#firstsevenfailures của coder là gì?

Link bài gốc: http://topit.vietnamworks.com/blogs/firstsevenfailures-developer/ với nhiều thông tin bổ ích hơn cho các developer.

Gần đây trào lưu #firstsevenjobs đang “hot” trên các trang mạng xã hội, người ta hào hứng kể về một quá khứ hào hùng của bản thân với những công việc thú vị đầu đời. Nhưng, “Hãy học từ sai lầm của chính mình (và người khác)”, topITworks mời bạn cùng dẫn đầu xu hướng #firstsevenfailures.

Bài này mạn phép chia sẻ những sai lầm được thống kê từ các Developer đã đi qua một thời còn “non nớt”, khi vừa chập chững bước đi từng dòng code đầu tiên. Đọc và xem bạn có đồng cảnh ngộ không?

#1. Thích “code lại từ đầu”
Thời sinh viên (có vẻ) êm đẹp tạo cho hầu hết developer mới ra trường một thói quen: nhìn một mớ code hỗn độn của người trước, thôi thì mình bỏ hết, code lại từ đầu cho thoải mái. Rồi họ nhận ra rằng, tạo ra cái mới mà không quan tâm đến những cái đã có thì bạn đã lãng phí khá nhiều thời gian, công sức, tiền bạc, và tự vác vào thân thêm một cơ số bug đáng kể… Sếp bạn (hình như) không thích điều này :slightly_smiling_face:

#2. “Yêu” mù quáng một ngôn ngữ lập trình
Developer tin vào công nghệ như một tín đồ, nên khi đã cuồng một ngôn ngữ nào thì y như rằng sẽ tôn thờ nó, cảm giác như với ngôn ngữ này trong tay – bạn có thể chinh phục bất kỳ ứng dụng từ những khách hàng khó tính. Hơn nữa, trong mắt bạn: nó thú vị, nhanh, tiện, đẹp, sạch một cách “thần thánh”. Những ngôn ngữ khác chỉ như gió thoảng qua tay code, không cần để tâm.

#3. “Cấu trúc code” là do chính mình tạo ra
Code phải chạy được trước đã, còn cấu trúc code là do mình tạo ra, code sao để mình đọc vô hiểu và sửa nhanh là được. Còn những developer khác – những người làm chung và người sẽ sử dụng code của bạn sau này – bạn nghĩ họ hiểu không?

#4. Tôi biết code mà
Developer ngày mới vào nghề vẫn hay ảo tưởng, biết syntax – hiểu cách dùng vài component là có thể bắt tay vào code rồi. Đến vài năm sau này, họ sẽ hối tiếc vì đã không học nhiều hơn… Sách lập trình thì vô vàn để bạn đọc và học, “Clean code: a handbook of agile software craftsmanship” là một trong những cuốn sách nên gối đầu giường của mọi coder để nâng cao tay nghề.

#5. Tuyệt vời, code chạy ngon lành!
Code chạy ra kết quả đúng là mừng lắm rồi! Bạn có chắc chắn đúng trong mọi trường hợp, có những tình huống phát sinh không? Test là việc của tester? Tôi không có thời gian để nghĩ ra mọi trường hợp để test. Rồi sau đó, ai sẽ fix? Bạn chứ còn ai nữa!

#6. Tìm cách che giấu lỗi trong code
Không ai muốn người khác nhìn thấy lỗi của mình – là một tư tưởng phổ biến, chỉ là một cách che giấu sự hạn hẹp của bản thân và thái độ không hài lòng khi người khác review code và chỉ ra lỗi của mình. Kĩ năng code chỉ là một phần, quan trọng phải là “thái độ”.

#7. 8 giờ (hoặc hơn) chỉ làm việc với cái máy
Networking là điểm yếu lớn nhất của các developer, người bạn thân nhất, người yêu duy nhất, người kề vai sát cánh hàng ngày là chiếc máy tính. Rồi sẽ đến lúc Developer nhận ra, phải bước ra ngoài, thay đổi không khí, gặp gỡ và chớp lấy những cơ hội bạn không bao giờ có thể tìm thấy trên chiếc máy tính!

2 Likes
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?