Em muốn hỏi giữa 1 người có bằng đại học và 1 người không có bằng thì có sự khác biệt nhiều không.
Và bằng đại học rốt cuộc thì nó là gì?
Lợi thế của người có bằng đại học
được học nhiều thứ hơn, không có bằng đh thì chỉ biết lập trình (ví dụ vậy). Còn ở đh, riêng toán có mấy gần chục môn rồi: giải tích 1, giải tích 2, giải tích 3, đại số, toán rời rạc, xác suất thống kê, phương pháp tính, xử lý tín hiệu
Khác biệt thì còn tùy bạn , quan trọng là bản thân thôi , nhưng nó rất quan trọng trong nhiều trường hợp như đi xin việc nhé . Đương nhiên có rất nhiều người chả cần có bằng vẫn làm phà phà nhưng họ chỉ chiếm số ít . Thầy mình có nói có nhiều công ty nước ngoài họ tuyển dụng kể cả có kỹ năng tốt và chém tiếng anh còn ngọt hơn tiếng việt thì cũng thua . Nói chung là nó giúp ta có nhiều cơ hội hơn .
Là cái mà tích lũy 4 năm giời và cái để khi cần mang ra tiệm cầm đồ vẫn được 200K xoay xở
Là minh chứng cho 4 năm đèn sách.
Bằng đh trường khác đc công nhận k nhỉ ;s
Có bạn nhé.
Bằng đại học chuyên ngành CNTT và các chuyên ngành liên quan nó thể hiện là sinh viên đó đã được đào tạo các kiến thức cơ bản, không phải kiểu lập trình viên chạy theo công nghệ chỉ biết làm 1-2 ngôn ngữ với vài cái framework liên quan, có thể sử dụng vào nhiều dự án khác nhau, lại dễ đào tạo khi công ty có nhu cầu về công nghệ mới.
Tất nhiên khi tuyển việc thì người ta không đánh giá chỉ dựa trên tiêu chí đó, nhưng thực tế thì đại học luôn luôn là có lợi, lợi cho bản thân người học cả về thời gian và kiến thức. CNTT nói riêng và các ngành kỹ thuật “hardcore” nói chung, kiến thức nền tảng quan trọng không thua kém gì kinh nghiệm và kiến thức thực tế, bạn bỏ qua giai đoạn đại học để đi làm sớm không có nghĩa là bạn sẽ nhanh hơn được các bạn sắp ra trường mới đi làm.
Chưa nói về mảnh bằng.
Khi nghe những người tốt nghiệp ĐH và không học ĐH cùng tuổi nhau nói chuyện nó đã thấy khác rồi.
cái này em nghĩ cũng còn tùy chứ ngiều người ko học đại học cũng giỏi và thành công mà anh
nếu bạn xác định làm it ở việt nam thì đa phần các công ty ko yêu cầu bằng cấp .Ví dụ một số công ty bắt buộc có bằng như vietel hay vnpt là phải có bằng .hay hơn là nếu bạn muốn đi nước ngoài như mỹ hay sing nhật bắc buộc phải có bằng đại học nhé .ví dụ đi mỹ bạn phải pass qua vòng pv visa hình như visa là H1B ấy .Còn đi nhật ko có bằng là phải thi PE bạn nhé
Ý của bác là gì nhỉ ? Em thì đang hiểu ý bác là người không học ĐH nói chuyện kém hiểu biết hơn người học ĐH, nếu đúng là vậy thì bác nên xem xét lại.
Đơn giản chỉ là 2 con người nói chuyện với nhau đã khác rồi chứ không liên quan gì đến ĐH học cả.
Em không học ĐH nên cảm thấy hơi khó chịu vì cảm thấy bị thiếu tôn trọng
Ý bác là FE ?
Anh không nói là tất cả những người học ĐH và không. Cũng không nói là những những người không học ĐH là đều không giỏi. Nhưng 2 lớp người này vẫn có khác nhau. Em đọc tiếp bài dưới của anh.
Đầu tiên, mình không học CNTT nên so với đa số những bạn ở đây thì mình coi như không học ĐH. Nói vậy đầu tiên là để nói rằng không có sự kỳ thị nào ở đây. Mình chỉ chia sẻ những gì mình cảm nhận được trong thực tế công việc.
Sự khác nhau có lẽ đến từ khoảng thời gian 4-5 năm ĐH, khác nhau một số điểm như sau:
Sức thuyết phục, câu từ trong lời nói.
Kỹ năng mềm (báo cáo, làm việc nhóm…)
Mức độ thích ứng (chuyển lĩnh vực liên tọi)
Ý chí, lý tưởng (suy nghĩ về công việc, về lý tưởng của mình)
…vv
Những cái trên nó không nằm trong kiến thức chuyên ngành. Nhưng nó lý giải vì sao cùng xuất phát điểm như nhau nhưng người đã qua ĐH thường có tốc độ phát triển nhanh hơn.
Đại khái là bằng đh quan trọng khi bắt đầu tìm việc vì lúc này một số bạn chưa có kinh nghiệm gì nhiều, và bên tuyển dụng cũng không có cái gì căn cứ để đánh giá bạn xem có phải ứng viên sáng giá hay không. Chính vì vậy, cái bằng là một trong thứ có thể giúp họ phần nào biết được ít ra bạn có kiến thức nền tảng, có kĩ năng làm việc.
Tất nhiên nếu bạn có kinh nghiệm làm việc ngay khi còn trong ghế nhà trường, và hên thì có thông tin giảng viên, sếp cũ mà bạn từng làm việc chung để bỏ vào CV thì nhà tuyển dụng có thể đánh giá bạn một cách trực quan hơn, mà không tập trung vào bằng nhiều.
Khi phân tích lợi ích của việc học ĐH mà mình tập trung vào mảnh bằng và lợi ích của mảnh bằng khi xin việc thì mình không đánh giá được hết đâu.
Phải liệt kê ra những cái gì một SV được tiếp xúc, phải làm, phải vượt qua trong 4-5 năm thì mới thấy hết được.
Học đại học sẽ hơn nhau ở cái tầm nhìn. Khi mà bạn tiếp xúc với rất nhiều trí thức và lý tưởng thời đại học. Bạn sẽ có tầm nhìn khác với những người không học đại học.
em nhận thấy anh có sự phân biệt và không tôn trọng những người không học đại học, vậy 1 trong những lợi ích khác của việc học đại học là phân biệt những người không học đại học ạ
Bạn có thể quay lên đọc lại những comment của mình. Dù gì mình cũng viết rõ ràng nhất có thể rồi.
Mình thì lại thấy @Duong_Act nói không phải là sai, và không thấy có ý gì phân biệt ở đây cả, Mục đích của việc học ĐH, không chỉ là học về lập trình, và càng không phải chỉ để lấy cái bằng (mặc dù cũng chỉ để lót chuột).
Đối với CNTT, việc học ĐH không chỉ học chuyên ngành (mà thực ra kể cả có gọi là học ĐH thì chuyên ngành vẫn phải tự học sml chứ chẳng khá khẩm hơn không học ĐH là mấy), mà còn là học kĩ năng mềm, kĩ năng làm bài tập nhóm, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng giải quyết vấn đề, bla bla và rất nhiều kiến thức fundamental thuộc lĩnh vực CNTT ngoài lập trình (quản lý dự án, xây dựng thiết kế hệ quản trị dữ liệu, network k dây có dây các loại,… cực kỳ nhiều lĩnh vực mà đối với tự học thì cực kỳ khó hoặc thậm chí không thể học 1 mình đc
Bản chất của con người là vậy khi thấy mình hơn người khác thì tất nhiên sẽ xếp họ dưới mình một bậc, tất nhiên những người không học đại học sẽ không bằng những người học đại học rồi. Ở đây anh dương có trả lời câu đầu tiên là “Khi nghe những người tốt nghiệp ĐH và không học ĐH cùng tuổi nhau nói chuyện nó đã thấy khác rồi.”, đọc câu này 100% người đọc sẽ hiểu là những người không học đại học họ không đủ “đẳng cấp” để nói chuyện với những người học đại học. Xuống câu trả lời ở dưới anh Dương có chống cháy là nêu ra những kỹ năng mà người không học đại học sẽ không có. Nếu anh Dương nói những câu đó đầu tiên thì có lẽ anh ấy sẽ nhận được sự cảm ơn thay vì 1 số lời chỉ trích.
Khác thôi chứ có phải chênh lệch đâu.
Còn việc đánh giá 2 đối tượng này là phải xem xét nhiều nhìn từ nhiều phía: tính cách, động lực, kinh nghiệm, môi trường giáo dục, sinh sống, làm việc,…đương nhiên là người không ĐH và có học ĐH sẽ khác nhau về mặt suy nghĩ, nhận thức theo một vài khía cạnh nào đó