Khác biệt của Kĩ sư công nghệ và cử nhân công nghệ

Chào các anh chị, em là học sinh lớp 12, có nguyện vọng học CNTT tại đại học BKHN, nhưng mà đến giờ phút này có thể khẳng định là không với được hệ kĩ sư. Vì vậy em dự định sẽ học hệ cử nhân tại đây. Em muốn hỏi là khi trong quá trình làm việc sau này, bằng kĩ sư và bằng cử nhân có khác nhau nhiều không ạ ?

Google 1 phát là được ngay mà. Cử nhân là người học nhiều lý thuyết còn kỹ sư thực hành nhiều hơn.

2 Likes

Cử nhân thì thiên về học lý thuyết, nghiên cứu, dạy học nhiều hơn.
Còn kỹ sư thiên về thực tế, thực hành.

1 Like

ông này nói ngược rồi

Cho mình hỏi BK TPHCM ra trường thì gọi là kĩ sư, còn KHTN TPHCM thì là cử nhân. Nhưng mình lại nghe nói rằng BK học lí thuyết nhiều hơn? Ai giải thích hộ mình chỗ này với.

Thực sự vấn đề này không quan trọng đâu bạn ơi…Kỹ sư hay cử nhân cũng thế thôi quan trọng là bạn học như thế nào và học được gì…Còn vấn đề bằng cấp thì theo mình bạn tự tin vì có một vốn kiến thức chắc chắn hay tự tin vì có một tấm bằng đẹp? ( có 2 thứ càng tốt hê). Theo mình bạn có thể học hệ cử nhân, hoàn toàn không sao cả, học cũng như hệ kỹ sư thôi, nhưng bị lược bớt tín chỉ môn học đi…sau này học xong bạn có thể học lên kỹ sư được …

1 Like

Ở Bách khoa HN có 3 hệ: Kỹ sư, cử nhân kỹ thuật và cử nhân công nghệ.
Điểm đầu vào: kỹ sư = cử nhân kỹ thuật > cử nhân công nghệ
Cử nhân học 4 năm và không học sâu vào chuyên ngành hẹp như kỹ sư
Chương trình đào tạo cử nhân kỹ thuật giống kỹ sư trong 4 năm đầu
Nếu trúng tuyển vào hệ kỹ sư đến năm 4 bạn sẽ chọn học tiếp kỹ sư hay tốt nghiệp cử nhân kỹ thuật luôn
Và mình chưa nghe ai nói cử nhân bách khoa nặng về lý thuyết bao giờ

1 Like

Bằng bên Bách Khoa vẫn là bằng kỹ sư bạn nhé.

CNTT thì quan trọng gì bằng em ! Em có bằng giời mà không làm việc thực tế được thì cũng vất đi thôi

không biết có đúng không nhưng để cho dễ hiểu thì kĩ sư và cử nhân nó gần giống với bạn học lớp chuyên toán và bạn học lớp bình thường. học lớp bình thường bạn vẫn có thể học giỏi như lớp chuyên toán nhưng cần nỗ lực lớn hơn ( vì không có người chỉ dạy ).
còn sự khác nhau giữa bằng kĩ sư và cử nhân thì mình nghĩ được ưu tiên hơn 1 chút =)) ví dụ còn 1 suất vào làm việc, thì người ta sẽ ưu tiên chọn người có bằng kĩ sư hơn là cử nhân

  • Mình không hoàn toàn đồng ý với quan điểm của bạn ! :slight_smile:
  • Thứ nhất, trích dẫn lời bạn : “vì không có người chỉ dạy” là hoàn toàn sai lầm. Bạn có dám chắc giảng viên giảng dạy giữa hai hệ Kỹ sư và Cử nhân có sự khác biệt không ? ( ví dụ như trình độ, cách giảng dạy,…). Bây giờ là học tín chỉ, bạn hoàng toàn tự do đăng ký. Bạn học bên Cử nhân có thể đăng ký tín chỉ bên Kỹ sư những môn bạn thích…
  • Thứ hai, giữa hai tấm bằng mình không rõ nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên bằng nào, bởi vì mỗi nơi yêu cầu tuyển dụng khác nhau.Theo mình họ sẽ “Ưu tiên người có bằng(chưa biết bằng nào nhé) và ngoại ngữ” , sau đó là vấn đề xử lý tình huống và năng lực của bạn…
    +Thứ ba, vấn đề “nỗ lực lớn hơn” , học đại học là phải tự học là chính, đương nhiên theo định hướng chương trình. Nói vậy chứ theo mình định hướng của bạn mới quyết định quá trình đại học của bạn :grin: . Thế nên ai cũng cần nỗ lực thôi, tôi tin người nỗ lực lớn hơn thì thực lực của họ vượt qua cái gọi là “bằng cấp” rồi… Đâu phải ông học kỹ sư ông không cần nỗ lực lớn hơn tôi học cử nhân :sweat_smile:
  • " Một người bằng Kỹ sư loại trung bình và một người bằng Cử nhân loại giỏi. Nhà tuyển dụng sẽ chọn ai ? " :grin:
3 Likes

Không có chuyện lớp chuyên lớp thường ở đây. Dạy đều như nhau hết nhưng (theo hiểu biết cá nhân ) :
Cử nhân là dành cho các khối không phải kĩ thuật (kinh tế, xã hội, công an cảnh sát, luật sư…) hoặc dành cho khối kỹ thuật nhưng là hệ cao đẳng hoặchệ đại học có định hướng cơ bản, sư phạm ( dạy học, nghiên cứu, thí nghiệm…).

Còn kỹ sư là của đa số các khối kỹ thuật hệ đại học theo định hướng kỹ thuật chuyên sâu, ứng dụng nhiều hơn.

Nên vì sao những chỗ nào cần kỹ thuật và chuyên sâu người ta thường ưu tiên kỹ sư.

Cử nhân công nghệ thường nói tới những nhà khoa học, thường là nghiên cứu chân lý, kiểm chứng giả thuyết, còn kỹ sư thì học cách áp dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tế. Thế nên người ta thường hay nói, nhà khoa học “xây để học” còn kỹ sư thì “học để xây”.

Nhà khoa học có thể bỏ công sức chỉ để đào sâu một chuyên nghành hẹp nào đó, còn kỹ sư phải hiểu biết rộng về tất cả các yêu tố ảnh hưởng tới sản phẩm mình thiết kế. Thế nên, nhà khoa học thì không cần chuẩn hoá vì họ làm việc với nhau, còn kỹ sư thì phải chuẩn hoá (ISO, …) vì họ làm việc với số đông người bình thường. Nói chung, có thể lấy 1 ví dụ về cử nhân vs kỹ sư như 1 ông tiến sỹ vật lý vs 1 ông kỹ sư điện. 1 ông tiến sỹ vật lý có thể rất giỏi về nguyên lý điện, có thể phát minh ra rất nhiều thứ hay ho tới điện, nhưng để đem những thứ đó ra cho người dùng thì phải cần 1 ông kỹ sư, vì sản phẩm cần rất nhiều yếu tố mới tiêu thụ được: giá cả, sự an toàn, tính năng, mẫu mã, …

Ngành CNTT cũng có thể ví như ngành xây dựng, ông kỹ sư phải biết vẽ/ đọc bản vẽ (UML diagram), phải hiểu cách thiết kế phần mềm sao cho phù hợp (UI/UX), quản lý chi phí thấp (Scrum), dễ bảo dưỡng, dễ nâng cấp, ít lỗi (testing). Cùng là một cái nhà, nhưng nhà cho lợn ở # nhà cho người ở, và càng khác với lâu đài nguy nga tráng lệ. Kỹ sư không thể mơ mộng, vẽ ra các tính năng cao cấp nhưng chẳng ai dùng, phải hiểu vòng đời phát triển (dev chiếm khoảng 30%, maintenance chiếm khoảng 70%) và đề xuất milestone hợp lý, phải hiểu về cách mở rộng, bảo mật app khi cần thiết …

Thực ra ở VN mình, 2 ngành nghề này các môn đào tạo mình cũng rõ khác nhau ra sao. Có thể cũng chỉ là 1 cách gọi mà thôi. Ở Mỹ, đa phần trường ĐH họ chỉ cấp bằng cử nhân công nghệ.

Trong tiếng Anh, từ engineer bắt nguồn từ “engine”, nghĩa là những người cực kỳ hiểu biết về máy móc, các loại engine (google thêm về lịch sử cuộc cách mạng khoa học lần 2), các máy cơ dùng trong sản xuất công nghiệp … Ngành phần mềm hay bất cứ ngành nào cũng đều có các mặt: kỹ nghệ (engine technique), khoa học (science), thậm chí cả nghệ thuật, sáng tạo (art, creativity) … bởi 1 sản phẩm là kết hợp của tất cả các yếu tố đó. Một con iphone độc đáo, sử dụng touch bằng tay (sáng tạo và nghệ thuật), có những thuật toán search/index global (science) và được sản xuất với chi phí thấp, tin cậy (kỹ nghệ) … mới có thể chiếm lĩnh thị trường lớn tới vậy.

3 Likes

Kỹ sư và Cử nhân mà bạn. Tức là lúc vừa mới bị đá đít ra khỏi trường ĐH, CĐ.
Nhà khoa học hay tiến sỹ là level cao hơn rồi.
Kỹ sư và Cử nhân học lên cao nữa thì đều có thể là tiến sĩ và nhà khoa học.

1 Like

Mới vào năm học nghe các thầy giải thích đại loại là BKHN thấy sv mình bất lợi hơn trường khác do phải học 5 năm, với cả nhu cầu của các công ty k phải chỗ nào cũng cần kĩ sư nên tạo ra cái hệ cử nhân => học hướng thực hành hơn, và ra trường sớm hơn. Nhưng nếu bạn thích thì bạn có thể học thêm 1.5 năm để lên kĩ sư.

Chắc 2 bác #23 troll :V

Proof: cử nhân năm nhất không phải học giải tích 2(có cái tích phân 2 lớp gì gì đó), k phải học vật lý 3 nữa, đề thi có phần dễ thở hơn, còn vụ hướng thực hành thì mình chưa rõ :v năm nhất thấy 2 cái học … chán như nhau thôi chả thấy hướng m* gì đâu :V

1 Like

Cử nhân: học 4 năm
Kỹ sư: học 5 năm

Cử nhân thường sẽ học lên, chứ mình ít thấy kỹ sư học lên. Còn vụ tiến sỹ, blabla … thì để minh hoạ thôi mà. Thường thì kỹ sư thiên về hướng product hơn.

Số năm cũng chưa chắc chắn hoặc chương trình cũng chưa chắc. Nói chung là vẫn mơ hồ.
Trường mình kỹ sư 4 năm, cử nhân 4.5 năm. Chương trình hoàn toàn giống nhau nhưng cử nhân phải học thêm 0.5 năm nghiệp vụ sư phạm.

1 Like

Ở Việt Nam thì bằng cử nhân là bằng của đại học 4 năm. 0,5 năm học thêm sư phạm (Cái này học để giảng dạy ở mức cơ bản chứ k phải học để nghiên cứu chuyên sâu)

Vì vậy ai nói cử nhân kiến thức nhiều hơn kỹ sư là không hoàn toàn đúng. Vì thực sự chuyên môn họ sẽ không bằng đâu

Kỹ sư là 5 năm trở lên.

Bên nước ngoài thì bằng cử nhân có thể tương đương cao đẳng. Còn kỹ sư chắc chắn là đại học, và kỹ sư thì có kiến thức và thực hành luôn nhiều hơn cử nhân. Tại VN thì k biết :))

1 Like

Vừa tìm được cái này ở ĐH BK.

. Chương trình cử nhân Chương trình kỹ sư
Thời gian thiết kế 4 năm 4 + 1 năm
Khối lượng kiến thức 128-132 tín chỉ 152-156 tín chỉ
Định hướng đào tạo Ngành rộng, định hướng cơ bản Chuyên ngành, định hướng nghề nghiệp
Bằng cấp CN khoa học hoặc CN kỹ thuật KS chuyên ngành
Cơ hội học tiếp Kỹ sư: 1 năm
Thạc sĩ: 1,5-2 năm
Thạc sĩ: 1-1,5 năm
Tiến sĩ: 4 năm

Phải vào like cho bạn phát, quan điểm giống hệt mình, vấn đề ra ngoài kiếm được bao nhiều tiền hay có việc làm tốt như thế nào hoàn toàn do năng lực :slight_smile: . Các nhà tuyển dụng không muốn chơi trò đùa mạo hiểm với sự sống còn doanh nghiệp của họ thế nên họ sẽ tuyển người nhiều giá trị, được việc, mang lại lợi ích nhiều chứ không phải là có bằng đẹp :D. Bằng kĩ sư hay cử nhân mà không làm được trò trống gì nhiều thì cũng đều như nhau thôi, còn nếu giỏi thì thậm chí bạn còn có thể tự tạo dựng sự nghiệp của mình nữa, đâu nhất thiết phải phụ thuộc!
:smiley:

1 Like
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?