa giặt đồ, trong khi bố không nghề, đi uống rươụ, thì chỉ cần báo hiếu với mẹ.

10 Likes

E còn tự cảm thấy mình rất thiếu nội lực. Bởi vì sau mỗi lần vấp ngã em càng thu mình nhỏ lại, sống khép kín và kiẹm lời, e thực sự tự ti về bản thân, chỉ luôn dò xét nhưng điều mà mình đã làm mà kbh vui vẻ đc. Chính vì k phản biện lại đc ngoại cảnh nên e dễ tiếp thu cái nay cái khác mà k suy nghĩ, dần dà nó hình thành nên trong e cái sự lười tư duy, lưpif suy nghĩ và ngại nói. Con người này của e tồn tại lâu lắm rồi nó khiến e mệt mỏi…

Làm cách nào để có 1 tư tưởng riêng cho mình hả anh ?

Hãy yêu một chàng trai tốt (như tớ chẳng hạn). :joy::joy:
Tình yêu sẽ giúp bạn sống tích cực hơn. :blush:

1 Like

Có rất nhiều trường hợp con người sẽ không thay đổi bản tính chỉ vì một người lạ random nào đó khuyên mình nên làm như thế và cuộc sống kia sẽ tốt hơn cho mình, mà là vì họ có một nguồn động lực/nguy cơ nào đó ở phía sau (người ta hay gọi là nước tới chân mới nhảy đấy), chẳng hạn như lười không kiếm việc làm nhưng giờ người nhà bệnh, ba mẹ sắp qua đời, hết tiền, vợ con đói meo thì lúc đó mới chịu còng lưng ra cày cuốc, hoặc như người bị leukemia (ung thư máu) giai đoạn cuối thì chắc chắn sẽ sống những ngày cuối cùng có giá trị hơn gấp nhiều lần những người khỏe mạnh không bệnh tật.

Nên ý mình muốn nói là, họ có thể khuyên bạn, nhưng cái gì mới là cái thúc ép bạn dậy sớm mỗi buổi sáng và thay đổi? Có thể bạn chưa tìm ra lý do đó thôi. Còn lời khuyên thì có rất nhiều.

Cô mình hay nói: “Có khi nó thừa biết phải làm gì rồi, nhưng nó không có cái để thúc đẩy nó thực hiện thay đổi đó thôi.”

7 Likes

Dạ dạ e nhìn avatar anh là biết anh tốt rùi mờ :smile:

Mình cũng là trai tốt, bạn nghĩ sao?? :relaxed:

2 Likes

Em cảm ơn ạ, lời khuyên của a rất hữu ích với em.

Nhiều khi em thấy cái câu gần mực thì đen gần đèn thì sáng các cụ nói cũng đúng ý anh. Nhiều khi mình biết cái việc mà mình làm là sai nhưng mà mình lại không có biết cách hoặc không có đủ nội lực để mà chuyển hóa nó. Thế nên ngta mới nói môi trường quyết định đến 70% sức mạnh của c người. Anh thấy sao ?

Người xưa có câu : “Thời thế tạo anh hùng” (kiểu kiểu thế :smile: )
Đại ý là người gặp thời thì là anh hùng, không gặp thời thì tài giỏi mấy cũng ko ăn thua =))
Môi trường đúng là ảnh hưởng nhiều đến con người, nhưng chắc mình nghĩ ko đến 70% đâu :smiley:

1 Like

Trăm lần sai, ngàn lần sai. Gần mực chỉ có bia với tương ớt :smile:

Em sẽ chỉ thay đổi theo chiều hướng tích cực khi em suy nghĩ tích cực. Trước hết em hay vứt bỏ những suy nghĩ tiêu cực về bản thân. Nếu ngại giao tiếp, hay thử đi phượt quanh nơi em sống mỗi khi rảnh. Đến những nơi chưa từng đến nhưng vùng quê, một dòng sông … để thoải mái và yêu đời hơn. Ngày xưa anh cũng thường làm vậy :slight_smile:

Ảnh anh chụp tang em làm động lực :slight_smile:

2 Likes

Em nhận thức được em tệ, nhưng em lại không thể thay đổi được, là do em kém, thiếu kỹ luật, anh dám chắc em chẳng nghe lời ai khuyên trên này đâu, có thể có động lực thay đổi một hai ngày sau đó lại thôi.
Đến ngày bản thân mình mà còn chán mình thì chả ai thích em cả.
Đọc bài post thấy em đổi thừa cho hoàn cảnh , tại này tại nọ, em nói rõ xem gia đình giáo dục không tốt ở điểm nào, nếu gia đình nghiêm khắc với em mà cho rằng họ giáo dục không tốt, thì em nên xem lại mình.

1 Like

Em vẫn có đấy thôi. Nếu không có thì em đã chẳng thể sống như một con người. Nếu không có thì đã chẳng lên đây hỏi câu này.
Chỉ là em luôn ruồng bỏ, phủ nhận nó, cho rằng nó trẻ con, chưa trưởng thành, không phù hợp.
Nếu chính em cho rằng nó không tốt thì còn đòi hỏi ai nhìn nhận em tốt hơn.
Trước khi muốn thay đổi một cái gì thì phải chấp nhận nó tồn tại đã. Hãy chấp nhận nhân cách của mình, tư tưởng của mình, em sẽ thấy nó không tệ như đã nghĩ, rồi từ từ hoàn thiện nó.

Tại sao phải phản biện ? Em thấy nó không đúng thì cứ mặc nhiên coi là nó không đúng. Phản biện chỉ dùng để thay đổi người khác, đối với bản thân em em đã có toàn quyền quyết định rồi không phải sao ?
Tư duy hay lý luận chỉ là công cụ để thay đổi ngoại cảnh, đừng để chúng trở thành công cụ để ngoại cảnh thay đổi em. Chỉ có em mới được quyền thay đổi chính mình.

1 Like

Ảnh đẹp, yên bình :))
Bạn cho mình xin bức ảnh này nhé!
Cảm ơn bạn nhiều!

Tất cả đều thay đổi được bạn ạ, có điều bạn muốn hay không thôi.

Anh trả lời 2 câu hỏi của em như sau. Hi vọng sẽ giúp được em :wink:

Đúng, nhưng không có nghĩa là lớn lên sẽ không thay đổi. Nhân cách thay đổi theo suy nghĩ, ảnh hưởng lớn bởi môi trường sống và những người em tiếp xúc.

Câu này có 2 ý,anh sẽ nói từng ý một, anh thì không thích dùng từ “cứng cáp” vì từ này nó khá mơ hồ đối với định nghĩa của mỗi người về sự trưởng thành :smile:. Tính cách của mỗi người đều là đa nhân cách cả, chẳng qua cái tính cách nào làm chủ đạo để người khác nhận ra mình thôi, cho nên việc em nói đến “tâm tính của minh cho trong sạch được hơn không” thì anh trả lời là không. Mà tính cách của em sẽ thay đổi theo hướng tích cực hơn để lấn át cái

2 câu này giống nhau nên a gộp làm 1 luôn nhé ! :blush:
cái câu hỏi số 2 thực sự khó. Quá khó là đằng khác, vì câu này nói dễ hơn làm. :smile: :smile:. đọc câu này của em làm anh lại nhớ đến cuốn sách “Làm chủ tư duy, thay đổi vận mênh” của tác giả Adam Khoo . P/s nếu có thời gian thì khuyến khích em nên đọc cuốn này với cuốn “Đắc Nhân Tâm” nhé. Hi vọng là em sẽ đọc. :smile: Lan man pr sách quá. :joy: . Em muốn thay đổi tâm tính thì em phải hỏi bản thân thực sự có muốn thay đổi thôi, hay khi đọc xong những lời khuyên của mọi người trên đây thì lại “Nước đổ lá khoai” :sob: . Để làm được việc đó trước tiên em cần làm những thứ nhỏ hơn đã ví dụ như

  1. Ngưng đổ lỗi cho hoàn cảnh đi. Vì 17 rồi mà, biết lên đây hỏi mọi người để tìm cách giải quyết là thông minh rồi :grinning:
    2 Học cho nhanh đi rồi lên đại học nào, thay đổi môi trường tiếp xúc với nhiều người khác nhau có giỏi có dốt có tốt có xấu sẽ làm tăng nhận thức của em với mọi người. Khi đó sẽ là cơ hội để em thay đổi, cái này cần quyết tâm lớn nhé. Phụ thuộc rất lơn vào em đấy
  2. Suy nghĩ những điều tích cực lên nào, câu này nói dễ mà đối với em thì là khó rồi. Nhưng không sao sẽ thay đổi từ từ. Ví dụ về luôn anh cho trực quan nhé :smiley: Hồi Tết đi họp lớp về anh đi xe máy, ngồi sau là 1 bạn gái, trong người có tí men kết quả là tông phải con chó và được vào viện nằm . :smile:

Người ngoài thì ai nhìn vào cũng bảo anh đen, đi đứng ẩu (cũng đúng tại uống rượu). còn người trong nhà thì lại lo lắng cho công việc của anh tại anh đang thử việc mà lại nằm viện 1 tháng thì lo khi đi làm lại người ta có nhận không.
=> Nếu là em thì em có bi quan không. :slight_smile:. còn anh thì không. Tại vì thứ 1 là may mắn vì hôm ý đi không đội mũ bảo hiểm người thì nặng ở chân thôi nhưng mà không gãy, còn đứa ngồi sau thì bị xây xát đầu gối. Xe máy cũng k hỏng gì. tội mỗi con chó bị chết :smile:. Còn việc lo lắng công việc có thể bị mất thì anh không lo. Tại mình có kiến thức, nếu công ty này không nhận thì mình xin công ty khác. Thế nên hãy suy nghĩ ở góc độ tích cực nên nhé cô gái

Viết cũng dài rồi. :wink: chúc em mọi điều tốt đẹp. Nhớ đọc 2 cuốn sách anh bảo nhé :smiley:

83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?