Lập trình nhúng nên học 8051 trước hay Arduino ???
Lập trình nhúng nên học 8051 trước hay Arduino?
Arduino sử dụng chip AVR hoặc ARM.
Nên học AVR trước, AVR cũng là microcontroller, mấy con nhỏ như ATmega8 có thể tự làm mạch và mạch nạp chương trình để nghịch chơi như con 8051.
Con 8051 (8951/8952) cổ đại lắm rồi, giờ còn ai dùng, 10 năm trước mình đã lập trình mấy con này bằng ASM và C.
Quan trọng nhất là nắm vững C.
Arduino nên mua để làm prototype vì ardunio library rất nhiều, khi nào mua ngoại vi về mà thí nghiệm trên board mình cần mà bí thì lắp vào arduino chạy thử trước. Đó là mình cach mình dùng arduin, chứ mình khuyên bạn không nên học Arduino trước. Nhiều người sẽ khuyên mới học nên học Arduino bởi vì Arduino có cộng đồng mạnh, open-source library rất là phong phú, mỗi khi cần gì google 1 phát là xong. Nhưng điều này lại sẽ không cho bạn biết được công việc thực sự của embedded là lập trình kham khổ
Bạn nên bắt đầu từ AVR hay PIC, chịu khó tìm hiểu cách set thanh ghi bằng bit operation như and,or, xor, >>,<< cái này sau này đụng rất nhiều nếu theo embedded.
Ôi các kinh nghiệm sương máu.
Nên học 8051 kinh điển của mọi thời đại bạn à. Vi điều khiển họ này ra đời từ lâu, các họ khác cũng lâu mấy chục năm rồi nhé ( giờ chỉ giữ lại mã lệnh của 8051 như một bảng cửu chương chung chứ bản thân 8051 là mới và có nhiều cải tiến về tốc độ, hiệu năng… nên nhớ bạn đang dùng một bộ vi điều khiển mới có mã lệnh tương thích chuẩn 8051 công nghiệp nhưng cấu tạo phần cứng vô cùng phức tạp và cũng đã thay lõi rồi nhé chỉ giữ lại mã asm tương thích tiêu chuẩn 8051 công nghiệp thôi… vậy nên đừng nói nó cũ) và nó được coi như một chuẩn rồi nên có rất nhiều nhà cung cấp nổi tiếng ,nxp ,atmel,nuvoton,stc,philip, microchip cũng có sstv8951…v v, khi học nó sẽ giúp chúng ta dễ dàng hiểu bản chất của vi điều khiển hơn, sau đó tùy theo nhu cầu công việc hay đam mê mới tiếp cận tới vi điều khiển với số bit cao hơn với ngôn ngữ lập trình cao hơn, trực quan hơn…chứ lên cao ngay chúng ta như một con vẹt chỉ biết nhái lại vậy, không hiểu bản chất…sẽ không thể trở thành chuyên gia thực thụ được. ( Ban đầu nên học kỹ thuật số sau đó học lập trình họ 8051 với asm tuy khó và lâu một chút nhưng khi lập trình bạn sẽ hiểu cả phần cứng và phần mềm, chương trình khi lập trình chạy bạn có thể liên tưởng ra bên trong ic đó có những mạch gì làm nhiệm vụ của câu lệnh đó đang chạy… ta cảm thấy tự tin nhiều kể cả hỏi chuyên gia vấn đáp trực tiếp không có ngại nhé)…Asm của mỗi hãng có khác nhau nhưng cũng có những điểm chung cố hữu của nguyên lý vi điều khiển để ta tiếp cận với asm của các hãng khác. Ngôn ngữ gần với con người hơn như c, hay cao hơn nữa đều xây dựng từ bậc dưới asm mà ra nên không qua cửa asm ta không thể thành chuyên gia thực thụ…vui vui mà nói asm của 8051 là ‘’ dễ’’ nhất rồi không học nó cho nhanh hiểu thì học gì, khi tương đối về asm rồi thì chuyển qua ngôn ngữ cao hơn như c để lập trình cho dễ hiểu và có năng lực để phát triển trong nhiều loại vi điều khiển khác. Theo tôi thì bạn nên học asm của 1 họ vi điều khiển sau đó chuyển qua dùng toàn ngôn ngữ bậc cao hơn hoặc ngôn ngữ kết hợp (c&asm…v v) khi cần. Về mặt ứng dụng chúng ta có thể sử dụng vi điều khiển này trong công nghiệp hoặc dân dụng, với loại tốt thì bảo vệ chống nhiễu ít còn với loại phổ thông việc dùng trong công nghiệp phải tăng cường chống nhiễu và có bộ ổn áp và mạch làm mát, cách ly, bảo vệ, , va chạm riêng mới chạy tốt nhé. Trên đây là một chút kinh nghiệm của bản thân bạn có thể tham khảo…thân
8051 giờ có nhiều biến thể và nhiều con cũng rất nhanh chứ không phải chỉ 89C51,89C52 cổ đại.
Xác định dùng loại nào (8051,PIC,AVR,ARM…) thì học loại đấy.
Nếu học để lấy nền tảng thì không nên học, đơn giản vì mỗi loại có một cấu trúc và cách thức xử lý khác nhau. Có thể một ai đó thần thánh con 8051 nhưng khi sang PIC,AVR… thì cũng như người mới thôi (nhất là ai dùng ASM).
Còn về Arduino, mình không nghĩ là thớt có ý tưởng mua Arduino về rồi nạp vào kit đó lắp vào sản phẩm đâu. Nếu có ý tưởng đó thì xin chia buồn
Học 8051 sẽ giúp bạn hiểu rõ về vđk hơn, AVR hỗ trợ nhiều quá nên đôi khi làm chúng ta ko hiểu đc bản chất của vấn đề.
AVR hỗ trợ nhiều quá là hỗ trợ cái gì thế bạn ?
Kinh nghiệm của mình, mình chia sẻ chút cho bạn!
Về ngôn ngữ lập trình: hiện có ASM, C, basic, pascal, ít thấy ai dùng C++ về lĩnh vực chip nhé! Có Arduino nền tảng cơ bản tạo nên thư viện là dùng C++.
_ ASM: quá khó khăn, không mềm dẻo, chỉ thích hợp cho các nhà sản xuất ra IDE để code cho chip bằng ngôn ngữ bậc cao.
_ C: nhiều người dùng nhất, và sức mạnh của C thì ai cũng biết
_ Basic và Pascal cũng có người dùng nhưng số đông không bằng C, nên nếu có khó khăn, cũng ít hoặc khó tìm được nguồn hỗ trợ như C.
Về IDE: hầu hết các IDE ngày nay đều hỗ trợ code C và ASM, nhưng mọi người dùng C nhiều nhất.
Về chip: hiện có rất nhiều hãng, mình đơn cử các họ chip 8051, PIC, AVR, STM8 và ARM (trong họ ARM thì vô vàn từ các hãng sản xuất lớn như ST, TI)
_ 8051: ra đời quá lâu rồi, ít các chức năng bên trong như các dòng chip mới. Tính năng ADC rất quan trong, có mặt trong hầu hết các ứng dụng cũng không được tích hợp vào. Thành ra, nếu dùng 8051 phải dùng thêm 1 chip ADC ngoài nếu ứng dụng của bạn dùng đến ADC => thiết kế board phức tạp, tốn công hơn, lập trình dài dòng hơn. Xung nhịp để chạy cho chip phải qua bộ chia 12, ví dụ 12MHz/12 = 1MHz, đây mới là xung clock thực sự mà 8051 dùng
_ PIC: nhiều ngoại vi hơn, có tích hợp ADC, và các tính năng cao cấp khác. Xung clock phải qua bộ chia 4.
_ AVR: giữa AVR và PIC luôn có các dòng chip cạnh tranh nhau, giá cả cũng cạnh tranh nhau. Xung clock của AVR không phải qua bộ chia nào cả => tận dụng được toàn bộ xung nhịp. Tất nhiên, giá cả AVR và PIC đắt hơn 8051, nhưng thiết kế board khỏe hơn chút.
_ STM8: dòng 8 bit đã ra mắt cách đây hơn 4 năm của hãng ST Microelectronics. Ưu điểm: tích hợp cả đống ngoại vi, ngang ngửa AVR, PIC (xét cùng dòng chip), giá rẻ hơn rất nhiều, 1 con chip rẻ nhất tại thị trường VN, giá bán lẻ 7.000đ, giá AVR, PIC bạn cứ tham khảo trên mạng.
_ ARM: khỏi phải bàn về các chức năng được tích hợp bên trong, 3 dòng kia có gì, ARM đều có và thậm chí có nhiều hơn. Thị trường rất đa dạng, vì được các hãng đầu tư để tạo nên sự đa dạng. Hãng ST có STM32 với các dòng F0 cho đến F7, tùy theo tính năng và giá cả. Dòng F0 dư sức thay thế cho các AVR, PIC, STM8 tương đương, tuy nhiên giá STM32 cao hơn STM8. Tùy ứng dụng mà dùng. Hãng TI thì cũng thế, và ưu điểm là tiết kiệm điện kinh khủng so với STM32, mình không dùng chip ARM của TI nhiều, bạn tham khảo trên mạng.
_ TI còn có dòng MSP430, cũng siêu tiết kiệm điện, tuy nhiên giá không cạnh tranh được. Ứng dụng dân dụng có khi vào công nghiệp, STM8 có thể xử ngon.
Độ chống lại các nhiễu trong môi trường hoạt động: có 1 vài ý kiến cho rằng STM8 hoặc ARM không chống lại hoặc miễn nhiễu kém. Cá nhân mình thấy thế này, hãng đã làm ra chip, là họ đã có test và kiểm tra hết tất cả rồi. Khi ứng dụng chạy bị nhiễu, thì là do người thiết kế sai hoặc chưa đúng yêu cầu từ khâu board mạch cho tới firmware bên trong.
_ Các tool kèm theo hỗ trợ cho code: tất cả các dòng chip đều được hỗ trợ từ hãng cho tới các forum điện tử trong và ngoài nước. Có khó khăn, cứ lập topic và hỏi trên các diễn đàn.
_ Arduino: củ chuối nhất trong đám. Arduino không phải là chip, nó là 1 board chức năng được thiết kế sẵn dùng chip AVR hoặc ARM của hãng Atmel. Vì sao chuối?
- Dọn ăn sẵn quá nhiều. Người dùng sẽ quen ăn sẵn mà thui chột khả năng sáng tạo và suy nghĩ trong việc thiết kế hardware và firmware => Chỉ thích hợp với học sinh vì học sinh mới học lập trình mà chưa có kiến thức về thiết kế mạch
- IDE ngu ngốc! Vì sao ngu ngốc? Trong quá trình code cho ứng dụng, bạn buộc phải debug chương trình. Quá trình debug chương trình buộc phải quan sát các thanh ghi bên trong chip, từ đó đưa ra phán đoán và giải quyết bug. IDE Arduino không làm được việc này. Thật củ chuối!
- Thật đáng buồn là nhiều sinh viên hiện nay khi làm các bài tập, đồ án lớn cứ chăm chăm lấy Arduino mà lười thiết kế mạch và code, cứ lên mạng google ăn sẵn nộp và chấm điểm! Tự mình giết mình nếu muốn theo con đường thiết kế hardware và firmware mà dùng Arduino!
Chia sẻ thêm về thiết kế hardware: đừng ngại thiết kế dùng linh kiện dán SMD, xu hướng của thế giới là SMD, rất nhiều chip có tính năng hay đặc biệt, người ta toàn thiết kế là SMD. Đừng lọ mọ ngồi cắm, xỏ như cái chợ điện tử Nhật Tảo ở VN. Vì khi thiết kế board xong, phải mang đi cho người ta gia công, đừng lọ mọ ngồi cầm cái bàn ủi mà ủi mạch, chả khá lên được tí nào, mất thời gian, trong khi thời gian đó đủ để nghĩ ra được cái nào hay đó về firmware. Nếu đặt gia công, hãy chọn những chỗ uy tín, làm tốt, giá thành rẻ, bạn chịu khó kiếm sẽ ra hoặc mình sẽ chia sẻ ở post sau. Hãy theo xu hướng thế giới, công nghệ không bao giờ dừng lại!
Đôi chút chia sẻ, mong bạn chọn được hướng đi đúng đắn!
Về phần chip thì e thấy anh tóm lược rất đầy đủ Nhưng em nghĩ là sv thì nên làm mạch chứ anh , tất nhiên là có thể chỉ cần làm ở mức cơ bản để biết cách làm một cái mạch ,có những mạch vẽ đơn giản thì mình có thể tự làm như thế tiết kiệm đc chút tiền bạc và có kinh nghiệm làm ( đối với mạch phức tạp mà làm vậy có khi công + tiền bỏ ra còn quá đi đặt )
Mình nghĩ ý @gabriel muốn nói đó là mình thiết kế mạch mà thôi. Thực ra thiết kế mạch khá khó và có rất nhiều cái để học.
Còn phần gia công thì không nên làm nhiều.
Mình trước kia cũng hay ủi ủi ngâm khoan … nhưng mà bây giờ ngẫm lại thì xét cho cùng cái việc ấy chỉ tốn thời gian. Họa may gỡ gạc được cái tay hàn cứng nhưng không ý nghĩa gì với kĩ sư cả.
@Killua Ý mình là thiết kế mạch trên máy tính ấy, chứ đừng lọ mọ cầm bàn ủi nữa. Thiết kế từ board 1 lớp lên đến board 2 lớp, bạn sẽ học được kha khá kiến thức, kể cả cách gia công PCB của nhà sản xuất nữa.
Cái khó thì mình mới học chứ! Học cả đời, cứ từ tốn mà học. Vài mươi năm thì cũng lên được level, như cày game cả thôi!
Nếu muốn nâng cao kỹ năng hàn thì bạn cứ mua các mainboard máy tính vất đi + máy hàn khò, tháo ra lắp vào linh kiện cho đến khi ưng ý, thấy đẹp và làm nhanh. Trên youtube có rất nhiều clip hướng dẫn cách hàn sao cho đẹp, khéo và nhanh! Thiết nghĩ, là kỹ sư thì cũng phải có chút kỹ năng hàn chứ nhỉ!
Đang có ý định đi theo con đường này mà sao thấy chông gai quá ta
Các bác cho em hỏi là bây giờ lập trình AI thì dùng ngôn ngữ gì được ạ?
Bài viết này mình không thích về việc đánh giá thấp Arduino theo chủ kiến cá nhân, thực tế, chiến lược kinh doanh của arduino quá tốt mới làm người dùng biết đến như vậy. Thực ra, tận dụng những cái có sẵn và phát huy nó lên thì tốt hơn, đở tốn kém thời gina và chi phí hơn là nghiên cứu từ đầu bạn ah. Với arduino định hướng khá rõ ràng chứ không phải như bạn nói ở trên. Có thể bạn là người có chuyên môn tốt, nhưng VN có bao nhiêu người như bạn? Cho nên có sẵn và phát huy nó sẽ mang lại lợi ích rất đáng kể.
Mình là một thành viên Arduino nên nghe bạn nói về arduino quá thấp thành ra mình không hài lòng lắm. các bạn có thể tham khảo các ứng dụng của mình tại trang về arduino để có cái nhín khác: ungdungarduino.com
Hầu hết là dùng C, vì nó dễ lập trình. Tuy nhiên, nếu bạn giỏi thì nên chọn ASEMBLY
Chốt :
Nếu học 8051, AVR,PIC, ARM…thì bạn có thể thoả sức mà sáng tạo.
Nếu học Arduino, bạn có thần thánh đến mức nào cũng chỉ dừng lại ở Arduino mà thôi.
dọn ăn sẵn là sao bạn? bạn không thích ăn sẵn bạn vẫn có thể tự code, tự mày mò code chay chả sao, chả liên quan gì đến arduino. Code sẵn của pic, avr, arm giờ cũng rất nhiều
IDE ngu ngốc, nhưng dùng IDE khác vẫn code được cho arduino nhé (Atmel Studio), bạn nên tìm hiểu trước khi đánh giá một cái gì đó.
Tính tới thời điểm hiện tại cho tới những năm 1980 trước, đó là cả một chặng đường dài. Tại sao họ vi điều khiển 8051 vẫn tồn tại và phát triển mạnh ?. Chúng ta cùng nhau đưa ra một vài nhận định về ưu điểm của họ này:
- thứ nhất vi điều khiển họ 8051 có mã lệnh asm đơn giản trực quan dễ hiểu dễ học , chúng ta có thể dễ dàng lập trình bằng asm với 8051 để tối ưu hóa code trong các bài toán như điều khiển đèn nhấp nháy, điều khiển logic theo bit…vv khả năng lập trình bằng asm “dễ hiểu”, khả năng điều khiển trực tiếp theo bit cộng với cấu trúc csic là một điểm cộng mạnh về sức mạnh trong điều khiển mà một số dòng vi điều khiển khác không có.
- bản thân họ vi điều khiển họ 8051 mang cấu trúc csic có một vài ưu điểm về sức mạnh tùy biến, tốc độ so với cấu trúc rsic của các dòng vi điều khiển khác tuy rằng ưu điểm của rsic là tiết kiệm năng lượng hơn do cắt giảm hỗ trợ tập lệnh trong phần cứng nhưng với tiến bộ công nghệ hiện tại mức tiết kiệm này không chênh lệch quá nhiều so với csic, xu hướng tương lai là lõi kết hợp để tận dụng các ưu nhược điểm của từng cấu trúc
- giá thành cũng là một điểm cộng ( liệu rằng giá thành rẻ có phải là chất lượng sẽ thấp ? câu trả lời là không chắc. Bạn hãy cân nhắc một vài khía cạnh như : tính dễ dàng trong sản xuất và chịu sự cạnh tranh từ nhiều sản phẩm có tính năng tương tự của nhiều hãng, cấu hình, ngoại vi nên giá thành không thể " độc quyền được"…nếu bạn là nhà sản xuất sản phẩm ứng dụng thì nên cân nhắc bởi giá thành thấp mà chất lượng vẫn đảm bảo thì lợi nhuận từ sản phẩm ứng dụng của bạn sẽ tăng lên )
- họ vi điều khiển kinh điển này đã có lịch sử khá lâu nên bản thân họ mcs 51 này có nhiều phần mềm cũng như tài liệu hỗ trợ, có rất nhiều hãng cùng sản xuất ( nếu bạn là nhà sản xuất sản phẩm ứng dụng bạn cũng nên cân nhắc vì điều đó liên quan tới tính sống còn của sản phẩm bởi vì nếu bạn dùng vi điều khiển độc quyền ít hãng sản xuất bạn sẽ chịu nhiều phụ thuộc theo hãng đó mà trên thị trường sản phẩm thay thế tương thích tương tự pin to pin gặp nhiều khó khăn lúc đó không khác gì bạn tự đeo một chiếc thòng lọng vào cổ để cho các nhà phân phối vi điều khiển dẫn dắt, họ thay đổi cấu trúc hoặc nâng giá thì mình cũng phải điều chỉnh theo sẽ không đạt được sự tự tin sống còn độc lập…, kèm theo đó khả năng bảo mật, sự dễ dàng phổ biến còn liên quan tới chi phí đào tạo nhân viên, với khánh hàng ứng dụng riêng lẻ cũng dễ sử dụng bạn cũng nên cân nhắc…)
- các hãng sản xuất đều hướng đến 1 dòng vi điều khiển phổ thông chung mã lệnh miễn phí như họ 8051 tạo điều kiện cho người sử dụng không phải thay đổi lại điều kiện thiết kế cũng như dễ dàng trong việc học tập nghiên cứu tránh phải học quá nhiều dòng vi điều khiển, (chúng ta ngầm thấy một xu thế phát trển chung đó là giữ nguyên mã lệnh phổ biến căn bản chung có thể bổ xung tính năng , tăng độ phức tạp phần cứng cũng như chất lượng phần cứng để sản phẩm ngày càng tốt hơn đáp ứng đa dạng yêu cầu hơn).
- để nói một dòng vi điều khiển có đang phát triển hơn không chúng ta hãy so sánh trạng thái hiện tại so với trạng thái ban đầu cụ thể là vi điều khiển họ 8051 mới có những tiến bộ đáng kể như :
- tốc độ thực hiện rất nhanh có thể đạt mức 1 tới 2 chu kỳ xung clock cho một lệnh
- một số nhà sản xuất như silab đã tích hợp được cấu trúc đường ống trên họ 8051…
- sự kết hợp giữa atmel và microchip đã sản sinh ra nhiều cải tiến cho dòng sản phẩm kiến trúc 8051 như dải điện áp hoạt động tăng ( 2.4 - 5.5 vdc) , tốc độ siêu nhanh ( 1 tới 2 chu kỳ xung clock cho 1 lệnh bạn có thể so sánh với các dòng sản phẩm tương tự), dải nhiệt độ hoạt động cho phép theo chuẩn công nghiệp ( -40 ~ 85 độ c) , tính năng chống treo watchdog trước đó đã có, bộ nhớ flash có thể ghi xóa nhiều lần thời gian lưu trữ lâu, mạch nạp isp đơn giản giá thành rẻ, tích hợp nhiều giao tiếp như adc, usb, can…tùy chọn v v hoặc nếu không tích hợp sẵn ngoại vi thì trong một vài trường hợp bạn cũng có thể lập trình để tạo một vài ngoại vi giao tiếp khi đó giá thành vi điều khiển sẽ rẻ hơn.
- tổng kết : giá thành, sự phổ biến, khả năng điều khiển trực tiếp theo bit cộng với ưu điểm của cấu trúc csic, ngôn ngữ lập trình dễ tiếp cận , tốc độ, hiệu năng, độ ổn định trong nhiều môi trường với nhiều dòng sản phẩm đã có tên tuổi, code free…những điều đó làm cho họ vi điều khiển này vẫn tiếp tục phát triển. Các bạn đi ngang qua vui lòng cho thêm bình luận kèm dẫn chứng để vấn đề được phân tích thêm sâu sắc hơn…thân!
8051 dẹo rồi còn phát gì.
- giá thì đắt.
- IDE thì mất tiền.
- CISC sao bì lại RISC (ý kiến cá nhân)
- tốc độ thì đa phần là thấp.
- ngoại vi những chip core 8051 thì ít, yếu đuối.
- Nhìn qua nhìn lại chỉ thấy còn mấy con 89C51/52, S51/52 dùng cho sinh viên học vi điều khiển với làm bảng led vẫy.
‘‘http://www.atmel.com/Technologies/cpu_core/8051.aspx’’
‘‘http://www.tachyonsemi.com/OtherICs/datasheets/TSCR8051_1_0.pdf’’ (RISC architecture with up to x12 speed advantage / MHz…Four speed grades: 100, 150, 180, and 200 MHz)
‘‘http://www.cast-inc.com/ip-cores/8051s/s8051xc3/index.html’’
‘‘http://dcd.pl/workspace/documentation/asi/dq80251_ds.pdf’’
‘‘http://www.nuvoton.com/hq/products/microcontrollers/8bit-8051-mcus/?__locale=en’’
'‘http://www.stcmcu.com/’
‘‘http://www.atmel.com/products/microcontrollers/8051architecture/default.aspx’’
‘‘https://cs.stanford.edu/people/eroberts/courses/soco/projects/risc/developments/index.html’’
‘‘http://www.silabs.com/products/mcu’’
‘‘http://www.technobyte.org/2016/10/8051-not-old-still-popular/’’
‘‘https://www.design-reuse.com/articles/36869/the-future-of-the-8051-legacy-upgraded-for-the-internet-of-things-iot.html’’
…
bạn đã từng nghe tới cụm từ " industry standard 8051 " ?
Vi điều khiển 8051 được coi là chuẩn công nghiệp vì nó phù hợp và được yêu thích với các ứng dụng công nghiệp vì khả năng điều khiển theo bit (on - off logic các thiết bị nhúng trong công nghiệp) hoặc điều khiển tín hiệu tương tự ( kết hợp ic analog hoặc chọn loại hỗ trợ analog) khả năng tối ưu hóa tận cùng tới code asm cho các vi điều khiển bộ nhớ cỡ nhỏ ( các dòng khác không dễ làm điều này…) với độ ổn định đã được kiểm chứng bằng nhiều sản phẩm nhúng đã tồn tại từ lâu, tốc độ và chất lượng ngày một cải thiện.
=> Nói có sách mách có chứng, đất nước ta ít dùng mà cũng không phải ít dùng mà nhu cầu chỉ dùng nhập hàng rẻ dân dụng cho mục đích học tập, làm ứng dụng dân dụng là nhiều, nguồn gốc cũng có thể không đảm bảo ( nên có một số người thường ngộ nhận họ này chỉ có thế và cũng tùy vào trình độ của người sử dụng…nếu đưa vào tay cao thủ thì một chú vi điều khiển giá rẻ có thể điều khiển cả một hệ thống cũng tương đối lớn chạy ổn định trong các môi trường, còn nếu đưa vào tay một vài vọc sĩ thì suốt ngày than này than nọ ) chứ thực ra mẫu mã cũng đa dạng lắm không như bạn nói đâu, ở nơi khác phát triển như mỹ vẫn còn sản xuất và sử dụng đầy dẫy đó mà…bạn nên hạn chế ý kiến cá nhân và thay vào đó là đọc báo mạng nước ngoài hoặc vào thẳng trang chủ của các hãng hoặc lên diễn đàn nước ngoài để có thêm dẫn chứng cho chuẩn nhé.
chưa nói đến các hãng khác ngay trên trang chủ atmel: 8051 Architecture bao gồm:
Flash ISP - Single Cycle Core
Flash ISP (In-System Programmable)
Flash (Reprogrammable)
CAN Networking MCUs
USB MCUs
Lighting MCUs
ROMles
vậy nên bạn không nên so sánh theo quan điểm cá nhân nhé.