80% sinh viên CNTT rớt vòng chọn hồ sơ vì CV kém

Thực trạng đáng báo động trên được Hội Tin học TP.HCM nêu lên tại buổi kết nối doanh nghiệp với sinh viên khoa CNTT, Đại học Công nghiệp TP.HCM diễn ra vào sáng 23/3.

80% sinh viên CNTT rớt vòng chọn hồ sơ vì CV kém

9 Likes

Ai giải thích cho từ “kém tính thuyết phục đi ạ”

khai thật thì nó không tin khai láo thì đến đấy lại làm mà không bít cái gì

3 Likes

Bạn có thể lên mạng xem các CV tốt người ta viết thế nào ^^. CV nó chỉ là cái thể hiện những gì bạn đã làm thôi, do đó để viết CV tốt không có nghĩa là tập trung vào quá trình viết mà là tập trung vào quá trình chuẩn bị trước khi viết ra cái CV đó.
Ví dụ như CV của 4 bạn được nhận thực tập tại google
Lê Yên Thanh (Cần đăng nhập để xem đầy đủ)
Phạm Việt Khôi

Hay của anh Huy Le, trước đây có làm một buổi AMA ở dạy nhau học: https://www.linkedin.com/in/ihuyle
Hoặc CV random của một anh làm ở Harveynash: https://www.linkedin.com/in/nghianguyen170192
Bạn có thể kiếm của anh LTĐạt cũng có ^^. Đây đều là những CV “đã qua kiểm chứng” của nhà tuyển dụng, có thể học được rất nhiều từ những gì họ đã làm, chuẩn bị trước khi tìm việc và viết CV.

6 Likes

Đạt có tạo một topic giúp sửa CV lâu lắm rồi mà không thấy mấy ủng hộ. Nếu giờ có ai muốn làm CV thì có thể lập topic cho mọi người sửa hộ. Daynhauhoc có nhiều người đi làm mà :smile: nhiều người còn là tuyển dụng nữa.

9 Likes

tóm lại kém thuyết phục ở đây không phải là do kiến thức khai trong cv ít hay kém mà do viết linh tinh, trình bày kém…

Không hẳn kém thuyết phục là như Nguyễn Anh Quân kết luận không đâu, nhiều vấn đề lắm. Mình không phải là “dân IT” nhưng tự học IT, và phỏng vấn tuyển dụng vài người làm IT từ thô sơ cho đến quản trị hệ thống private cloud thì mình thấy như thế này là kém thuyết phục:

  1. CV nêu ra quá nhiều thứ, trong khi doanh nghiệp không cần các bạn tân cử nhân/ kỹ sư liệt kê tên các môn học đã học.

Ví dụ, mình chỉ cần tuyển một dân IT biết khắc phục sự cố máy tính bằng cách cài lại hệ điều hành bất kỳ mà công ty đang sử dụng, biết dò pan và thay thế thiết bị hỏng của máy tính. Trong yêu cầu tuyển dụng có nêu yêu cầu rất cụ thể. Nhưng khi đọc CV thì thấy nào là có biết về SQL Server, lập trình Java, .NET, biết về Android, đang nghiên cứu về iOS,… nói chung toàn những thứ chẳng ăn nhập gì với yêu cầu “cài đặt lại hệ điều hành”, “dò pan”, “thay phụ tùng”.

  1. CV không nêu ra được một sản phẩm nho nhỏ nào hoặc nêu được dự án kiểu “nuôi thú cưng” nào mà ứng viên từng tham gia. CNTT là ngành kỹ thuật, ứng dụng (mảng nghiên cứu khoa học máy tính ở VN dở òm, khỏi bàn mất công) mà không có sản phẩm thì thôi, thà tuyển mấy ông triết gia vào làm cho nhanh. Điểm số là cái gì? Là nhai lại và trả bài, bảng điểm không có nhiều giá trị.

IT là ngành cần kỹ năng thực hành, cho nên, thực hành thì phải có sản phẩm, dù có thể sản phẩm mới đầu làm ra còn đầu thừa đuôi thẹo. Ít ra phải có cái gì đó ngoài những bài nộp chấm điểm đề người tuyển dụng xem vào chứ. Ví dụ: sẽ rất tuyệt nếu trong CV có link dẫn đến một repository như BitBucket, GitHub nếu bạn nộp đơn dự tuyển vào vị trí lập trình, viết code.

  1. CV không có người tham khảo. Mình rất muốn gọi điện hỏi một ai đó để hỏi vài câu về ứng viên mà mình đang đọc CV đây, nhưng không có thấy ghi ai => trả hồ sơ cho ứng viên về luôn.

  2. CV nêu ra những kỹ năng không có thật. Hay nói ngắn gọn gọi là “nổ”, “chém gió quá tay”. Ví dụ, ghi là tiếng Anh lưu loát nhưng khi người phỏng vấn chuyển sang nói tiếng Anh thì ứng viên “không thèm” dùng tiếng Anh để nói lại, mà toàn dùng tiếng Việt, câu tiếng Việt của họ cũng chứng tỏ họ không biết người đang nói chuyện với họ đang nói gì.

  3. CV viết sai chính tả quá nhiều, câu cú ngữ pháp lộn tùng phèo cả lên. Tuy dân kỹ thuật không đòi hỏi phải giỏi ngôn ngữ như dân báo chí, copywriter, nhà văn nhưng phải thể hiện ở mức độ là ta đã là cử nhân/ kỹ sư. Những CV mà viết lách nhăng cuội chứng tỏ tư duy rất lộn xộn, đã lộn xộn như vậy thì khả năng lập trình cũng kém là cái chắc.

  4. Trình bày/ định dạng văn bản kém: các mục rối rắm, chữ in đậm, nghiêng, to nhỏ trộn lung tung cả lên, thứ tự thời gian sắp xếp trong CV cũng không theo một trình tự logic nào. Đọc những CV như vậy, người đọc chỉ muốn vứt luôn vào sọt rác vì họ cần tuyển IT chứ không đang tuyển một tay bẩn bựa, cẩu thả.

  5. CV chỉ nêu những việc đã làm nhưng không cho biết có thành tích/ thành tựu gì. Nếu chỉ liệt kê công việc thôi thì một người bình thường chưa qua đào tạo chuyên ngành cũng có thể làm được, cần gì dân CNTT.

Ví dụ như từng sờ đến con Switch 7200, từng viết vài đoạn mã về Cobol, từng làm cho công ty IBM,… những cái đó không để lại ấn tượng gì mà chỉ khiến nhà tuyển dụng nghĩ thằng này hem làm được trò gì nên cứ nhảy loạn xạ cả lên như con khỉ mắc phong.

Do đó, CV nên nhấn mạnh vào công việc đã làm được. Ví dụ: chống DDOS thành công cho trang web Võ Lâm Truyền Kỳ của VinaGame, từng bán đoạn code xử lý streaming cho FPTPlay, hoặc dễ dàng hơn là gỡ vài đoạn mã độc cho WordPress của nhà hàng ABC, hoặc viết được ứng dụng nhỏ quản lý hàng nhập kho cho chợ gạo,… những thông tin này sẽ thuyết phục ngay nhà tuyển dụng.

… còn nhiều nữa nhưng bấy nhiêu đủ ngán rồi.

Túm cái váy lại: đã học IT và định ra trường theo nghiệp IT thì phải siêng thực hành để có kỹ năng thực sự chứ không phải sở hữu những kỹ năng tưởng tượng.

30 Likes

em đã đọc hết bài của bác. thế còn cái github em mới tìm hiểu qua 1 chút… nhưng không hiểu lắm. bác giải thích em với :))

1 Like

Nếu bạn là dân học CNTT nhưng về phần cứng, mạng mẽo thì không bàn (vì nó làm topic này quá rộng) nhưng nếu học gì đó có dính đến viết code thì nên lên mạng khoe “chiến tích” dạng “nhật ký Vàng Anh”.

Như vậy thì ngoài việc học bài, làm bài ở lớp để nộp cho thầy giáo thì “viết code là một phần của đời SV IT”. Bạn viết code thì nó sẽ tạo ra cái gì đó đúng không? Tệ nhất cũng có đoạn code Hello World! - cứ xem đó là một phần mềm nho nhỏ đi.

Hổng lý nào học hết mấy năm đại học mà không viết được ứng dụng nào trông khá hơn cái Hello World kia? Nếu có thì ngay lập tức phải mang khoe để người ta biết bạn là dân lập trình chứ? Không tranh thủ khoe là hơi bị… kém tắm rồi à nghen.

Khoe ở đâu? Ở GitHub là lý tưởng nhất. Còn nếu không có có cái nào: nghiệp IT không phải là nghiệp của bạn, quay đầu là bờ :smiley:

Mà đã có chỗ khoe trên mạng rồi, thay vì chép vào đĩa CD như ngày xưa bỏ vào hồ sơ cho nhà tuyển dụng xem thì ngày nay trong CV viết đường link đến cái repository của mình để nếu thích thì vào xem, biết đâu lúc đọc CV chưa ấn tượng như vào repository thấy “à, hoá ra ứng viên này được đó chứ, hốt nó thôi”.

Một vài “đại ca” Việt Nam có mặt trên GitHub:

  1. https://github.com/voduytuan - Võ Duy Tuấn
  2. https://github.com/lewtds - Ngô Trung
  3. https://github.com/nukeviet - NukeViet - con đẻ của Vinades.
  4. https://github.com/mrlequoctuan - Lê Quốc Tuấn: 404 Not Found
  5. https://github.com/tuankiet65 - Hồ Tuấn Kiệt
  6. https://github.com/conanak99 Phạm Huy Hoàng (Tôi Đi code dạo)
  7. https://github.com/manhnt9 Manh Nguyen Tien
  8. https://github.com/jcisio Hai-Nam Nguyen

Có thể nói không ngượng mồm rằng: sinh viên IT phần mềm mà không có cái gì đưa lên một trong những repository như GitHub, BitBucket, SourceForge,… thì gần như ếch ngồi đáy giếng, những kẻ đã ngồi nhầm team.

16 Likes
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?