Chọn chuyên ngành của khoa học máy tính

Em hiện tại đang là SV năm 1 ngành Khoa học máy tính của ĐH BK HCM, trường em có 6 chuyên ngành như sau:

  • Công nghệ dữ liệu bảo mật và trí tuệ kinh doanh
  • Công nghệ phần mềm
  • Mật mã và an ninh mạng
  • Trí tuệ nhân tạo và ứng dụng
  • Xử lí ảnh và thị giác máy tính
  • Khoa học máy tính

Em đang khá hoang mang trong việc chọn chuyên ngành (em nghĩ mình cần chọn trước để định hướng cũng như đặt ra mục tiêu học tập…). Em có tìm hiểu trên mạng nhưng vẫn thấy khó hình dung @@ cụ thể là nếu học theo các chuyên ngành này thì ra trường sẽ làm được gì ấy.

Trong khoa em thấy ngành AI khá là “hot”… mà em cũng không hiểu sức hút các bạn ở đâu, vì ngầu hay chăng?

Em nghĩ mình là người chơi hệ thích tạo ra gì đó… nên nếu em chọn ngành Công nghệ phần mềm thì có hợp lý không nhỉ?

Thêm một điều băn khoăn nữa là chuyện cạnh tranh để vào một chuyên ngành ấy (những chuyên ngành hot sẽ có độ chọi cao hơn) mình nên cân nhắc những yếu tố nào (sự hứng thú, hay là sức học của mình). Thật sự có quá nhiều điều để nghĩ, hic.

À nếu được thì có thể cho em xin review, kinh nghiệm hoặc đặc trưng của từng chuyên ngành luôn hong… em cảm ơn nhiều

Năm 1 còn sớm chán, không cần chọn chuyên ngành vội. Cứ học mỗi thứ một ít, mở rộng kiến thức lên rồi từ từ sẽ biết mình thích gì.

Đọc nhiều vào.

Đừng đoán mò, tìm những người như vậy mà hỏi.

Bạn đã tạo ra được gì chưa mà bảo thích? Như phần đầu, bạn phải học nhiều lên, học đủ thứ, làm đủ thứ thì mới biết mình thực sự thích cái gì.

Bớt cân nhắc lại và học đi, chưa biết bò đã lo đụng xe à? Tặng bạn cái hình luôn.

Hỏi đàn anh, đàn chị trong trường là ok nhất. Hoặc google.

Cân nhắc trước khi đọc

Bớt game gủng lại.

Bớt sâu deep lại.

6 Likes

hmm, ok. cám ơn câu trả lời của anh nhé

Bạn xem trước chương trình đào tạo của từng ngành tại đây: https://cse.hcmut.edu.vn/nganh-khoa-hoc-may-tinh

Như bạn @tonghoangvu nói, sinh viên năm nhất chưa có đủ kinh nghiệm và nhận thức để chọn chuyên ngành đâu, bởi vì bạn cần trải qua các môn học cơ sở, các đồ án để tìm thấy “sở thích” và “năng lực” phù hợp.
Có thể bạn cảm thấy thích AI, nhưng bạn sẽ không đủ khả năng học ngành này.
Ví dụ trực quan: Mình là một người KHÔNG đủ khả năng học AI. Vì mình đã học khóa https://www.coursera.org/learn/machine-learning của giáo sư Andrew Ng. Mặc dù mình đã hoàn thành khóa học với điểm số tương đương 9/10. Nhưng mình cảm thấy bản thân không có năng lực để theo nó.

Mình lấy ví dụ này để cho bạn thấy cần sự trải nghiệm để chọn lựa.
Chúc bạn học tốt.

8 Likes

Em cảm ơn chia sẻ của anh/chị ạ.

Người chơi hệ ‘so deep’ đóng khung một số thứ nên học dựa trên khả năng trước rồi mới đào sâu trên khung đấy
Người chơi hệ ‘so rộng’ thì cứ bung hết lụa, vừa bung vừa tiện tay đóng khung

Người chơi hệ ‘so deep’ khí chất tẩm ngẩm tầm ngầm, thường đào rất rất sâu về một chủ đề, output chậm nhưng logic đóng hộp vững vàng.
Người chơi hệ ‘so rộng’ khí chất ưa khám phá (pure curious), gặp một bài toán có thể nổi nhiều bong bóng giải pháp trong đầu, style nói chuyện vui tươi toe toét.

Một ‘so deep-san’ sẽ đọc rất nhiều trước khi thu hẹp chủ đề, có thể là đọc tất cả rồi khoanh vùng stick luôn với một số chuyên ngành phù hợp, ko mở rộng thêm.
Một ‘so rộng-chan’ thì tiếp tục nạp thông tin, bước 1 blur everything(kiểu ko quan tâm tính thực tế hay khả năng gì cả), pick đại một cái để học, học nhanh nhanh nhanh để còn qua cái khác. Sau đó bước 2 lấy nét, vì bước 1 qua loa bề mặt nên khung hình nó hơi mờ, nhưng sẽ có một số chi tiết nổi lên như điểm nhấn, một dấu ấn. Một ‘so rộng-chan’ dễ thấy điểm liên kết giữa những thứ đó, thấy ngay cái nào khó dễ ntn. Cuối cùng là vẽ thêm, bắt đầu từ những dấu ấn học tiếp mở rộng.
Loại 1 thường có công việc ổn định hơn, loại 2 dễ toang nhưng lạc quan vì thấy nhiều hướng. Được cái này mất cái kia, mindset con người cũng thế. Bạn có thể chọn cách làm ntn cũng được, nhưng quan trọng là tìm ra được mục đích và cái mình thích.

(cmt xàm =]]]]])

7 Likes

cảm ơn câu trả lời của bạn nha

Có vẻ hơi trễ, nhưng riêng BK HCM thì Khoa học máy tính thực chất không phải chuyên ngành.
Lý do có chuyên ngành KHMT: môn mà không biết xếp vào chuyên ngành nào thì sẽ được cho vào chuyên ngành KHMT.

4 Likes
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?