Ubuntu đơ khi push project lên github

Mình có chút vấn đền mong mọi người giúp. Máy mình cài win và ubuntu song song. Nay đang dùng ubuntu thì sảy ra vấn đề. Cụ thể các hành động từ khi mình mở máy là:

  • dùng 2 câu lệnh git config user.email và git config user.name
  • vào Android Studio push project lên github
    1 Lúc sau mình thấy máy đơ luôn, đợi mãi k được nên reset lại máy. Bật lại ubuntu thì k hiểu sao k vào được cửa sổ giao diện (nó cứ chạy cái màn hình Ubuntu), chuyển qua các cửa sổ dòng lện thì truy nhập bình thường.
    Mọi người ai gặp lỗi này rồi giúp mình với. Thanks all.

Chào BKnarou!
Cho mình hỏi cấu hình máy của bạn! Bạn chú ý mình nghe nhiều người than lắm Android Studio siêu nặng mình chưa dùng nên chưa biết! Nếu có gì sai thì mong bạn thông cảm!

máy mình ram 4, core i5 , hp probook 450 g1, mình để 50GB cho ubuntu

CPU và ổ cứng đủ, nhưng RAM 4GB là không đủ nếu Ubuntu đang chạy là 64bit, nó sẽ swap liên tục và đứng đực mặt ra luôn. Trước đây mềnh bị y chang bạn, cài đi cài lại, chỉnh chọc tối ưu đủ kiểu (như xài XFCE, Lubuntu thay cho Ubuntu mặc định để nhẹ hơn) nhưng không ăn thua,. Sau đó, mềnh gửi email hỏi cty Canonical, họ cho biết 4GB RAM chỉ đủ để Ubuntu từ 14.04 64bit trở đi khởi động, đánh văn bản, vài ứng dụng nhẹ, thế là đành mua thêm RAM, giờ 8GB là không gặp vấn đề gì nữa.

3 Likes

Cảm ơn bác nhé, em đã hiểu :smile:

@superthin

Bạn có thể chia sẻ cho anh em cái email được reply từ Canonical ko?

Điều này là cực kì lạ lùng đối với mình vì mình đã dùng hầu hết version Ubuntu từ 14 đến 16 trên 1 máy 4GB RAM mà ko thấy vấn đề gì về performance, vẫn code ầm ầm, còn cài thêm cả máy ảo nữa.

Trên trang chính thức của Ubuntu 16.04 LTS có ghi cấu hình tối thiểu để chạy như sau:

https://www.ubuntu.com/download/desktop

2 GHz dual core processor or better
2 GB system memory
25 GB of free hard drive space
Either a DVD drive or a USB port for the installer media
Internet access is helpful

3 Likes

Cùng câu hỏi với bác. Máy mình còn không tạo phân vùng swap nữa.

1 Like

Cái email đó lâu rồi nên tìm không còn ra nữa (vẫn dùng POP3, đọc xong là xóa ngay, vì mỗi ngày nhận đến 20 email). Đại loại là họ giải thích rằng nếu chỉ cài Ubuntu lên và không có mấy cái lệnh apt hoặc apt-get install này nọ để cập nhật, cài cắm thêm gì có thể dùng để duyệt web, sử dụng đánh văn bản,… những cái mà có sẵn sau khi cài đặt Ubuntu vừa xong đó. Như vậy thì với máy cấu hình tối thiểu như trên trang là ổn, máy 4GB càng ổn hơn.

Vấn đề là sau khi đánh mấy cái lệnh apt kia, rồi cài Java hay những thứ gì thêm vào như LAMP server, LEMP Server hay mấy cái ảo hóa này nọ, mọi thứ bắt đầu chậm, hiệu suất hoạt động giảm đến mức nản chí, lắm lúc gần như treo máy khi mà chưa treo nhưng đồng hồ bị ngưng, mất điều khiển vài phút sau đó mới cục cựa lại chút xíu.

Rồi ngổn ngang gì đó chậm đến mức vào Unity Dash Search tìm gì đó lâu ơi lâu, shutdown máy cũng lâu ơi lâu.

Mềnh đã từng cài qua nhiều máy từ RAM 1GB cho đến RAM 16GB và từ Ubuntu 10.04 đến 17.04 thì thấy Ubuntu 12.04 chạy ổn nhất. Tuy nhiên, giờ nó đã hết được hỗ trợ nên khó để mà sử dụng nếu không kịp dựng repository riêng.

Vì vậy, nếu chỉ dùng Ubuntu thuần không cài cắm gì thêm, gõ code với vim không thôi thì mọi thứ đều ổn với máy RAM 2GB, 4GB, còn bất cứ làm gì vọc đến apt, trước sau gì cũng phải gắn thêm RAM.

À, có một vấn đề cũng khá rách việc nhé, mấy máy mà vừa có card màn hình rời lẫn card onboard thì Ubuntu hay treo lắm, xoay xở bắt mệt luôn, phải tra cứu Optimus gì đó và vọc chết bỏ.

Nếu bạn không có email đó thì luận điểm của bạn không có chứng cứ và không đáng tin cậy.

Do kinh nghiệm cá nhân của mình và quan sát các đồng nghiệp trong suốt quá trình đi làm, mình chưa thấy ai gặp rắc rối vì vấn đề RAM 4GB cho Ubuntu.

Về vấn đề cài package thì khi setup môi trường làm việc, ai cũng phải cài thêm cả trăm packages, kể cả JDK, JRE để chạy các chương trình cần thiết.

Bạn cần nhớ rằng hầu hết các laptop dòng thấp cấp và trung cấp trên thị trường hiện nay thì số lượng máy có 4GB RAM là cực kì phổ biến, đây là các dòng máy được học sinh/sinh viên chọn vì lý do kinh tế.

Vì lý do kinh tế đó nên ko phải ai cũng đủ khả năng nâng RAM mà có khi nâng xong vẫn không giải quyết được vấn đề thì đó là 1 sự phí phạm.

1 Like

Email đó lục tìm không thấy chứ có thì trích vô đây ngay. Mềnh gửi email để hỏi khi tìm kiếm trên mạng thấy có quá nhiều ý kiến và không biết phải làm sao.

Mềnh rất hay gửi email vì mục đích là học tiếng Anh, tò mò xem bọn nước ngoài viết thư ra sao. Email tiếng Việt cũng hay gửi luôn, có lẽ do thời đầu tiên làm quen với Internet, ứng dụng đầu tiên dùng đó là gửi email nên nó thành cái gì đó khó bỏ. Gửi email thú vị hơn trao đổi trên diễn đàn :smiley: Trêu mấy “ông” như Mắt Bão, PAVietnam, VinaHost, Vietcombank, Tiki,… bằng email rất vui, cứ viết và CC, BCC loạn cả cty lên, sau đó họ điện thoại muốn cháy SIM luôn. Ngày trước thời khi còn dùng Windows 2000, Windows XP thông dụng, mỗi lần tranh cãi trên mạng mềnh dám khẳng định với người khác là gần như không dùng phần mềm lậu nào trên máy tính cũng bởi lý do là hay download phần mềm trial dùng thử rồi email hỏi này nọ, hoặc thấy bug thì chụp hình, mô tả lại vì sao gặp lỗi… nên rất hay được tặng một bản có licence xài. Đơn cử như phần mềm Internet Download Manager mình được tặng licence vì mình dùng nó từ lúc version 3.08 đâu đó vào năm 2003.

Tất nhiên là SV nên tiết kiệm tiền, mình mua thêm thanh RAM 4GB lúc đó cũng mất khoảng hơn 1 triệu đồng, tiếc đứt ruột ấy chứ nhưng mà đành phải mua vì 64bit gần như đã là cái gì đó de facto.

Khi thắc mắc với Canonical rằng tại sao máy cũ chỉ là Intel Celeron, RAM có 3GB vẫn chạy tốt không bị chậm (thời điểm đó mình cài Ubuntu 14.04) máy mới Core I5, 4GB RAM chậm quá chậm dù đã tuân thủ để SWAP partition là gấp đôi RAM. Canonical mới hỏi rằng có thay đổi gì về kiến trúc 32bit, 64bit không. Lúc đó mình mới chợt nhận thấy là hóa ra là khi download file ISO về cài đặt cứ download đại, không nghĩ ngợi gì 32bit với 64bit. Khi thử cài lại 32bit đúng là thấy có vẻ ổn hơn. Sau này lại phải cài đặt lại dùng 64bit vì cần phải cài máy ảo Windows 64bit để test này nọ, thế là 4GB đã không còn đủ dùng vì start máy ảo lên xem như đơ máy.

Mềnh nhận thấy những máy có RAM nhỏ hơn 4GB thì cài 32bit là lựa chọn tốt, ít bị tình trạng đơ đơ. RAM nhiều hơn 4GB thì nên chọn 64bit để thuận tiện cho việc, nhưng nếu thích dùng 32bit vẫn không sao.

Câu hỏi đặt ra 4GB thì sao? Cái này nằm giữa hai lựa chọn 32bit và 64bit. Nếu không phải lập trình/ dùng phần mềm gì cần đến 64bit, cứ cài 32bit mà xài sẽ ít bị hiện tượng đơ máy hơn.

Vậy bạn cần đọc các bài viết dạng này:
https://www.howtogeek.com/165144/htg-explains-should-you-use-the-32-bit-or-64-bit-edition-of-ubuntu-linux/

Ngay phần đầu họ đã đề cập:

Until Ubuntu 13.04, Ubuntu recommended all users use the 32-bit edition of Ubuntu on its download page. However, this recommendation has been removed for a reason — users of modern PCs are better off with the 64-bit edition.

Tạm dịch: Từ phiên bản Ubuntu 13.04 trỡ về trước, Ubuntu khuyến cáo tất cả người dùng nên dùng bản 32 bit. Nhưng khuyến cáo đó đã được gỡ bỏ vì lý do: Các PC hiện đại hoạt động tốt hơn với phiên bản 64 bit.

Và câu hỏi khi nào cần dùng bản 32 bit:

##When You Should Use the 32-bit Edition

If you still have a 32-bit processor, you’ll want to use the 32-bit edition. You may also want to use the 32-bit edition if you have proprietary hardware drivers that are only available in 32-bit form, but this is very unlikely to happen on Linux — it should primarily apply to Windows users.

Tạm dịch: Nếu bạn đang dùng bộ vi xử lý 32 bit thì bạn cần sử dụng phiên bản 32 bit. Bạn cần dùng bản 32 bit nếu bạn đang phải dùng 1 hardware driver độc quyền chỉ chạy trên nền 32 bit, nhưng điều này hầu như ko xảy ra với Linux - điều này chủ yếu xảy ra đối với người dùng Windows.

Điều đó có nghĩa là nếu cài được bản 64 bit thì cứ cài, đó là lời khuyên của nhà sản xuất, trừ khi bạn gặp vấn đề về driver.

1 Like

Đúng như bạn nói, mình đang dùng Ubuntu 14.04 64bit đây, lúc máy mình còn 4GB RAM mình chỉ có mỗi mở lên gần như chẳng làm gì được, đã chuyển sang XFCE, Lubuntu các kiểu, ngồi đợi swap dài cả râu luôn. Trong khi đó, thằng ngồi bên cạnh xài con máy thải loại, RAM có 3GB chạy ngon lành, nó xài Ubuntu 14.04 32bit.

Một bữa đi họp, lên trình chiếu bị ném đá vì cho người ta ngồi đợi, chiều đó bực quá nên chạy đi mua RAM, ôm máy ra tiệm chỗ quen biết nên nói với họ nói nếu RAM không giúp máy làm việc được thì mình không mua, họ nói có thể mua món khác cỡ 70K là được. Ngay khi lắp thêm cây 4GB, ngồi ở đó uống cà phê, nghe nhạc vọc cả buổi thấy OK, vậy là tốn tiền.

Rắc rối là ở chỗ máy chạy Ubuntu 64bit ngốn RAM hơn máy chạy Ubuntu 32bit khi thử chạy cùng một ứng dụng. Nếu ứng dụng đó lớn, khả năng sẽ dẫn đến việc 4GB RAM của máy 64bit hết trước, phải cần đến Swap nhiều, và người dùng cảm thấy… mất kiên nhẫn.

Thế là vấn đề đặt ra, thuê VPS giá rẻ, RAM chỉ có 2GB thôi, giờ nên cài 32bit hay 64bit? Kakaka!

Các VPS hiện tại mình thuê hầu như dùng bản 64bit, lý do là họ không dùng giao diện Desktop nên hầu như không tốn RAM cho các tiến trình đó. VPS chỉ chạy các tiến trình cần thiết thôi và không tốn quá nhiều RAM như bạn mô tả, VPS của mình có 1GB mà vẫn chạy phà phà đây :smiley: . Nhìn chung RAM tốn hay không tốn là do giao diện Desktop của bạn dùng là loại nào, còn các tiến trình mặc định thì không chiếm quá nhiều RAM như bạn nói (theo mình biết thì tầm 100Mb cho cái 64bit).

83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?