Xin hướng xử lý bài tổ hợp này ạ

Có bao nhiêu hoán vị của các chữ cái trong từ INTERPRETATION thỏa điều kiện không có 2 nguyên âm nào đúng cạnh nhau ?

hướng của em thế này :
em sẽ tính hoán vị của trường hợp tổng rồi sau đó tính hoán vị của các trường hợp mà 2 nguyên âm đứng cạnh nhau , rồi sau đó trừ 2 cái cho nhau
ta thấy có 6 nguyên âm trong chuỗi trên nên sẽ có các trường hợp sau nguyên 2 nguyên âm sẽ đứng cạnh nhau :
xét 6 nguyên âm đứng cạnh nhau , các vị trí còn lại ta lấy hoán vị
xét 5 nguyên âm đứng cạnh nhau , các vị trí còn lại ta lấy hoán vị
xét 4 nguyên âm đứng cạnh nhau , các vị trí còn lại ta lấy hoán vị
xét 3 nguyên âm đứng cạnh nhau , các vị trí còn lại ta lấy hoán vị

đáp án thì làm rất gọn :
nó tính hoán vị của các ký tự không nguyên âm , rồi sau đó lấy tổ chợp chập của các nguyên âm :
kq : 3.360 * tổ hợp chập 6 của 3.361

1.cho em hỏi cách em làm có khả thi không
2.ở cái đáp án em không hiểu đoạn tổ hợp chập 6 của 3.361 có ý nghĩa gì luôn , cái 3.360 là các hoán vị của ký tự không nguyên âm thì em hiểu …

INTERPRETATION có tổng cộng 14 chữ cái (characters), trong đó có 8 phụ âm (consonants) và 6 nguyên âm (vowels).

Nếu xếp liên tiếp phụ âm riêng hoặc nguyên âm riêng:
Thông tin phụ âm

N R P T Tổng (sum)
2 2 1 3 8

=> Số hoán vị (permutation) phụ âm = 8! / (2! . 2! . 1!. 3!) = 1680

Thông tin nguyên âm

A E I O Tổng
1 2 2 1 6

=> Số hoán vị nguyên âm = 6! / (1! . 2! . 2!. 1!) = 180

Cách tạo hoán vị gồm 3 bước:
Bước 1:
Lập dãy phụ âm liên tiếp (consonant sequence), được 1680 cách.

Bước 2:
Nếu kí hiệu phụ âm là | (bar) và nguyên âm là * (star)

 1 2 3 4 5 6 7 8
*|*| |*| |*| |*|*

Dãy có 8 bar nên có 9 khoảng trống: 7 giữa 2 bars bất kì, 1 trước bar (1), 1 sau bar (8)

Vì đề bài yêu cầu không có 2 nguyên âm kế tiếp nhau (consecutive), nên khoảng trống (empty box) chỉ nhiều nhất 1 star. Từ đó, số cách sắp xếp star vào bar bằng số cách chọn 6 khoảng trống trong 9 khoảng trống để đặt 6 stars, hay 9C6 = 84 cách.

Vậy bước 2 có 84 cách.

Bước 3:
Tương ứng với mỗi star được chọn từ bước 2, chọn 1 hoán vị từ dãy nguyên âm đặt vào vị trí star, số cách đặt bằng số nguyên âm (ở trên), hay 180.

Áp dụng quy tắc nhân (multiplication rule) cho 3 bước: 1680 . 84 . 180 = 25,401,600


Hên xui trúng đáp số

3 Likes

Trong INTERPRETATION có 6 nguyên âm.

Coi các nguyên âm có các kí tự |. Đặt 1 số lượng các phụ âm quanh các kí tự | mà giữa | luôn có ít nhất 1 phụ âm (có thể có phụ âm ở đầu và cuối).

... | ... | ... | ... | ... | ... | ...

Bài toán trở thành tìm số nghiệm dương của phương trình x1 + … + xn = 8 (n = số nghiệm, 8 = số phụ âm)

Chia làm 3 TH:

  • TH1: có phụ âm ở đầu, không có phụ âm ở cuối: n = 6, có (8-1)C(6-1) = 21 (công thức theo bài toán chia kẹo) nghiệm
  • TH2: không có phụ âm ở đầu, có phụ âm ở cuối: tương tự TH1, kết quả là 21.
  • TH3: có phụ âm ở đầu và cuối: n = 7, có (8-1)C(7-1) = 7 nghiệm
  • UPD: TH4: không có phụ âm ở đầu: (8-1)C(5-1) = 35

Ở 6 vị trí nguyên âm có các hoán vị các kí tự, 8 vị trí phụ âm có hoán vị các kí tự. Kết quả có

(UPD)

Đáp số ở trên ảo quá nhỉ, còn lớn hơn cả 14! (số hoán vị của từ) nữa kìa…


P/s: Thanks @hungsteve vì đã chỉ mình chỗ sai :kissing_heart:

4 Likes

Thiếu 1 trường hợp kìa: không có phụ âm đầu lẫn phụ âm cuối, có (8-1)C(5-1) = 35.
4 trường hợp thì phải cộng lại, không phải nhân: 21 + 21 + 7 + 35 = 84 (như mình :penguin:)

3 Likes

Sao số 3361 lại ở đây, mà dù sao thì 361 = 19^2 :smiley:
Hi vọng là đáp án có kèm lời giải.

2 Likes

hix cái này là 1 bài tập em tìm được của trường khtn trong đó chỉ có cái đề và đáp án thôi , chắc chạy lên trường hỏi thầy quá nhiều khi đọc đáp án mà ko hiểu làm sao nó ra đc đáp án nữa

còn 1 bài nữa cũng ra đáp án khó hiểu @@

tiệm bán sơn có 12 màu sơn khác nhau , 1 khách hàng muốn mua 15 hộp sơn hỏi có bao nhiêu cách chọn để ?
a> mỗi màu ít nhất 1 hộp (đáp án 3C14)
b>gồm đúng 8 màu khác nhau ( 8C12*15C22 )

em suy luận câu a:
chọn ra 12 hộp với 12 màu khác nhau => có 1 cách
chọn ra 12 vị trí trong 15 vị trí để đặt 12 hộp trên vào => tổ hợp chập 12 của 15 ( 12C15 )
chọn ra 3 hộp với 12 màu bất kì ( trùng hoặc không trùng ) => tổ hợp chập 3 của 14 ( 3C14)
chọn ra 3 vị trí trong 3 vi trí còn lại để đặt 3 hộp trên vào => 3C3
kq : 12C15 * 3C14 * 3C3

Sao lại có vị trí trong này :smiley:

1 Like

Bạn nên tham khảo dạng bài toán

4 Likes

thì em coi bài toán như là cho 12 số tư nhiên chọn ra 15 số trong 12 số , thì mỗi số sẽ được chọn em xem như 1 vị trí để đặt số 15 số là 15 vị trí

Câu a thì dễ rồi, vì nó thuộc 1 trong 2 trường hợp kinh điển của stars and bars problem. Mình giải câu b thôi.

Màu sơn lần lượt được kí hiệu là 1, 2,…, 12.
Trong số 15 hộp sơn được mua, gọi lần lượt x1, x2,…, x12 là số hộp sơn có màu 1, 2,…, 12.
Như vậy:

x1 + x2 + … + x12 = 15. (1)

Xét 1 trường hợp cụ thể: trong 15 hộp sơn có ít nhất 1 hộp có màu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 (8 hộp từ 1 tới 8); các hộp 9, 10, 11, 12 có số lượng bằng 0. Từ đó có điều kiện:

  • xi ≥ 1, i ∈ { 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 }
  • xj = 0, j ∈ { 9, 10, 11, 12 }

Phương trình (1) tương đương:

x1 + x2 + … + x8 = 15 (2)

Đặt yi = xi - 1 ≥ 0, phương trình (2) trở thành:

y1 + y2 + … + y8 = 15 - 8 = 7 (3)

(3) là 1 trường hợp của stars and bars, gồm 7 bars (ngăn cách giữa yi), 7 stars (tổng các yi).
Số cách chọn là (7+7)C7 = 14C7 = 3432.

Tổng trường hợp thoả mãn điều kiện có đúng 8 màu khác nhau là số cách chọn 8 màu trong 12 màu, hay 12C8 = 495.

Áp dụng quy tắc nhân, 14C7 . 12C8 = 3432 . 495 = 1,698,840.

2 Likes

câu b cũng tương tự câu a thôi có gì đâu :V câu a là 12 màu bỏ vào 3 vị trí (3C14), câu b là 8 màu bỏ vào 15 vị trí (15C22), rồi nhân với cách chọn 8 màu từ 12 màu (8C12) là xong :V

n phần tử bỏ vào k vị trí có thể có nhiều phần tử lập lại (dịch ra tiếng Việt hơi lạ :V) được wiki nó ghi là ((n, k)) = (n + k - 1, k) là tổ hợp chập k của n+k-1

câu a là 12 màu bỏ vào 15 hộp, và có đủ 12 màu, vậy 12 hộp đầu ta bỏ 12 màu vào :V rồi còn 3 hộp thích bỏ màu gì trong 12 màu này cũng được, vậy bài toán trở thành bỏ 12 màu vào 3 hộp, có thể có hộp trùng màu, hay là ((12, 3)) = (12+3-1, 3) = (14, 3) hay 3C14

câu b thì gồm đúng 8 màu, thì đầu tiên chọn 8 màu từ 12 hộp: 8C12, rồi tương ứng mỗi 8 màu này bỏ vào 15 hộp, có thể có hộp trùng màu tức là ((8, 15)) = (8+15-1, 15) = (22, 15) hay 15C22, nhân vào ta có đáp án :V

cách giải câu a theo phương pháp mò :V mà mò 1 hồi cũng quay về cái stars and bars kia thôi

1 cách chọn là 1 vector gồm 12 phần tử, tổng các phần tử là 15. ví dụ [5,1,1,1,1,1,1,1,1,1,1,0] (1 số 5, 10 số 1, 1 số 0)

cách chọn thỏa mãn yêu cầu câu a là các vector gồm 12 phần tử, tổng các phần tử là 15, và mỗi phần tử có giá trị > 0, ví dụ [4,1,1,1,1,1,1,1,1,1,1,1] (1 số 4, 11 số 1)

vì mỗi phần tử đều > 0, ta có thể - 1 cho mỗi phần tử trong vector, để được kiểu vector mới gồm 12 phần tử, tổng cách phần tử là 15 - 1*12 = 3, ví dụ [0,0,0,3,0,0,0,0,0,0,0,0] (1 số 3, 11 số 0). (bước này là để cho dễ nhìn :V)

tới đây các vector kiểu này chỉ có thể có 3 loại:
loại 1: 1 số 3, còn lại toàn số 0
loại 2: 1 số 2, 1 số 1, còn lại toàn số 0
loại 3: 3 số 1, còn lại toàn số 0

số cách chọn loại 1 đơn giản là 12 cách: chọn 1 vị trí trong 12 phần tử [0,0,0,x,0,0,0,0,0,0,0,0] = 1C12, rồi bỏ số 3 vào = 1 cách, vậy số cách là 1C12 * 1 = 12 cách

số cách chọn loại 2 cách tính tương tự: chọn 2 vị trí trong 12 phần tử [0,x,0,x,0,0,0,0,0,0,0,0] = 2C12, rồi bỏ số 1 và 2 vào 2 vị trí này, vì 1 và 2 khác nhau nên ta có tổng cộng 2 cách, ví dụ [0,1,0,2,0,0,0,0,0,0,0,0] và [0,2,0,1,0,0,0,0,0,0,0,0], vậy số cách là 2C12 * 2 = 132 cách

số cách chọn loại 3 cũng làm tương tự: chọn 3 vị trí trong 12 phần tử [0,x,x,x,0,0,0,0,0,0,0,0] = 3C12, rồi bỏ 3 số 1 vào 3 vị trí này, vì 3 số giống nhau nên ta chỉ có 1 cách :V vậy số cách là 3C12 * 1 = 220 cách

tổng cộng 3 cách = 12 + 132 + 220 = 364 cách, bằng đúng 3C14 :V


giải cho 12 màu vào 16 hộp với lập luận tương tự thì có 4 loại:
1111 --> 4C12 * 1 = 495
112 --> 3C12 * 3 (112, 121, 211) = 660
13, 22 --> 2C12 * 3 (13, 31, 22) = 198
4 --> 1C12 * 1 = 12
tổng là 495 + 660 + 198 + 12 = 1365 = 4C15 :V

cho 12 màu vào 17 hộp
5C12 * 1 + 4C12 * 4 + 3C12 * 6 + 2C12 * 4 + 1C12 * 1 = 4368 = 5C16 :V

1 2 1, 1 3 3 1, 1 4 6 4 1 quen quen :V

chứng minh pt này thế nào đây :V
CodeCogsEqn

2 Likes

Chứng minh bằng phương pháp tổ hợp, xét bài toán:

x_1 + x_2 + \ldots + x_n = k \: (x_i \ge 0, n \ge k \ge 1)

Cách 1:
Áp dụng công thức, được \binom{n+k-1}{k}.

Cách 2:
Trước tiên, có mệnh đề:
(chứng minh bằng cách sử dụng công thức stars and bars cho số hạng dương)

T(n,k): số cách phân chia có thứ tự n thành tổng gồm k số hạng nguyên dương là \binom{n-1}{k-1} \: (n \ge k \ge 1).

n \ge k nên có ít nhất n-k số hạng x_i = 0, hay nhiều nhất k số hạng x_i > 0. Chia thành các trường hợp dựa theo số lượng x_i > 0.

Nếu số x_j > 0i: (1 ≤ i ≤ k)

  • Vì tổng i số hạng nguyên dương là k (n-i số hạng còn lại bằng 0), nên số cách bằng số cách của T(k,i).
  • Số cách chọn i vị trí trong n số hạng: \binom{n}{i}.

i đi từ 1 tới k nên được tổng: \sum_{i=1}^k \binom{k-1}{i-1}\binom{n}{i}

Từ cách 1 và cách 2, có công thức:
\sum_{i=1}^k \binom{k-1}{i-1} \binom{n}{i} = \binom{n+k-1}{k}


Biến đổi đại số tí xíu, đặt j = k-i+1, hay i = k-j+1.
Lower bound và upper bound thay đổi như sau:

  • i = 1: j = k - 1 + 1 = k
  • i = k: j = k - k + 1 = 1

\begin{aligned} \sum_{i=1}^k \binom{k-1}{i-1} \binom{n}{i} &= \sum_{j=k}^1 \binom{k-1}{k-j} \binom{n}{k-j+1} = \sum_{i=1}^k \binom{n}{k-i+1} \binom{k-1}{k-i} \\ &= \sum_{i=1}^k \binom{n}{k-i+1} \binom{k-1}{(k-1) - (k-i)} = \sum_{i=1}^k \binom{n}{k-i+1} \binom{k-1}{i-1}. \end{aligned}

Kết luận:
\begin{aligned}\sum_{i=1}^k \binom{n}{k-i+1} \binom{k-1}{i-1} = \binom{n+k-1}{k}.\end{aligned}


Thanks @rogp10 :smiley:

5 Likes

Phía trên tổng quát lên sẽ ra hằng đẳng thức Vandermonde.

Bằng nhau đó :smiley: Khi i chạy từ 1 đến k thì k-i+1 sẽ ntn?

Công thức:

  1. Sigma(i=k'..k) f(i) = Sigma(i=k'+m..k+m) f(i-m) m là hằng số nguyên
  2. Sigma(i=0..n) f(i) = Sigma(i=0..n) f(n-i)
4 Likes
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?