Như tiêu đề, trong ngành cntt có thể chia làm bao nhiêu nhánh vậy? để tiện nghiên cứu chứ em thấy nó bao la quá.
Các nhánh trong ngành CNTT
Những nghề rất được quan tâm trong lĩnh vực CNTT mà mình biết:
- Lập trình viên
- Lập trình ứng dụng Desktop
- Lập trình ứng dụng Di dộng
- Lập trình ứng dụng Web/ Backend system cho web
- Lập trình IoT, Nhúng
- Lập trình AI
- Lập trình Game (còn chia ra nền tảng nữa như Desktop Windows, Mac, iOS, Android)
- Thiết kế web
- Thiết kế PSD/ Sáng tạo/ Có thể không cần biết HTML, CSS, JS
- Master-frontend chuyển PSD sang HTML , CSS, JS tĩnh. Có thể thiết kế trực tiếp không cần qua PSD.
- Tester
- Cái gì test được là đều có mặt thằng này từ apps, web đến cả IoT
- Quản trị mạng
- Quản trị Server
- Kỹ thuật máy tính
- Nghiên cứu, Nắm vững các nguyên lý cơ bản và thực tiễn trong lĩnh vực kỹ thuật máy tính, đặc biệt là lĩnh vực thiết kế vi mạch.
- SEO
- Một nhánh riêng của Web nhưng nghiên về nội dung, PR nội dung Online của Web
- An toàn thông tin
- Hacking và bảo mật thông tin, bảo mật ứng dụng
- Mã hóa
- Chuyên ngành về mã hóa, nghiên cứu và giải mã.
- Thiết kế đồ họa
- cái này còn chia ra nhiều nữa, từ phim ảnh, photography, typo, hay effects bao la.
Còn nữa như Quản trị CSDL, Quản lý dự án, nghiên cứu thông tin, …
Trong CNTT quả thực là bao la lắm, nên hãy chọn đúng con đường theo đuổi nó chuyên sâu vào nó hơn là cái nào cũng biết nhưng mỗi thứ am hiểu xíu cũng là một lợi thế.
Thanks bạn, mình vẫn đang học hỏi
Bác này nói chuẩn này, cách đi đúng là 1 hướng chuyên sâu + cái gì cũng biết 1 ít . Lý do là vì CNTT các kiến thức thường liên quan lẫn nhau, nên nếu không có hiểu biết rộng tí thì rất khó đi sâu. Mình ví dụ mình học lập trình web thì sau khi code xong phải deploy lên server (phải học cách sử dụng vps, sử dụng linux, bash …), sau khi deploy xong thì test server cảm thấy tốc độ chạy => học cách tối ưu web (sử dụng redis, memcached …) => web sử dụng http, thay bằng https => học một ít về mã hóa, giải mã để hiểu https là gì. Rồi sau khi upload được lên vps mình lại thích upload thử lên PaaS (heroku) xem sao => lại phải học tiếp. Những thứ lặt vặt như vầy nói ra thì bao la nhưng nếu bạn không biết nó thì đi sâu rất khó
Cơ mà nó rông thế thì chắc vừa phải học chuyên sâu vừa lượm thêm kiến thức bên ngoài, vất vả thật
Ko chỉ có thế đâu, mỗi một ngành còn có rất nhiều công nghệ khác nhau.
Ví dụ web có asp, php, ruby, nodejs… Php lại có nhiều framework khác nhau
desktop có java, C, C#, ObjC, …
di động có android, ios, windows phone,
game có unity, ủneal, coco. … và hàng tá engine khác
Mình học mỗi C++ vs Qt còn thấy phê lòi mắt … càng nghịch càng lòi ra nhiều thứ phải học …lắm lúc chỉ mún bỏ
Có thể trong quá trình học ở trường bạn chỉ học theo 1 hướng nhất định, nhưng một khi bạn đã bắt đầu đi làm, bạn sẽ phải học rất nhiều từ môi trường xung quanh cũng như những thứ cần học, để bản thân có thể đáp ứng được nhu cầu “cứng” của môi trường đó. Nếu không, bạn sẽ tự khắc bị đào thải thôi… haha