Mình đến đây không phải để muốn người khác làm theo ý mình, mình mang tư tưởng tốt đẹp là đó hãy cởi mở nhiều hơn. Đây cũng chỉ là ý kiến cá nhân của mình, nó không phải là một luật lệ, các bạn có những tư tưởng khác đó là điều đương nhiên. Bởi vậy mình vẫn vui vẻ đón nhận những bình luận của các bạn.
Chúng ta cũng đã biết sinh viên Việt Nam thiếu rất nhiều kỹ năng. Đó là lỗi của ai? Nó không phải là lỗi của ai cả! Nó không phải là lỗi của cha mẹ, không phải lỗi của ông bà… Họ thiếu kỹ năng giao tiếp, không biết cách đặt câu hỏi, không biết người khác muốn gì, không biết làm hài lòng người khác, … Thiếu nhiều kỹ năng đó là vì chúng ta sống trong một cộng đồng mà hầu như ai cũng thiếu như nhau. Chúng ta giống nhau thì làm sao mà thấy được sự khác biệt. Bởi vậy chúng ta cần thiết phải cởi mở hơn.
Và những người lớn tuổi hơn chúng ta, họ có thể là cha mẹ, anh chị, cô chú, bây giờ họ muốn học lập trình. Họ tự tìm tòi, không nhờ bạn một cách một cách trực tiếp, họ học trên Internet. Họ thiếu nhiều kỹ năng như mình nói ở trên. Họ không biết Tiếng Anh. Họ vào đây và đặt câu hỏi, câu hỏi đó là một câu định nghĩa, ngắn gọn. Bạn trả lời với họ là “search Google”, “câu này quá đơn giản”.
Khi bạn trả lời câu đó, à tôi biết bạn tìm hiểu ở đâu - đó là Google, tôi biết bạn mạnh mẽ đấy, khi bạn tự tìm tòi vấn đề này - vấn đề mà tôi không biêt. Nhưng tôi hoàn toàn không biết bạn học được ở đâu, bạn học được những gì, kinh nghiệm của bạn về vấn đề này như thế nào?. Bởi vì mỗi người có cách nhìn khác nhau, có kinh nghiệm khác nhau. Đâu phải cứ người khác chia sẻ ở đâu đó trên Google là tôi biết hết.
Bạn nghĩ xấu về người khác và bạn không nói câu trả lời. Và bạn biết rõ vấn đề đó? Làm sao bạn chắc chắn? Khi bạn nói ra những điều mình biết - bạn cởi mở, khi những người khác mang tư tưởng cởi mở như bạn, họ cũng sẽ đưa ra ý kiến của họ. Mỗi lần bạn đưa câu trả lời cho người khác, bạn nhớ điều đó một lần nữa và ai đó có ý kiến mới mẻ hơn, bạn sẽ học hỏi.
Cứ như vậy một cộng đồng mà “nhiều người” trong số đó, cởi mở và không đánh giá tiêu cực ở người khác, như vậy có phải chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái chia sẻ kiến thức không? Tại sao bạn lại nghĩ tiêu cực như vậy? Bởi vì bạn bị người khác đối xử với bạn như vậy, bạn đối xử với bản thân bạn như vậy - bạn luôn tự tìm tòi, không hỏi ai, bạn nghĩ người khác cũng làm như vậy.
Khi bạn đánh giá người khác tiêu cực với những vấn đề mà đã có sẵn ở đâu đó, thì khi bạn đặt câu hỏi - bạn cũng sợ người khác đánh giá. Cứ như vậy ngày qua ngày, bạn sẽ ngại ngùng đưa ra ý kiến của mình, Và khi bạn đưa ra ý kiến, bạn nghĩ điều đó hoàn toàn đúng. Bạn sẽ khó tiếp nhận ý kiến của người khác - hơn việc tự tìm tòi.
Với những người mới chớm nở tư tưởng sẽ học lập trình, họ đặt câu hỏi và bạn không biết và nói tiêu cực về họ. Và rồi họ chán nản, bỏ cuộc. Đó không phải là lỗi của ai, đó là vì họ tin tưởng ở bạn. Họ thiếu kỹ năng để tìm sự trợ giúp và tin tưởng ở bạn. “Bạn đúng, tôi nghĩ nó quá sức với tôi”.
Có người thì không, họ tiếp tục tìm tòi - như những gì bạn làm. Tìm tòi là một điều tích cực, nhưng tại sao lại quá mạnh mẽ đến như vậy. Chúng ta có diễn đàn, chúng ta hãy thoải mái với nhau. Chúng ta sẽ rút ngắn thời gian hơn rất nhiều.
Không phải chúng ta luôn cởi mở thì chúng ta sẽ luôn nhận được điều tốt đẹp. Nhưng sẽ hạnh phúc và học hỏi nhau hơn rất nhiều nếu chúng ta đi cùng nhau. Ở giai đoạn đầu của việc học một việc gì đó - nó rất dễ chán nản và bỏ cuộc. Chúng ta biết điều đó, đúng không.
Ở đây là “daynhauhoc”- Ai cũng xứng đáng được hỏi và trả lời. Chúng ta không xây dựng trang web xanh sạch đẹp, mà chúng ta xây dựng con người.
Nếu nó là một câu hỏi chính đáng, mình nghĩ chúng ta trả lời nếu chúng ta thích vấn đề đó, và ngăn chặn những suy nghĩ tiêu cực về người khác.
Chúng ta có thể đưa “đường link” ở nơi mà chúng ta cảm thấy được học hỏi nhiều hoặc trả lời theo kinh nghiệm tích góp của chúng ta. Chúng ta cởi mở và thẳng thắn với nhau, dựa trên tinh thần đóng góp, không nghĩ xấu về nhau.
Mình muốn nhắc lại, đây chỉ là quan điểm cá nhân của mình - đó là những điều tốt đẹp - không chêu chọc và chỉ đóng góp.