Thuật toán và ứng dung luôn song hành với nhau
- Nếu em không biết gì về thuật toán thì khó mà hiểu được những ý nghĩa, những chức năng đã có sắn để vận dung nó, hay khó có thể phát triển kỹ năng lên 1 mức mới. Em chỉ biết code thì mãi mãi em chỉ là coder, để trở thành 1 dev thì em phải là như cái tên của nó, phải biết sang tạo và phát triển, còn lý do vì sao sang tạo và phát triển lại cần thuật toán thì em có thể đọc thêm comment trên của anh
- Nếu em mãi mãi chỉ tìm hiểu về thuật toán mà không áp dung hay không biết cách áp dung nó và ứng dung và công việc thực tế, thì ngoài những kinh nghiệm về tư duy ra, còn lại tất cả những lý thuyết em học chỉ là lý thuyết suông và mãi là lý thuyết suông
Câu hỏi thứ hai, những “địa chỉ” của dân luyện giải thuật thì khá phổ biến: spoj, vnoi, codeforces, topcoder, hackerrank, codechef, … hay một số OJ “lai”, vừa luyện tư duy giải thuật vừ luyện các câu hỏi mà các công ty công nghệ lớn có thể hoặc đã dùng để interview là interviewbit và leetcode.
Câu hỏi thứ ba, theo anh thì lớp 9 chưa nên đặt nặng vấn đề thi thố, nếu các em nhỏ có sở thích thì nên tạo điều kiện để các em tìm hiểu, đừng ép buộc theo kiểu luyện gà nòi. Cấp 3 hiện tại thì thi HSG QG đã cho phép dung C/C++ (hsg cấp tỉnh thì tùy từng tỉnh, anh không dám chắc) nên có thể bỏ qua Pascal để tìm hiểu ngay luôn C/C++, nhưng vẫn khuyên là nên biết pascal để đọc các tài liệu, vì tài liệu tiếng Việt cho học sinh THPT hiện nay hầu hết đều là pascal, thực tế thì cú pháp của nó không có rắc rối, chỉ tốn 1-2 tuần là có thể đọc hiểu được rồi. Nhưng con đường CNTT ở cấp 3 không chỉ có thi HSG, mà còn cả các kì thi về kỹ thuật, nó thực tế, thực dung hơn và rất thích hợp cho đa số mọi người: mức tư duy vừa đủ, khả năng tìm tòi học hỏi vùa đủ, thỏa mã sức tư duy sang tạo, … chứ không nặng lý thuyết như thi HSG, như vậy thì dễ tạo được sự đam mê cho các bạn