Hỏi kinh nghiệm về quá trình từ học sinh đến lập trình viên đi làm

Năm ngoái mình vừa học xong khóa udemy về lập trình c++ và bây giờ đang kẹt trong giai đoạn “ok now what? Làm sao để biến kiến thức chung chung kia thành 1 phần mềm”. Năm nay mình lại còn phải thi đại học nên còn phân vân giữa nên bootcamp và đại học. Nên mình muốn hỏi kinh nghiệm của các anh chị (~kể sự đời ) xem quá trình đã trải qua để từ “học sinh -> ??? -> lập trình viên đi làm” kiểu gì. Mình vẫn chưa thể hình dung ra con đường học thế nào và cái gì để thành 1 người “biết code”, tại vì mình đã biết kiến thức chung về code như if else, vector, oop,… nhưng chả dám tự gọi mình là coder, vì còn chả biết làm gì với kiến thức đã học.

bạn có biết phần mềm là gì không?
bootcamp mà bạn đang nói là gì? vì sao lại có sự vân phân giữa bootcamp và đại học?
kiến thức bạn đã học chỉ là một ít cú pháp, còn chưa là gì cả
=> cái bạn cần là học cách search google, search bất kì điều gì mình thắc mắc, tại sao không?
hướng dẫn lập trình web, hướng dẫn lập trình android, hướng dẫn lập trình …
nghe có vẻ như có chút đam mê và ưa thích, vậy bạn đã có search những câu như trên chưa?

p/s: câu hỏi này giống như mới học ±*/ và hỏi làm sao để được giải Fields vậy đó, bạn có trả lời được không? \

5 Likes

Tổng quát (recommended)

hoặc

hoặc

4 Likes

Mình đang muốn tìm điểm khác nhau giữa học đại học và bootcamp, do thấy nhiều ng ra trường xong đều nói đại học toàn kiến thức nền tảng, ra ngoài đời đầy framework các kiểu nên vẫn phải tự học, nên mình nghĩ bootcamp thực tế hơn.

Đây chính là cái mình cần hỏi, do mình chưa hề tiếp xúc với đại học, học chuyên sâu nên ko hề biết người đi trước mình phải trải qua/học gì, và đang cảm thấy mông lung về con đường lập trình. Bạn liệu có thể soạn lại những năm qua bạn biết đc gì và học được ở đâu, dùng trong công việc/project hiện giờ ra sao?
-Mục tiêu của mình là muốn tìm hiểu ra con đường lập trình có những cột mốc gì, cụ thể của từng ngành đó, do trên mạng khi ai cũng nói rằng “tùy từng ngành”. Nên mình muốn hiểu xem từng cá nhân trên daynhauhoc đang tiếp xúc với công việc gì và có kinh nghiệm từ đâu, càng cụ thể càng tốt.

Nếu cậu nghĩ bootcamp thực tế hơn, cậu nên có lý do cho điều đó. Cậu có thể share cho mọi người biết lý do được không?

  • Tại sao bootcamp thực tế hơn học ĐH?
  • Tại sao cậu không cần học kiến thức nền tảng để tự học framework?
    Hay một câu hỏi gần gũi hơn với cậu, tại sao cậu nghĩ không cần biết phép cộng, trừ, nhân, chia ở lớp 1 là có thể học được toán cao cấp?
  • Tại sao ở bootcamp lại dạy “đầy các framework ngoài đời”, nhưng đại học lại không?
    Hay một câu hỏi gần gũi hơn với cậu, tại sao cậu nghĩ giáo dục phổ thông lại chỉ dạy cậu kiến thức cơ bản nhất về công nghiệp, về giải phẫu cơ thể người,… nhưng không dạy cậu tất cả các kiến thức cho job kỹ sư IT, kỹ sư điện,… hay bác sĩ đa khoa, bác sĩ sản, bác sĩ răng hàm mặt…, để cậu học xong cấp 3 là đi làm luôn?
  • Và cậu có chắc bootcamp dạy hết tất cả các framework ngoài đời không?

Đó là lý do cậu nên đi học Đại học. Nếu cậu đã biết, cậu không cần học đại học nữa :sweat_smile:

Đây không phải yêu cầu thực tế và tế nhị. Nếu có 1 em mẫu giáo nào đó hỏi cậu “soạn lại hết 12 năm học xem cậu đã biết được gì, học ở đâu, dùng trong việc chuẩn bị thi đại học ra sao?”, thì cậu có nghĩ “wow, đó là khối lượng công việc cao ngất ngưởng. Cơ mà, tại sao mình phải làm việc đó cho một đứa mà mình còn không biết?”
Nếu cậu muốn biết thêm thông tin, cậu nên hỏi câu hỏi chi tiết hơn, và scope nhỏ hơn. Bọn tớ (và cả cậu) không muốn viết 1 quyển từ điển để làm hài lòng ai đó trên mạng đâu. Nhưng viết 1 đoạn văn nhỏ thì được :sweat_smile:

Vậy thì cậu nên bắt đầu hỏi những câu hỏi cụ thể hơn. Và cậu nên đặt mình vào vị trí người trả lời, có những câu hỏi mà cậu sẽ không bao giờ nhận được câu trả lời, hoặc nhận được câu “tùy từng TH” (vì nó đúng là thế mà :sweat_smile: )

5 Likes

Vậy những comment trên này thì có khác gì người ta nói? Hay gọi là người ta viết/comment?

Có ai xuất phát mà tự nhiên kiến thức bay vào đầu đâu, người ta phải đi học.
Học không bổ ích cái này thì cũng bổ ích cái kia
Muốn biết đại học học gì thì trang web của các trường xem chương trình đào tạo chứ có gì đâu

Một đứa nhỏ cấp 1 hỏi đạo hàm tích, phân là gì thì bạn trả lời như nào? Muốn học đạo hàm, tích phân thì nó cần học những gì? Không lẽ kêu nó nghỉ học rồi ra lò luyện thi đại học mà học?

5 Likes

Mình thiết nghĩ cậu nên phân tích lợi và hại của việc học bootcamp và đại học đối với bản thân cậu :smile:

3 Likes
  1. Mình muốn hiểu đc tại sao thời gian học đh mất 4 năm, mà học bootcamp mất 1~2 năm -> Bao nhiêu % kiến thức đh sẽ áp dụng đc với ngoài đời/công việc, hay lại “cuối cùng học xong cũng chỉ dùng cộng trừ nhân chia tinh tiền”.
  1. Thế nào là “kiến thức nền tảng”? Nếu có thể so sánh sự quan trọng của “kiến thức nền tảng” với cộng trừ nhân chia thì tại sao đại học mất 4 năm, còn bootcamp ko mất bằng đấy thời gian, nhưng vẫn “hiểu và làm” đc.
  1. Vì mình ko biết ích lợi của việc học đại học là gì so với lựa chọn khác (bootcamp, tự học,…), như bạn Dương coment ở dưới nói " phân tích lợi và hại của việc học bootcamp và đại học ". ( câu hỏi này nối tiếp câu hỏi 1 và 2)
  • Với chủ đề mình đang hỏi , bạn có thể cho mình VD về 1 câu hỏi cụ thể?
  • Cuối cùng mình cũng ko hiểu sự tồn tại của forum daynhauhoc là gì? Nếu đc dùng để “hỏi những câu hỏi cụ thể hơn” như giúp nhau giải code thì chắc mọi ng sẽ dùng stackoverflow, mà mình ko nghĩ admin tạo ra daynhauhoc để làm một sản phẩm để cạnh tranh với stack dành cho ng việt (cốc cốc vs chrome). Nếu newbie như mình nhận đc những câu trả lời như " tại sao mình phải làm việc đó cho một đứa mà mình còn không biết" thì mình ko biết đăng bài này lên để làm gì luôn.

Mình có viết về bootcamp và Đại học ở đây.

6 Likes

Sorry Hoàng, tớ đang hỏi quan điểm của cậu, nên toàn bộ phần trả lời của cậu không phải là câu trả lời đối với tớ.

Vì cậu là “newbie” học cấp 3, nên tớ sẽ giải thích lại một lần nữa.
Cậu đã nêu ra quan điểm:

Cậu nên giải thích rõ hơn về nó. 4 câu hỏi tớ đưa ra ở trên không phải để cậu hỏi ngược lại tớ, mà là counter question lại cho luận điểm trên của cậu. Đồng thời nó cũng là hướng dẫn để cậu tìm được câu trả lời đấy!
Vì thế, hãy trả lời thẳng vào trọng tâm. Chứng minh luận điểm của cậu đi! Và nếu cậu không chứng minh được điều đó, cậu nên thừa nhận đó không phải luận điểm chính xác, và thận trọng hơn khi nói bất cứ thứ gì.

Nếu cậu không thể trả lời tử tế được mấy câu hỏi đơn giản đó, thì đơn giản cậu chỉ cần nói “tớ không biết, tớ đã nói mò khi nói rằng bootcamp thực tế hơn”


Tớ sẽ không trả lời bất cứ câu hỏi gì khác của cậu, để tránh lan man mất thì giờ của tất cả thành viên trên đây, nếu như cậu không dám chịu trách nhiệm giải thích 1 lần cho câu nói này:

Tốt hơn là cậu không nên lan man sang ý nghĩa của sự tồn tại của DNH, khi cậu chưa trả lời được câu hỏi của tớ cho tử tế.

Và tớ cũng recommend cậu học Markdown để format lại. Tớ chắc bootcamp không dạy cậu cách trình bày đâu.

3 Likes

Mình cũng không biết, thôi thì mời bạn vui lòng đọc tài liệu hướng dẫn:

Bạn vui lòng quote bài viết đúng cách, bạn quote nhiều quá nên mình phải sửa cho bạn hơi nhiều :frowning:

3 Likes
  • Cuối cùng câu hỏi của mình vẫn là hỏi về kinh nghiệm của ng đã từng qua học mà, chính mình tự nhận chưa biết. Thế mà bạn vẫn nói đc câu:
  • Nếu bạn có ý định đọc câu hỏi của mình với ý định “À thằng noob này nhận bừa, kinh nghiệm đâu mà nói thế” thay vì nhận ra rằng mình đang muốn tìm những câu trả lời như:

Thì forum dead sớm

Tổng cộng:

  • Mình nêu lên rằng mình ko biết gì
  • Muốn tìm hiểu xem các bạn đã học rồi có cảm nghĩ gì về quá trình của bản thân
  • Câu hỏi mình ko thuộc dạng:
    “Học lập trình có ng yêu ko” (hỏi troll)
    “Thi 24 điểm có đỗ …” (google đc)
  • Mà cuối cùng mình vẫn nhận đc những câu trả lời như:

“Bạn google đi, mặc dù mình biết là bạn hỏi mình đã học thế nào, nhưng mình ko nói đâu”

Thế cuối cùng phát minh ra forum làm gì bạn.

Để cho cuộc trò chuyện tập trung hơn, tớ sẽ không đi chứng minh những điều sai trái khác từ những những comment trên đây của cậu.

Vì cậu từ chối trả lời cho 4 câu hỏi trên, chúng ta sẽ thừa nhận với nhau, rằng quan điểm này của cậu là rác rưởi:

Tớ khuyên cậu đừng nên đưa ra lời khẳng định sai lầm như vậy, và cũng đừng cố gắng né nó bằng cách nói “ớ, mình chưa có kinh nghiệm”.
Mọi cộng đồng đều được định hướng bởi beginner như cậu (số lượng beginner thường nhiều hơn), thế nên những “myth” mà 1 beginner nào đó đưa ra như cậu có thể gây ảnh hưởng tới rất nhiều “newbie” khác, khi họ tưởng đó là “fact”. Đó là lý do tớ đã counter question cậu, vì đây là bài học mà cậu sẽ cần phải nhớ trước khi đi làm thực sự, cũng là một cách để cậu thực sự suy nghĩ và diễn giải. Cậu không tìm được những lời khuyên miễn phí kiểu này ở các nền tảng khác ở VN đâu.

Mặt khác, cá nhân tớ nghĩ DNH của chúng ta sẽ sớm sập, nếu như tất cả các newbie đều như cậu, nói những điều thiếu suy nghĩ như vậy, mà không có bất cứ ai counter lại.


Giờ đi vào câu hỏi của cậu.
Cậu cần kiến thức nền tảng để học bất cứ thứ gì.
Nếu như cậu đã đọc câu trả lời xuất sắc trên đây của @andynguyen, cậu hẳn đã thấy được Bootcamp sẽ không đề cập nhiều về nền tảng, và dạy cậu cách làm 1 ứng dụng, sử dụng một công nghệ nào đó. Việc đó giống như việc này:

Tớ biết cậu có khả năng đọc hiểu không tốt, nên đi thẳng vào điểm chính thì cậu sẽ thế này nếu học bất cứ thứ gì mà không có căn bản:

  • Cậu sẽ chỉ biết công nghệ đó ở mức surface. Tức là cậu không hề có nền tảng để diễn giải bất cứ thứ gì trong công nghệ đó.
    Cậu không thể giải thích được công nghệ đó dùng để làm gì, tại sao cậu cần dùng nó, và thậm chí, làm thế nào để cải tiến nó, nếu như cậu không có nền tảng computer science được học ở đại học.
  • Cậu sẽ gặp rất nhiều khó khăn để làm những thứ advance hơn về công nghệ đó.
    Biết không phải là hiểu. Cậu biết OOP, nhưng cậu không hiểu nó, đó là lý do cậu chưa ứng dụng được nó vào thực tế.
    Cậu ở vị trí để hiểu được khó khăn khi cậu ứng dụng bất cứ concept cậu học được vào việc giải quyết một vấn đề advance, nên tớ sẽ không giải thích thêm.
  • Cậu cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn để học các công nghệ khác.

Trong thực tế, tớ đã từng gặp rất nhiều kỹ sư bootcamp. Nếu họ, bằng cách nào đó, qua được vòng phỏng vấn, đa số họ không thể trụ được quá 1 năm ở môi trường high profesional, không thể làm các task phức tạp, không hề có bất cứ khả năng để theo kịp các kỹ sư khác nếu như họ không bỏ rất nhiều thời gian để học lại computer science, code của họ là một đống bùi nhùi, solution mà họ đưa ra thường immature và giải quyết vấn đề ở bề mặt. Họ cũng không bao giờ có thể đưa ra một solution cho một vấn đề phức tạp level architect, thậm chí các coding principle đơn giản nhất cũng không được họ hiểu và tuân thủ.
Nếu cậu muốn trở thành kiểu kỹ sư này, cậu nên cân nhắc nghiêm túc việc học ở bootcamp.

Tất nhiên, cũng có một số kỹ sư bootcamp rất giỏi, nhưng họ buộc phải tự nghiên cứu lại các computer science concept, thứ mà cậu được học mặc định ở đại học khi cậu theo chuyên ngành IT. Vậy nên, cậu không tránh được việc học kiến thức nền tảng, nếu như cậu muốn trở thành kỹ sư giỏi.

Về câu hỏi khác của cậu:

Với cá nhân tớ, tớ theo học đại học.
Những kiến thức nền tảng về computer science trong đại học (phiền cậu google để đọc full course nhé) sẽ giúp cậu hiểu các công nghệ mới rất nhanh.
Tớ đã từng đề cập tới câu chuyện 1 kỹ sư hàng không 60 năm trước hoàn toàn có thể catch up được các công nghệ cutting edge, vì máy bay vẫn hoạt động theo khí động học, và kiểu dáng máy bay cũng không có nhiều thay đổi trong suốt 60 năm. Điều tương tự cũng xảy ra ở phần mềm.
Còn về chi tiết tớ học được gì, tớ sẽ trả lời nếu cậu làm được điều này cho tớ:

Rất mong nhận được câu trả lời từ cậu.


Oh, còn một điều nữa, cậu không nên quote mỗi câu này:

Cậu nên quote lại toàn bộ context:

Như vậy, mọi người sẽ không hiểu nhầm sang việc cậu đang cố tình tỏ ra là một newbie mới học cấp 3, là nạn nhân đáng thương, và đang giở thủ đoạn frame cho tớ việc tớ đã nói câu đó trực tiếp với cậu. Nếu như tất cả newbie như cậu đều làm thế ở Việt Nam này, nước này sẽ sớm tan thôi.
Điều đó, một cách nào đó, cũng giúp cho mọi người hiểu rõ hơn cậu là kiểu người gì :smile:

9 Likes

Vô cùng cảm ơn bạn với ý kiến cá nhân này, đây là chính thứ mình cần tìm khi đăng post này.

  • Đúng là mình khá ích kỷ khi đưa ra yêu cầu trên, tại mình quá chán với những câu trả lời chung chung như:
  • Hoặc là những câu trả lời của những ng đi trước nhiều năm bait những ng ko biết gì để có thể reply rằng “M đúng là thằng ko biết gì, phải là thế này này…”. Nên vô cùng cảm ơn bạn đã dành thời gian viết reply dài.
  • Do mình hiểu sai/khác nghĩa của từ newbie so với bạn, chứ mình chả gì chứng tỏ là “tôi trẻ tuổi nhưng tôi đã làm đc…”:

Mục đích của mình làm bài post này ko có ý định tạo drama, nên mong bạn ko có thù hằn gì. Mong bạn có thể sử dụng đoạn reply trên để trả lời cho những câu hỏi tương tự, do đúng bạn nói:

Nên công sức bạn bỏ ra để reply cho mình rất có giá trị cho những ng đang còn mông lung về ngành như mình.

2 Likes

Cảm ơn cậu đã reply lại một cách lịch sự.

Tớ không có vấn đề cá nhân gì với cậu đâu. Vậy nên, cậu cứ yên tâm khi đặt các câu hỏi khác nhé! :smile:

Tớ cũng đánh giá cao comment trước của cậu. Cậu sẽ tiến xa nếu như cậu giữ được thái độ humble, biết cảm ơn và xin lỗi như vậy.
Hi vọng cậu sẽ kiên nhẫn hơn ở các post sau :smile:

4 Likes

ĐH hay hơn bootcamp ở chỗ nó dài hạn hơn (cả về thời gian học và về sau).

Theo quan điểm bên marketing thì cuộc đời là một thị trường, bạn đóng vai người bán và các nhà tuyển dụng/khách hàng tiềm năng là người thuê bạn, tất nhiên sẽ có cạnh tranh. Học đại học hay ở chỗ ko chỉ giúp kiếm cần câu cơm mà còn là làm marketing cho bản thân (vì bằng ĐH là thứ nhiều người công nhận).

Một số benefit mà ĐH mang lại trong bức tranh dài hạn:

  • Muốn lên tầm Manager hoặc Big Corp, bằng thạc sĩ là bước đệm vững chắc, mà muốn thạc sĩ thì cần đi từ ĐH, học sẽ ổn và biết chọn nhánh nhỏ gì chuyên sâu
  • Thực tập quốc tế, Big Organization có ghi điều kiện (thường là) có bằng ĐH
  • Đi làm chán muốn chuyển ngành, nhìn vào profile có ít nhất 1 level ĐH -> ít nhất có thêm lựa chọn học văn bằng 2
  • Trước mắt đã thấy, ngành IT có tỉ lệ tuyển sinh rất cao nên hãy nghĩ tới tương lai xa có thể bị cướp miếng cơm (từ những đứa trong nước, từ những đứa ở nước phát triển ko cạnh tranh đc nên qua VN làm,…). Các khả năng để bạn cân bằng (trong trường hợp thị trường trong nước hết chỗ) đó là mở rộng thị trường tìm kiếm việc làm ra quốc tế. Trong trường hợp này, kiến thức nền ở ĐH và sự professional là bắt buộc.

Tất nhiên học ĐH ko phải con đường duy nhất. Xác định được bản thân học tốt từ ĐH hay thực tế thì chọn con đường đấy. Đường nào cũng có thể có trạng nguyên.
Vd đứa nào học lý thuyết tốt hơn thực hành sẽ thấy học ĐH rất ổn, ra ngoài áp dụng thực tế tốt.
Đứa nào ko có khả năng lý thuyết sẽ thấy ko tiếp thu được, học ĐH toàn những cái vô dụng ra ngoài chả đụng, ở ngoài học từ thực tế tốt hơn
Đứa nào thánh (như Bill Gates), sẽ thấy học ĐH toàn nhai lại, mị ko cần thiết phải học

9 Likes

Học ĐH hay là bootcamp đều có ưu nhược điểm riêng, mình không muốn phân tích cái này do các bạn phía trên đã thảo luận nhiều rồi.

Mình sẽ trả lời câu hỏi này nhé

Nên mình muốn hỏi kinh nghiệm của các anh chị (~kể sự đời ) xem quá trình đã trải qua để từ “học sinh -> ??? -> lập trình viên đi làm” kiểu gì.

Từ học sinh sang lập trình viên đi làm cũng khá giống như từ nhộng hoá bướm vậy. Đi học thì mình trả tiền để học kiến thức, đi làm là mình được trả tiền để hiện thực hoá kiến thức mình đã học.

Từ quá trình đi học sang đi làm nó thay đổi rất nhiều, mình không chỉ cần kiến thức về kỹ thuật mà mình còn phải có kỹ năng mềm, làm sao giao tiếp với đồng nghiệp, sếp, khách hàng. Rất nhiều thứ mà trong trường không dạy mà cũng không có sách nào có thể cho mình hiểu được ngoại trừ … đi làm thực tế.

Nhưng trả lời vậy có vẻ lòng vòng và vô ích. Nên mình có thể nói về việc làm sao để đi từ học sinh sang đi làm thế nào.

Cái quan trọng nhất trong sự chuyển đổi này là xin được việc, bạn học thế nào cũng được, học bootcamp, học đại học, tự học thì bạn cũng phải suy nghĩ thế nào để xin được việc. Sau khi có việc làm thì tất cả mọi thứ nó sẽ dễ hiểu hơn rất nhiều. Nhưng nhìn chung bạn sẽ thấy là bạn được giao việc làm sml, giao tiếp với mọi người trong công ty “không dễ” như với bạn bè trong lớp, nói chuyện với sếp không dễ như nói chuyện với người lớn trong nhà etc …

Nếu không xin được việc thì dù bạn học ĐH hay học bootcamp cũng vô ích.

Ghi chú nhanh câu trả lời này không đề cập đến vấn đề bạn tự thành lập công ty của mình.

3 Likes

Đồng ý cái này, Đạt không có phân biệt giữa người học bootcamp hay học đh hay tự học. Cái quan trọng là phải có tinh thần học hỏi cái cần thiết cho công việc của mình.

Học ĐH ra mà trong lúc học quay bài để qua môn thì cũng không bằng người học bootcamp mà chăm chỉ học hỏi :wink:

6 Likes

Mỗi cái có điểm tốt và xấu riêng. Đi học có bạn bè, tương tác xã hội nhiều hơn, phát triển mối quan hệ, vân vân.

Mình nghĩ cậu đang nhờ mọi người tư vấn để chọn trường học sau này.
Theo ý kiến của cá nhân mình thì cái này tùy thuộc vào mục tiêu của bạn để chọn học đại học hay chọn học bootcamp.
1/Nếu mục tiêu của bạn chỉ là ngắn hạn và tập trung vào học lập trình - 1 lĩnh vực cụ thể vd như game hay bạn muốn hoàn thành khóa học trong thời gian nhanh nhất để ra trường kiếm tiền thì nên học bootcamp. Học bootcamp giống như kiểu học nghề ý bạn, ra trường bạn vừa đi làm cũng phải vừa học thêm rất nhiều mới phát triển thêm lên được.
2/Nếu mục tiêu của bạn khá dài hơi và không chỉ là kiến thức về lập trình, bạn muốn sau này trở thành CEO hay Leader trong lĩnh vực lập trình chẳng hạn thì bạn nên đi học đại học. Đại học không chỉ dạy bạn kiến thức về lập trình, liên quan đến lập trình mà dạy bạn các phương thức nói trước đám đông, giao tiếp, làm việc nhóm, marketing, lãnh đạo, tổ chức 1 hoạt động/nhóm – kiến thức tiền đề cho bạn xây dựng, quản lý 1 công ty. Ngoài ra thì đại học sẽ dạy nhiều ngôn ngữ về lập trình hơn là bootcamp, bạn có nhiều lựa chọn hơn khi học.Đại học dạy nhiều, vấn đề là bạn lĩnh ngộ được bao nhiêu trong số lượng kiến thức đó.

Tóm lại bạn thích học cái nào thì bạn chọn, bootcamp thời gian ngắn hơn thì buộc bạn phải tự học nhiều hơn, đại học thời gian dài hơn thì sau này ra trường bạn đỡ vất hơn vì một số kiến thức bạn đã được trang bị khi đi học rồi. Chỉ cần bản thân bạn chăm chỉ tìm tòi khám phá và có đam mê thì học cái nào cũng đều trở nên giỏi được - quan trọng là ở bản thân bạn thôi.
P/S: cái này bon chen thêm thôi - Bill Gate, Warren Buffett và Elon Musk ngày nào cũng đọc sách đó bạn, số lượng sách mà Warren và Musk đọc phải nói là khổng lồ luôn, Musk nói ông ý học qua sách, Warren nói ông ấy hơn người khác ở điểm là ông ý đọc nhiều sách báo hơn họ.

3 Likes
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?