Chính quy và tại chức

Cụ thể là mình lượm được cái này.
Anh em ai có hứng thì bình luận. Thấy không phù hợp cũng tự do flag.
Ngẫm nó cũng hài ::))

Biết lâu rồi, nên mấy trường đại học giờ chơi chiêu lại:

  • Yêu cầu đầu vào Cao học là phải học chương trình chính quy
  • Mở rộng thêm 1 năm cho sinh viên xuất sắc và giỏi, lấy luôn 2 bằng Thạc sĩ và Đại học.
  • Tuyển giảng viên thì lúc nào cũng thêm điều kiện: tốt nghiệp từ chương trình chính quy. :v
3 Likes

Vấn đề là do học tại chức của mình nó lôm côm, không biết ở nước khác có thế không.

Chứ rõ ràng đại học là đại học. Về lý thuyết, chính quy, tại chức, cử tuyển… gì thì cũng là đại học, đạt chuẩn đầu ra thì mới tốt nghiệp lấy bằng được còn gì. Nếu anh không có trình độ đại học, làm sao anh tốt nghiệp được :))

Mình nghĩ vấn đề không phải là ở cái chức danh, mà ở khâu đào tạo. Các thầy mà không nể nang gì, cứ bắt các ông học tại chức cày sách vở ngày đêm như sinh viên thì tại chức lại chả xịn quá, cơ mà khó lắm.

3 Likes

Tuyển dụng thì xem thêm bảng điểm, hoặc chứng chỉ ngoại ngữ …
Theo m cũng ko khác biệt mấy, chắc tuyển dụng nhà nước may ra khác ?

3 Likes

Bảng điểm thì nó áp dụng cho toàn bộ các hệ nên nó chỉ thể hiện mức độ trong hệ đó chứ không so sánh được với hệ khác.

Khác nhau chủ yếu giữa 2 hệ là lượng kiến thức khác nhau rất nhiều nhưng output lại vàng thau lẫn lộn.

3 Likes

mục đích của cái quy định này thì chắc cũng nhiều người rõ.

Chán lắm anh ạ ^^ Đọc nghe buồn thối ruột!!!

Hệ đào tào ko ghi trên bằng như vẫn ghi trên bảng điểm ấy bác.
Nói chung tuyển dụng nhìn năm tốt nghiệp + xem tuổi là biết chính quy hay tại chức ấy mà :)), ko quan trọng lắm.

1 Like

Bảng điểm thì mấy ai xem đâu ^^. tuổi thì hên xui thôi

À biết loại nào thì không khó.
Nhưng cái mục đích kìa. Trong khi biết 2 cái nó ở 2 hạng cân rất khác nhau và những người học tại chức là ai thì ai cũng rõ rồi ::))
Ít bữa nữa khỏi khi tên loại tốt nghiệp và tên trường cho nó đồng bộ ::))

3 Likes
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?