Vật lý: Bàn luận về cách tìm tâm trái đất

Em là một học sinh chuyên Lý lớp 12 và rất đam mê vật lý, tin học. Em muốn bàn luận với các bác về cách tìm ra tâm của trái đất. Em thây ngườ ta làm nhiều thí nghiệm. Nhưng có 1 cách mà em nghĩ hiệu quả hơi rất nhiều là thả quả dọi từ trên cao có gắn dây. Khi rơi thì do trọng lực = lực hấp dẫn nên sẽ hướng về tâm trái đất. Các bác thấy sao? Liệu cách đó có làm được không. Nếu được thì chắc em sẽ đi làm tiến sĩ luôn hishi.

Tiện là có cách nào áp dụng vật lý trong tin ọc ko các bác. Em muốn mình mai sau đem vinh quang vật lý cho VIETNAM !!!

4 Likes

Chưa biết người khác nói gì :slight_smile: Nhưng mình cũng hiểu bạn muốn nói gì!

1 Like

Trọng lực là hợp lực của lực hấp dẫn và lực li tâm chứ nhỉ ??

???
Ý bạn là sau khi thả quả dọi từ điểm O (trên không trung), quả dọi sẽ rơi xuống điểm A (trên mặt đất). Dựa theo tia OA, từ điểm A, ta đào thẳng xuống hoài thì đến lúc nào đó sẽ đi đến tâm trái đất à?
Mình chưa hiểu ý bạn, làm vậy để làm gì? tại sao phải làm vậy?

Rất tốt.
Nếu xét một cách tương đối thì kéo dài sợi dây của quả dọi sẽ đi qua tâm trái đất.
Như vậy nếu có 2 quả dọi trở lên thì giao điểm đường kéo dài dây dọi chính là tâm trái đất.
Tuy nhiên đó chỉ trên lý thuyết mà thôi.

Còn thực tế sẽ khả năng lớn xảy ra trường hợp các đường kéo dài dây dọi sẽ không cắt nhau tại 1 điểm => Khó xác định tâm.
Hơn nữa em học Vật Lý chắc cũng biết để tính toán trong không gian thì đều phải có một hệ quy chiếu hoặc hệ trục tọa độ để tính các mốc. Nhưng mà vụ này nó bự quá :smile:

4 Likes

Tâm trái đất là tâm của quả cầu hay trọng tâm của khối vật chất (xét khối lượng)?


Tâm quả cầu ý bác. Tìm dc nó thì có dc bao nhiêu tài nguyên

Đâu bác, nó sẽ rơi vào tâm trái đất luôn chứ có phải đi qua đâu, do trọng lực là lực hấp dẫn nên sẽ hướng về tâm chứ

Để có nhiều tài nguyên cho VN bác ạ :))))))))) Cứ theo OA mà đào

Như vậy thì không thể dùng dây dọi được, dùng toán học thôi.
Vì lực hấp dẫn là do vật chất, mà vật chất thì phân bố không đồng đều trên trái đất.

  • p/s: chủ đề của bạn quá vĩ mô :smile:
3 Likes

Cảm ơn bạn !!!

Nhưng lực hấp dẫn sẽ hướng về tâm 2 vật mà bác?

Hi Thảo Vũ.
Để làm gì ? 12km

2 Likes

Tâm trên thực tế hay trên lý thuyết/mô hình/đồ họa máy tính?

Trên thực tế có lẽ khó xảy ra. Như 12 km - 0.2%, chỉ chưa qua lớp vỏ. Muốn trên thực tế thì phải “đi” đến tâm, phải tạo 1 “đường đi”.

  • Lớp trong thì nhiệt độ kinh khủng cỡ nào?
  • Liệu có loại vật liệu (khoan) nào đủ sức chịu nhiệt và luôn giữ thẳng hướng đến tâm.
  • Áp suất cực cao.
2 Likes

Tâm của trái đất không phải là 1 điểm cố định, vì trái đất là hình (gần) cầu không được phân bố đồng đều về khối lượng, cộng thêm việc tự quay xung quanh chính nó.

Việc tính toán ra tâm trái đất đã được thực hiện cách đây rất rất lâu rồi, bằng nhiều phương pháp, phương pháp em đưa ra là dựa vào lực hấp dẫn và về cơ bản thì nó phù hợp với kiến thức phổ thông.

Việc con người khoan xuống tâm trái đất dừng lại ở mức 12km (thực hiện từ thời liên xô) cũng bởi vì 2 yếu tố là kinh tế và giới hạn về vật lý. Về kinh tế là do khoan sâu xuống lòng đất rất đắt đỏ, về giới hạn vật lý là do nhiệt độ ở tâm trái đất rất cao (5900oC) trong khi đó nguyên tố đó độ nóng chảy cao nhất mà loài người hiện đang tổng hợp được là HfC (Haflnium Carbide) cũng đã nóng chảy ở 3900oC, chưa kể đến mũi khoan do ma sát còn có nhiệt độ lớn hơn nhiều. Ngoài ra áp suất gần tâm trái đất rất cao, ~360 GPa gấp 72 lần áp suất để tạo nên kim cương.

Câu hỏi này khá rộng và vì hầu như mọi nghiên cứu trong vật lý (hay nói chung là các ngành khoa học ) đều có mô phỏng bằng máy tính. Từ những hạt cơ bản, tới thực thể vũ trụ đều có các framework riêng.

[1] https://en.wikipedia.org/wiki/Hafnium(IV)_carbide
[2] https://www.quora.com/Can-we-get-to-the-center-of-the-earth

4 Likes
  1. Tâm trái đất (khối lượng) là tương đối, vì trái đất không hoàn toàn là chất rắn, các dòng vật chất di chuyển liên tục làm thay đổi phân bố khối lượng, dẫn đến trọng tâm trái đất di chuyển.

  2. Con dọi thường không hướng chính xác về tâm trái đất mà chịu ảnh hưởng của môi trường. Ví dụ bạn thả con dọi mà bên cạnh là một quả núi to tướng thì độ lệch có thể phát hiện ra được. Nên việc thả con dọi chỉ mang tính chất tham khảo lý thuyết.

  3. Tin học là một bộ môn khoa học về tự động hoá việc tổ chức, lưu trữ và xử lý thông tin. Vì vậy mọi môn khoa học đều áp dụng được vào tin học, không riêng gì vật lý.

4 Likes

quả dọi sẽ chịu tác động của hiệu ứng Coriolis, cách này thường không chính xác đâu

1 Like

Về mặt lý thuyết, tính theo cách này:

  1. Xác định 2 điểm đủ xa trên hoặc ngoài bề mặt trái đất
  2. Xác định g tại 2 điểm -> tính khoảng cách từ 2 điểm tới tâm trái đất
  3. Xác định khoảng cách 2 điểm
  4. Tìm đỉnh thứ 3 của tam giác

Đó là ko kể tương tác hấp dẫn với mặt trăng :smile:

Bạn nghĩ sao?

Mình học rất rất ngu lý và ngày xưa mình cũng nghỉ như bạn :v bạn có thể lên top 5 lạ kỳ coi thử mình nhớ có video nói về vấn đề này

83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?