Bên cạnh những “bí quyết” kể trên, tớ thêm một số “bí quyết” nhé!
Bí quyết #1: Cậu cần chuẩn bị câu hỏi để hỏi ngược lại người phỏng vấn
Buổi phỏng vấn không chỉ là nơi interviewer tìm hiểu cậu, chiều ngược lại, cậu cũng cần tìm hiểu công ty/interviewer.
Việc hỏi lại cũng là một cách thể hiện mong muốn tham gia công ty của cậu nữa (tất nhiên, nó tùy thuộc vào cách hỏi và câu hỏi của cậu). Vậy nên, chuẩn bị đi nha
Tớ recommend các loại câu hỏi gợi mở thêm thông tin, để từ đó cậu có thể học thêm về phía bên phỏng vấn, cũng như có cơ hội hỏi thêm các chi tiết khác. Ví dụ:
- Câu hỏi về công ty, quy trình chung. Dạng này giúp cậu hiểu về tính cách của công ty, điều họ hướng tới, hay chỉ đơn giản là cách họ đánh giá tăng lương. Cậu sẽ tìm hiểu xem cậu có phù hợp với văn hóa của họ không.
- Quy trình phỏng vấn
- Quy trình evaluation của công ty
- Tổ chức bộ phận mà cậu sẽ tham gia, cách đánh giá lương thưởng
- Văn hóa của công ty
- Câu hỏi về team, công việc thường ngày. Dạng này để cậu có cái nhìn chính xác về công việc thường ngày, và đánh giá xem cậu có phù hợp với môi trường đó không. Ví dụ:
- Một ngày làm việc thông thường trong team
- Công việc mà cậu sẽ đảm nhiệm
- Kỳ vọng của manager với cậu trong thời gian đầu
- Lời khuyên để thành công trong tổ chức
- Câu hỏi về cá nhân người phỏng vấn ở tổ chức hiện tại. Dạng này để cậu đánh giá motivation của người phỏng vấn ở công ty hiện tại, cũng như đánh giá khả năng của họ. Thường, người pv sẽ là người làm trực tiếp với cậu, nên cậu nên cố gắng tìm hiểu xem họ có tiềm năng để cậu học hỏi không. Ví dụ:
- Thành tích đáng tự hào nhất của người phỏng vấn ở công việc hiện tại
- Số năm kinh nghiệm, công việc quá khứ
- Những dự án trong tương lai gần ở công ty này mà họ hứng thú nhất.
Pro tip: Cậu có thể cố tình hỏi quá khung giờ phỏng vấn. Đây là trick để cậu biết người phỏng vấn đánh giá sao về cậu.
Nếu đã quá khung giờ phỏng vấn, mà họ vẫn vui vẻ trả lời, đó có nghĩa là cậu đã có 1 buổi phỏng vấn xuất sắc, và họ muốn xây dựng mối quan hệ với cậu luôn từ bây giờ rồi.
Nếu họ tìm cách dừng câu hỏi của cậu, đại loại với lý do “có 1 buổi họp khác ngay sau đây”, high chance là cậu đã tạch Vì không ai muốn tốn thời gian vào xây dựng mối quan hệ vô bổ cả.
À, mà trick này không sử dụng được trên:
- “Senior 3 năm kinh nghiệm” - những người có ít kinh nghiệm để biết cách phát huy network.
- Người phỏng vấn OT triền miên (thường xuất hiện ở các công ty outsource hoặc các công ty kém về mặt quản lý) - họ sẽ cố gắng tiết kiệm thời gian để ít phải OT hơn.
Nếu trick này không hoạt động ở vòng phỏng vấn kỹ thuật, mà ở vòng phỏng vấn behavior với manager nó lại hoạt động, cậu cần nghiêm túc xem xét lại công ty này, khả năng rất cao manager của team này kém.
Bí quyết #2: KYC (a.k.a Know Your Customer)
“Ủa? Mình có phải dân bán hàng đâu mà cần biết khách hàng của mình?”
Có thể cậu sẽ nghĩ vậy. Cơ mà, thực ra, cậu đang là người bán hàng, với mặt hàng là chính cậu.
Khi cậu muốn bán thứ gì, cậu cần phải biết người ta cần gì trước. Ở TH của cậu, khách hàng của cậu đang muốn tìm một người có tầm 1 năm kinh nghiệm, với tiềm năng lớn để trở thành kỹ sư xuất sắc.
Tiềm năng lớn ở đây thực ra được thể hiện qua sự active của cậu trong việc đi thực tập. Sự active đó đáng giá hơn nhiều kỹ năng Cpp hay automative, khi cậu có tiềm năng học hỏi được nhiều và nhanh hơn với sự chủ động đó.
Buổi phỏng vấn nhiều khả năng sẽ là nơi họ xác nhận lại cậu đúng là đã đi thực tập như vậy hay không. Khi cậu hiểu rõ điều “khách hàng” muốn, cậu sẽ có chiến lược rõ ràng để bán được “sản phẩm”:
- Cậu cần chuẩn bị giải thích công việc của cậu một cách rõ ràng và tự tin.
Rất nhiều người, dù có kinh nghiệm trong quá khứ, lại không biết cách thể hiện điều đó ra, đặc biệt ở buổi phỏng vấn. Trách nhiệm của cậu là phải làm cho người phỏng vấn hiểu rõ thứ cậu đã làm.
Tớ recommend cậu nên chuẩn bị một câu chuyện ngắn gọn về việc thực tập của cậu, tập trung vào những thứ cậu làm được, và học được từ công việc thực tập đó (nhớ là cậu đang “bán”, và họ đang “mua” tiềm năng). Cậu cần bỏ ít thời gian luyện tập để có thể trình bày một cách mạch lạc và tự tin.
Ngoài ra, đừng cố gắng phóng đại, hay hư cấu câu chuyện của cậu. Việc của cậu chỉ là kể đúng câu chuyện thực sự của cậu một cách hay nhất có thể thôi.
Pro tip: cậu nên sử dụng STAR framework cho việc trình bày này.
- Cậu cần hiểu văn hóa của công ty, những giá trị công ty đề cao.
Cậu biết mọi người thích nghe điều gì nhất không? Điều mà chính họ nói ra. Vậy nên, cậu nên dành thời gian điều tra văn hóa của công ty.
Khi cậu hiểu về giá trị công ty đề cao, cậu có thể có chiến lược phỏng vấn, khi cậu sẽ thể hiện khía cạnh nào của bản thân một cách nhất quán (cậu chỉ có khoảng 30p mỗi vòng để thể hiện tốt nhất, nên cậu phải thể hiện một cách có lựa chọn). Hẳn nhiên, tớ không nói cậu “diễn” thứ cậu không có, cậu cần “thể hiện” thứ cậu có.
Hiểu về văn hóa công ty cũng giúp cậu xem cậu có phù hợp với họ không, cũng là một tiêu chuẩn để cậu đánh giá chính người phỏng vấn xem họ có coi trọng văn hóa công ty không (đôi khi, cậu sẽ thấy một vài behavior trái với giá trị mà công ty đề cao, đó là red flag, công ty đó có khả năng nói mà không thực hiện).
Pro tip: Thường giá trị mà công ty đề cao/văn hóa công ty sẽ hay có ở trang chủ, hoặc cách công ty truyền tải bản thân họ trên media, hay đôi khi, cả trên job description. Cậu cần làm bài tập về nhà trước.
- Cậu cần thể hiện cậu là giải pháp cho họ.
Khi cậu bán một thứ gì đó, cậu thực ra đang bán giải pháp cho vấn đề mà họ đang gặp phải. Thế nên, cậu cần thể hiện cậu chính là thứ họ đang tìm kiếm (một lần nữa, “thể hiện” chứ không “diễn”).
Làm sao cậu biết vấn đề của họ? Qua job description. Đó là nơi nên thể hiện rõ ràng nhất điều mà bên tuyển dụng mong muốn (nếu nó không thể hiện được điều đó, đừng ứng tuyển, họ không biết họ đang tìm giải pháp cho vấn đề gì đâu). Lúc phỏng vấn, cậu cần thể hiện cậu có những gì họ tìm kiếm, hoặc có tiềm năng rất nhanh để trở thành thứ họ tìm kiếm.
Cậu không nhất thiết phải có tất cả skill mà họ đề cập trong qualification. Ở mức của cậu, cậu chỉ cần vài skill, cũng như hiểu cậu muốn trở thành người có skill được mô tả trong qualification, là được.
Pro tip: CV của cậu nên được gọt dũa theo job description. Tức là, mỗi công ty cậu nên có 1 CV khác (tất nhiên là không khác quá nhiều, chủ yếu ở mục skill set và objective).
Và đừng viết thứ gì cậu không có nhé!
Bí quyết #3: hiểu chính bản thân cậu
Đây là thứ quan trọng nhất, mà không có nó, cậu chắc chắn sẽ mất tương đối nhiều thời gian để tìm công ty phù hợp với bản thân (thứ mà cậu còn chưa hiểu).
Phỏng vấn rốt cục là quá trình cậu thể hiện bản thân cậu. Vậy nên, nếu cậu chưa hiểu rõ chính cậu, đó nên là điều cậu ưu tiên.
Cậu cần hiểu rõ:
- Điểm mạnh, điểm yếu. Cậu cần thể hiện điểm mạnh, và kế hoạch khắc phục điểm yếu lúc phỏng vấn.
- Các kỹ năng, mức độ thành thạo kỹ năng của cậu.
- Câu chuyện quá khứ, lý do cho những hành động của cậu trong quá khứ.
- Mục tiêu, career path của bản thân.
Pro tip: sự tự tin chủ yếu tới từ việc cậu hiểu bản thân cậu và không so sánh cậu với người khác. Chắc chắn rồi, cậu cần sự tự tin lúc phỏng vấn.
Hi vọng những bí quyết cụ thể ở trên có thể giúp cậu