Lập trình nhúng nên học 8051 trước hay Arduino?

  • Đây là comment thứ 3 của acc thứ 2, là comment cuối, không phải vì tôi lười comment mà vì diễn đàn chỉ cho comment 3 lần. Muốn coment tiếp lại phải lập acc khác, khổ quá. Nhưng bác Duong cứ trả lời tôi sẽ lắng nghe.
  • Chính như bác nói GPIOWriteBit(PORT,PIN,LEVEL) xài cho STM32 đúng không? Đây là một lệnh ngoại vi. Vậy dòng code đó có xài cho AVR được không? Không chăc chắn không? Xài cho SAM? không luôn, xài cho ESP8266? không luôn.
  • Nhưng tôi đảm bảo digitalWrite(9,HIGH). Đây cũng là một lệnh ngoại vi, tác động đến các thanh ghi ngoại vi, đặc trưng cho cấu trúc của từng MCU, nhưng nó lại xài cho tất cả từ AVR cho đến STM32 cho đến SAM, ESP8266 và thậm chí máy tính nhúng Arduino YUN, Arduino TiAN, hay Intel galileo, hay Intel Edison bất chấp cấu trúc ngoại vi MCU đó có giống nhau hay không. Thấy lợi hai chưa?
  • Ví dụ tiếp, về ngắt ngoài, tôi không cần biết STM32, AVR hay SAM, hay ESP8266 ngắt ra sao, không cần biết nó là 8 bit hay 32 bit, nó do ATmel sản xuất hay ST sản xuất , khi tôi nói attackInterrup(0,ISR_ngat,LEVEL) thì MCU đó phải thực hiện ngắt ISR_ngat cho tôi, và đây là ngắt level. Vậy đó, đơn giản. MCU nào không đáp ứng được code trên thì biến. Lại là một lệnh quan hệ chặt đến thanh ghi và thậm chí là CPU (ngắt là một phần của CPU). Nhưng với Arduino tui không cần biết điều đó, tui nói vậy thì MCU phải đáp ứng vậy bất chấp cấu trúc MCU có giống nhau hay không
  • Và rõ ràng khi tôi sử dụng đoạn code có 2 dòng lệnh ở 2 ví dụ trên chạy ở thằng nào cũng được, AVR, STM hay ESP đều ok hết.
  • Hay về cổng UART chẳng hạn: Khi tôi nói Serial.begin (9600) thì thằng MCU lo mà chuẩn bị một cổng serial 9600 baud cho tôi. Tôi không cần biết nó là 8 bít hay 32 bit của ATmel hay ST, hay Intel vậy đó ngon không? Lại một lần nữa Arduino bất chấp sự khác nhau của các MCU mà vẫn chạy ngon lành
  • Chỉ lo viết code không cần biết thằng MCU là thằng nào, thoải mái không bị lệ thuộc.
  • Các ví dụ trên toàn sử dụng thanh ghi trong các MCU, và chắc chắn code đã dùng đến ngoại vi, tác động đến thanh ghi thì chỉ chạy cho mỗi thằng đặc trưng, AVR thì chạy của AVR của ST hì chạy cho ST của SAM thì chay cho SAM, thách đố cuả AVR mà chọt qua ST hay ST chọt qua SAM được đó. Nhưng nếu dùng Arduino thì cứ vô tư đi. Qua ví dụ trên tôi đố có thằng nào làm được ngoài arduino.
  • Còn về hiệu suất ư? Thằng nào đã bỏ công sức tiền của đầu tư viết “core aruino” cho MCU của mình thì chăc chắn nó phải tính đến hiệu suất khi làm “core aruino” cho Arduino. Và hiệu suất phải ok thì nó mới làm, nó phải thử tới lui nghiên cứu lên xuống, đo đạc cẩn thận mới làm .
  • Còn về phần cứng đa phần là mở nhé, từ 8 bit đến 32 bit mở hoàn toàn, không cần phải mua của Arduino nhé. Tự làm cũng được vì “phần cứng mở” mà.
  • “Đào thải phần cứng”, không nói ở đây là một phần cứng hoàn chỉnh gồm MCU, nguồn,và các thứ khác. Mà đào thải ở đây là đào thải chính MCU từ trong trứng.
  • Tương lai các MCU không có hỗ trợ “core arduino” hay các core đó không đảm bảo kỹ thuật hay hiệu suất thì sẽ bị đào thải. FPGA là một lĩnh vực khác nhé bác, không nên làm loãng chủ đề.
  • Tôi nói máy in 3d, CNC, hayr obot, IOT là khủng vì dựa trên AVR của bác. Các cao thủ AVR chuyên dấu mã nguồn như mèo dấu cứt ấy. Tôi giả sử một cao thủ AVR viết được code cho máy in 3d hay CNC thì có “mở” code đó cho biết không? Máy in3d, CNC viết được bán ối tiền ấy chứ.
  • Cộng đồng AVR ky bo đến nỗi, có cái mã nguồn mỏ hàn nhiệt, đồng hồ mà còn dấu như kiểu vàng thì thôi chứ đừng trông chờ gì đến các dự án lớn hơn mà họ chia sẻ.
  • Nhưng cao thủ Arduino thì lại khác, họ mở hoàn toàn từ phần cứng cho đến mã nguồn. Bất kỳ dự án gì cuả họ cũng đều mở, đó lại là một điểm cộng mà tôi thấy nên chon Arduino cho lập trình nhúng.
  • Máy bay điều khiển từ xa, IOT nhà thông minh qua Internet, trạm phát wifi điều khiển, CNC, in 3D, máy khắc laser, camera, máy chụp ảnh, máy chơi nhạc mp3, máy xem mp4, máy hiện sóng Oscillacop, máy đo nhịp tim , chuột máy tính điều khiển bằng chuyển động cơ thể vv… đều mở cả mã nguồn lẫn phần cứng. AVR nếu có làm được thì mơ đi cưng 100 năm nữa sẽ “mở”.
  • Tai sao tôi lại dùng từ nếu với AVR. Vì rõ ràng cac dự án như camera, máy chụp ảnh mà dùng 8 bit thì chụp đến bao giờ?
  • Rõ ràng giữa cộng đồng AVR và cộng đồng Arduino thì cộng đồng Aruino tốt bụng hơn nhiều nhỉ.
1 Like

Một con chip STM32 đóng vỏ TQFT100 có 100 pin chắc có hơn 70I/O.
Và 1 con STM32 đóng vỏ TQFT48 chắc chắn có ít hơn 45I/O.
Thế digitalWrite(70,HIGH) giả dụ chạy được với TQFT100 thì có chạy với TQFT48 không ? Đấy là xét ngay trong dòng STM32. Chưa kể STM32 có ít nhất hơn 500 mã chip trải từ STM32F0xxx đến STM32F7xxx ? Rồi cả với AVR số pin chưa nổi 40 như ATMEGA8 ?
Không sửa mã có chạy bằng niềm tin.
Còn với C à :

#if defined(ATMEGA8) // AVR-Microchip
   #define GPIO_CONTROL .....
#elif defined(PIC18F4550) // PIC-Microchip
   #define GPIO_CONTROL .....
#elif defined(STM32F103) // ARM-ST Micro
   #define GPIO_CONTROL .....
 #elif defined(MSP430) // TI 
   #defined GPIO_CONTROL ......
#elif defined(AT89S52) // 8051
   #defined GPIO_CONTROL .....
#endif

Hàng năm, các công ty bán dẫn cho ra đời cực nhiều chip MCU,CPU. Một số lượng rất rất ít được dùng cho Arduino. Thế thì việc đào thải chip chả khác gì nói: Thế giới không phù hợp, tôi sẽ đào thải cả thế giới ??

Mở hay không mở cái đó mờ mịt. Người ta mở chưa chắc vì người ta dễ tính mà vì những cái License đi cùng mã nguồn mở. Mà dù sao đấy cũng là công sức nghiên cứu của ai đó nên việc public hay không đó là quyền của họ.
Hơn nữa ví dụ về cái trạm hàn là một project rất rất đơn giản mà có thể nói tác giả ki bo thì tôi sẽ đặt một dấu ? ở đây.
Những người đi đầu hoặc muốn tự đi và tìm khác biệt họ sẽ chờ sample ở đâu ? Chỉ có nước đơn độc vắt óc mà nghiên cứu. Tất nhiên nếu ai đó đặt vị trí của mình là những người đi sau thì tất nhiên chỗ nào nhiều sample free thì nhất rồi. Opensource thì phải đọc thuộc mấy cái license không sảy chân có mà sạt nghiệp. Cái gì cũng có 2 mặt.

Đúng là không ai mang MCU 8 bit đi chụp hình bởi vì nó chậm, tài nguyên nó ít. Có chụp được lưu vào External RAM thì còn phần chứa thuật toán. Nếu vẫn muốn, AVR32 (32 bit) vẫn là AVR kia mà ? Có phải AVR chỉ là 8 bit đâu ?
Hơn nữa xử lý ảnh mạnh người ta mua con vi xử lý, cho nó thêm con RAM 512MB vào lại chả sướng hơn bám vào vi điều khiển. Tôi đưa vi xử lý với FPGA vào không phải làm loãng mà để bạn hiểu tương lai Arduino bạn nêu ra nó đã là mảnh đất của thằng khác chiếm từ lâu rồi.

  • Bác nói chuyện hơi bị mắc cười. Nghĩ sao con chip atmega 8 28 chân mà bác lại có thể ra lệnh cho chân 70 hay vậy? Cơ bản nhất là khi mua con chip MCU về phải biết nó là bao nhiêu chân để biết được rằng ra lệnh cho 1 cái chân thứ 70 không tồn tại là một điều vô lý chứ.
  • Nhưng ví dụ một con MCU AVR 28 chân và một con STM32F1, một con STM32F4 hay một con SAM, hay một con ESP8266. Tất cả đều có chân thứ 7 đúng không? Vậy thì digitalWrite(7,HIGH) đều chạy được cho tất cả các MCU trên mà bác không cần phải sửa cái gì hết.
  • và ví dụ một con ATmega2560 100 chân và con STM32 100 chân thì hoàn toàn có thể thay thế cho nhau trong hê sinh thái Arduino. Nhưng tất nhiên con 8 bit thì không thề nhanh bằng con 32 bit. Nhưng về cơ bản thì thay cho nhau được cùng với y xì cái mã nguồn mà bác đã viết lúc đầu. Bác có thể digitalWrite (70,HIGH) vọ tư cho cả ST lẫn ATmega miễn là phải đảm bảo cái chân 70 của con MCU đó có tồn tại đã nhá.
  • Túm lại torng quá trình tranh luận với bác Duong , mọi chuyễn đã rõ ở chổ:
    1/ Từ cái giếng cuả bác Duong, bác ấy truyền cái giếng sang cho người khác bằng lời khuyện rằng: vấn đề Arduino chỉ là một con “AVR biến hình”, cùi bắp hơn AVR, học Arduino chỉ dừng ở Aruino, dọn ra ăn sãn, học arduino không làm được gì nhiều vv… rất nhiều lời chê bai, bè dĩu trong khi chính bác ấy chẳng hiểu Arduino là cái gì, hài thật… Bác ấy chỉ sờ được cái đuôi voi, và bác ấy đã nhanh chóng phán rằng đó là cả con voi, và con voi ấy quá tệ. Tui đã cố chứng minh rằng con voi ấy còn có cái vòi, cái chân nữa, cái thân và cái đầu nữa, hãy bước ra khỏi cái giếng đi.
    2/ Arduino lập trình bằng ngôn ngữ Writing nha bác, không phải java đâu. Nhưng vì sức mạnh của nó chạy trên đa nền tảng,và chỉ cần lập trình một lần chạy mọi nơi giống java, nên tui mới gọi nó là java của thế giới nhúng, ví von nó vậy thôi.
    3/ Arduino mạnh hơn AVR nhiều, đó là câu kết đơn giản, ở trên đã nói tại sao rồi, không cần nói lại.
    4/ Có thê bác sẽ nói, mặc kệ arduino là thằng nào, tôi không cần biết. Ờ bác không cần thì kệ bác, nhưng bác lại đi cho lời khuyên , và chê bai khi bác còn chưa nhìn nhận đủ thì lại khác.Đáng trách là ở chổ đó.
1 Like

Thế là digitalWrite chỉ “đa nền tảng” khi cái con chip sau nhiều hơn hoặc bằng số chân I/O của con trước à. Kì diệu vậy @@
Trong khi người ta không đụng tới Arduino người ta post code C từ con này sang con của cả hãng khác bằng đoạn define như tôi post bài trên trong vài nốt nhạc ?
Hỏi thật là Arduino của cậu có post được sang 1 con không nằm trong danh sách hỗ trợ của Arduino không vậy ? Nếu không được thì “đa nền tảng” cùi bắp rồi.

Ngôn ngữ Arduino là Writing ? Tôi được biết là C/C++. Những đoạn code của Arduino mà tôi thấy đều là C++.
Có nhầm lẫn gì không vậy ?

Khi nói AVR thì phải đang hiểu là so con AVR với cái Arduino sử dụng con AVR cùng loại. Nếu lấy Arduino STM32 thì nên so sánh với con STM32 cùng loại với con trên Arduino. Lấy ATMega8 so với Arduino STM32 sao ?
So lệch vậy tôi lấy AVR32 chả đập chết hết lũ Arduino 8/16 bit dùng AVR, con STM32F7 chả táng cho Arduino F0,1,2,3,4 vỡ cả mồm. Ngay cả Arduino STM32F7 support (không biết có chưa) cũng chưa biết ăn nổi chưa chứ ở đó mà không bằng.

Cậu cứ giếng nước với chả cây đa mái đình tôi càng thấy cậu đuối lý.

Em nghĩ chừng nào a Dương công nhận thì bạn kia mới dừng, topic cũng hết chuyện. :sweat_smile:

Ai cũng có cái giếng riêng của mình cả, nên cũng không thần tượng AVR hay Andruno gì cả. Tuỳ project va chi phí có lựa chọn hợp lý.

Em cũng không giỏi về nhúng, đọc bình luận mà cũng loạn :persevere:

4 Likes
  • Hết hạn 3 lượt comment nên phải sửa lại comment cũ mới đăng được.
  • Tui không cần câu nói dỗi này của bác Duong. Cái tui cần là câu phản biện cuả bác kìa. Vì suy cho cùng, bác vẫn thuộc hạng cao thủ, và tui vẫn cần nhiều điều học hỏi.
  • Tui nói bao nhiêu lần là cái board Arduino chỉ là để làm nguyên mẫu, hay để nạp chip. Bác cứ lờ đi là thế nào? Bác vác con 15k thì tui củng xài con 15k chứ mớ gì phải vác cái board ra. lấy board arduino ra nạp chip 15k vậy là ok rồi chứ.
  • Bác Duong đem từ 8 bit AVR cho đến 32 bit AVR32, STM32F4, STMF32F7 để chỉ đấu với Arduino? Mà bác Duong quên mất một điều ai sẽ là người toàn năng để có thể vận dụng hết tài nguyên từ AVR, AVR32, STM32F4, STM32F7 đây? Bác sao? có thể lắm chứ. Nhưng ngoài bác ra, ai có đủ nội công như bác để có thể vận dụng tốt các nền tảng đó, từ 8 đến 32 bít nhuẫn nhuyễn như vậy?
  • Tui biết công lực của tui không được như bác. Nên chính vì vậy tui chọn arduino để cho tăng công lực lên. Như bác thấy, với arduino công lực tui có thể chiến từ anh học AVR, cho đến anh học STM32 F4, STM32F7, hay anh học AVR32. Tui chỉ cùi cùi mà làm được vậy ghê chưa. Không tính đến bác dạng siêu nhân một mình chiến cả từ 8 bit đến 32 bit nhuần nhuyễn như bác nói.
  • Giả sử tui đang “lôi đài” với từng anh riêng lẽ. Như tui đã phân tích ở trên đứng riêng lẽ thì trong các anh AVR, anh STM32F4, STM32F7, AVR32 ai có thể thắng tui ? không tính siêu nhân như bác Duong có thể một lần hấp thụ cả 4 loại kíp võ lâm như vậy .(mà tính ra chỉ có 3 nhỉ, AVR 8bit, AVR32 bit và STM32).
  • Vậy rõ ràng, ngoài bác ra, muốn ngang công lực của tui thì phải 4 người hơp sức lại à, thậm chí vẫn chưa đủ mà phải thêm một người thứ 5 xài máy tính nhúng 64 bít cộng lại mới bằng công lực tui. Nếu không tui đem chiu “trấn phái” vác cái máy tính nhúng arduino ra thì mấy người 8 bit, 32 bit kia sao đỡ? Mà tui có gì ghê gớm đâu, chỉ có bí kiếp “arduino thần chưởng”. Mà cái bí kíp này ai cũng học được.
1 Like

Tại hạ quy ẩn giang hồ đã lâu, hôm nay đem theo ngân lượng xuống núi mua vài bầu rượu. Đang dự tính ghé chốn lầu xanh chẳng may đã lạc đường ngang qua sơn trang của các hạ. Tại hạ đã được chứng kiến võ công thượng thừa của các hạ. Tại hạ tài mọn thấy hổ thẹn vô cùng. Võ công của các hạ xứng đáng bang chủ võ lâm. Tại hạ ngàn lần bội phục.

4 Likes

hok cả 2 nha
:smirk:

Nhân tiện các bác cho em hỏi muốn làm một mạch giao tiếp Internet thì dùng VĐK gì ổn nhất ạ ?? Em muốn tự làm chứ không dùng Arduino, các bác có tài liệu tham khảo cho em xin với ạ. Cảm ơn các bác

Làm vài serie cơ bản lấy cảm hứng rồi đi sâu hơn là đúng sách đó. Học theo kiểu học thuật thì không bỏ sớm mới lạ.

Bạn có thể giải đáp giúp mình máy tính nhúng khác những cái kia ntn ko vậy. Máy tính nhúng có tích hợp luôn hệ điều hành và thực hiện được nhiều chức năng hơn ah? Sorry mình mới học về nhúng, rất mong giải đáp.

Mình phải đăng ký tài khoản để khai sáng cho các bạn định vào ngành này :slight_smile:

Mình có ví dụ nhỏ như sau ( cực cơ bản ).
Bây giờ mình làm một đoạn code nhấp nháy đèn. (Blink Led)
Làm sao mình biết phải và cần làm gì ?

  • Cài pin out ( chọn chân điện áp đầu ra )
  • Lúc thì đưa điện ra, lúc thì ngắt.
  • Delay một khoảng thời gian …

Đó, các bạn thấy vấn đề chưa ? Đó chính là TƯ DUY, khi biết cần làm gì thì chỉ cần tìm vấn đề đó liên quan tới vi điều khiển mình sử dụng.

VD : Các bạn sử dụng arduino biết delay(ms) là hoãn lại một khoảng thời gian.
Bây giờ làm tương tự với con vi điều khiển khác thì các bạn không biết mình cần code cái gì vào ?
Chỉ cần lên google tìm từ khóa : Delay 8051, hoặc với bạn nào làm trên avr : Delay AVR. Mình chắc chắn sẽ có giải đáp, mình thử rồi.

Và từ lúc chia tay arduino thì các bạn bắt đầu gặp các phép toán logic mà trên arduino ít khi gặp, các cú pháp lạ hoắc … Rồi các bạn lại tìm google để làm quen với nó tiếp… Cứ như vậy mình tin chắc là các bạn sẽ tiến bộ.

Một ưu điểm của Arduino rất đáng để người mới bắt đầu học là tính đơn giản, dễ hiểu của nó.
Và khi dễ hiểu thì tư duy phát triển nhanh chóng, từ đó đào sâu các vi điều khiển khác không khó !

Và khi các bạn có nguồn vốn tư duy ( kinh nghiệm ) thì có một số ứng dụng các bạn có thể tự nghĩ ra mà không cần sự chia sẻ từ các nguồn khác ( như một số bạn nói dân pro AVR keo kiệt lắm ).

Học 8051 trước hay Arduino trước nó cũng giống như là một đồ thị hình cung, tới một lúc nào đó trình độ của 2 người học cũng sẽ đạt tới đỉnh điểm và ngang bằng nhau.

Mình nghĩ rằng là người học cái khó trước thì sau này bước nhanh hơn, tuy nhiên nguy cơ thất bại ban đầu sẽ cao hơn ( nản học, chuyển ngành học … ).
Học cái dễ trước thì sau này bước khó hơn tuy nhiên khó tăng dần và không bị nản vì lúc nào ta cũng có cảm giác thú vị để bước tiếp.

Con người vốn có sự nhận thức khác nhau, tốc độ xử lý các thông tin khác nhau. Vì vậy có người thấy học 8051 sao mà dễ thế, có người học lại thấy trời ơi 8051 cũ xì, lại khó học … Có người tiếp cận Arduino lại thấy thích hơn, cũng có trường hợp ngược lại. Vì vậy mình cũng không phê phán người học 8051 trước, như mình đã nói, phù hợp mới là tốt nhất.

Hy vọng các bạn mới học đọc được đôi dòng tâm sự này của mình.
Nhưng mà theo mình thì hãy học từ dễ tới khó, học Arduino trước sẽ an toàn hơn. Bới vì vốn dĩ chuyện học không phải ngày một, ngày hai mà là lâu dài. Không nên ôm đồm cái khó để rồi cuối cùng nản chí.

Đối với mình :slight_smile:
Lần đầu mình tiếp cận điện tử là học Arduino.
Sau đó mình tự học được làm mạch AVR, rồi tự làm thử mạch Arduino (rẻ lắm).
Rồi sau đó mình học code cho AVR.
Mình mới nhận ra là TƯ DUY mới là cốt lõi, vấn đề không nằm ở ngôn ngữ hay nằm ở vi xử lý, nó không quan trọng đâu.

4 Likes

Bạn cần có sự phân biệt rõ ràng

  • Micro Processor : Vi xử lý.
  • Micro Controller : Vi điều khiển.

Nếu Micro Processor có thêm RAM,ROM thì nó cũng điều khiển được như Micro Controller.

Các máy tính nhúng có rất nhiều ứng dụng, nhiều chức năng hơn, có cả hệ điều hành …
VD : Raspberry Pi.

Điểm khác biệt giữa máy tính nhúng với mấy con Arduino này nọ là bộ nhớ cao hơn nhiều, xử lý nhanh hơn, lưu trữ nhiều hơn … Nói chung nhiều cái hơn lắm. Giá cao hơn nhiều nữa :v:

Topic này khá lâu rồi nhưng nay vẫn thấy các bạn thảo luận. Mình có một vài kinh nghiệm muốn chia sẻ với các bạn như sau.
Mình bắt đầu làm quen với nhúng từ 8051 sau đó là AVR tiếp đến là Arduino và cuối cùng là ARM. Về các tính năng của các dòng thì các bạn cũng có nói rồi. Mình cũng có kinh nghiệm làm việc tại 3 công ty điện tử và mình cũng từng làm thiết kế phần cứng rồi phần mềm.
Quay trở lại vấn đề: Mục đích học của các bạn là gì? Học để biết hay để kiếm tiền. Mình nghĩ chắc ai cũng học để kiếm tiền thôi.
Nói về thiết kế phần cứng trước. Trước đây mình học thiết kế và chỉ thiết kế linh kiện cắm, nhưng rồi khi đi làm thì sao, không có công ty nào bây giờ còn dùng TOÀN linh kiện cắm đâu. Không những thế mà còn nhiều lớp nữa. Cũng không có công ty nào bắt các bạn làm mạch bằng tay đâu, đặt mạch hết. Nên mình khuyên các bạn nên học layer linh kiện SMD để sau này đỡ bỡ ngỡ khi làm việc. À, kỹ năng hàn cũng rất quan trọng, vì thiết kế xong có mạch thì sẽ phải hàn Sample bằng tay.
Còn về phần code nhúng. Mình từng rất hứng thú với arduino và mình cũng làm đồ án với phần cứng arduino. Nhưng rồi đi làm thì sao?. Không có công ty nào dùng arduino cho sản phẩm của mình đâu. Vì đa phần các công ty tự làm phần cứng riêng cho mình. Có chăng chỉ là sample để test chức năng thôi. Và đa phần là đều sử dụng ARM. Và mình khuyên các bạn nên học ARM.
Chốt lại: Arduino rất dễ học và sử dụng, nhưng nó phù hợp ứng dụng với sản phẩm cá nhân hơn là thương mại. Còn về học thì bắt đầu ngay với ARM thì rất khó nên các bạn có thể học 8051 trước. Và các trườg cũng đa phần dạy 8051, vì nó là cái nền để phát triển cho các phần cứng khác. Sau đó tiếp đến ARM luôn. Đó là một vài kinh nghiệm của mình với các công ty mình từng làm. Thân ái!

11 Likes

Mình là người hỏi câu hỏi bên trên. Dù vậy cũng đã 2 năm rồi. Bây giờ thì mình đang làm về web(java, python,JS,etc). Thực ra mình tìm hiểu nhiều về phần cứng và cơ hội việc làm ở Việt Nam cũng hơi ít nên chuyển qua web luôn.

1 Like

Và mình cũng khuyên các bạn học CNTT không nên chuyển sang nhúng làm gì. Mất thời gian. Nó sẽ phù hợp với các bạn học điện tử, TDH hơn. Các bạn nên tập trung vào Web và mobile app. Rất nhiều vị trí công việc cho các bạn.

1 Like

Off-topic :joy:

Không biết có phải mình nhầm không mà hồi trước có 1 nick trên Steam cũng có cùng tên Davis Nguyen với thớt, avatar cũng hình tam giác y hệt luôn, từng bắn Payday chung :joy:

1 Like

Chính là tui đó. Đã gặp lại bro. Tui bắn Payday 2 mà

1 Like

Đồng râm :joy:

Ừ chắc cũng tầm 2 - 3 năm trước nên chả nhớ là 1 hay 2 nữa, tại tui cũng chơi 1 :joy: Mà tui nghỉ lâu lắm rồi, tuổi già sức yếu :joy:

1 Like

Hầu hết mấy cái project nhỏ nhỏ làm được bằng Arduino cũng làm được bằng mấy con chíp khác, Với mình, mình học AVR trước, nhưng vẫn có 1 con Arduino, khi thực hành trên con AVR mà không được, thì mình chuyển qua nghịch Arduino, như thế sẽ dễ hiểu cách chương trình làm việc hơn, vì hầu hết thư viện cho Arduino trên mạng có sẵn hết rồi. Nói chung nghịch Arduino để phục vụ cho AVR, vì nó giúp mình hiểu sâu hơn.

83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?