Tư vấn chọn ngành phù hợp với năng lực

Chào mọi người , em sinh năm 2000 , chắc cũng là khá nhỏ ở đây nên cho phép em xưng là em.
Như mọi người đã biết thì năm nay 2000 vừa thi đại học xong và đã có điểm đại học , em đạt được một số điểm khá tương đối . Ban đầu em có nguyện vọng vào IT1 ( Khoa học máy tính ) hoặc IT2 ( Kĩ thuật máy tính ) của trường đại học Bách Khoa Hà Nội , nhưng sau khi tìm hiểu về năng lực bản thân và ngành học , em nhận thấy mình là một người có khả năng chăm chỉ , nhưng không sáng tạo , cái gì dập khuôn rồi có thể làm rất tốt . Và như vậy là mình không hợp với công nghệ phần mềm nói chung bây giờ vì ngành này đòi hỏi lượng chất xám rất lớn . Em cần nhờ mọi người tư vấn chút về ngành kĩ thuật máy tính , về phần cứng , nhúng , … với người có dạng năng lực như em . Em xin chân thành cảm ơn mọi người ạ .

Không cần phải là “em” đâu bạn. “Mình” với “bạn” là cách xưng hô chung chung ở đây rồi :grinning:

Nếu bạn không sáng tạo thì sau này đi làm bạn làm các công ty outsource(gia công phần mềm). Outsource tức là người ta sẽ thuê mình viết phần mềm cho họ và bắt bạn và mọi người làm theo chỉ dẫn như của họ(có thể hiểu bạn như là thợ hồ vậy).

Bạn đang sai 100% đấy! Ngành IT thì bạn không nhất thiết phải quá giỏi đâu. Chỉ cần bạn có đam mê, ý chí, nghị lực là bạn theo đuổi được ngành này rồi.

Theo tình hình của bạn thì bạn đừng vô học nhúng hay phần cứng. Mấy môn đó đến pro còn phải “vò đầu bứt tóc”. Mình nghĩ bạn học phát triển web hoặc mobile app thì có lẽ sẽ tốt hơn. Nếu cảm thấy “cải thiện” hơn thì bạn vô nhúng cũng được.

P/s: Khuyên đừng vô học Bách Khoa. Nếu bạn ở HN muốn học IT thì vô Bách Nghệ hoặc Đại học FPT ý. Hai trường đó chất lượng cực tốt mà giảng dạy cũng không vào mấy môn như triết, toán lí hóa đại cương hay đường lỗi gì gì đâu :smile:

Chúc bạn thành công trong sự nghiệp

3 Likes

Trước tiên xin cảm ơn bạn đã cho mình những ý kiến , quan điểm .

Ý mình chính là ở chỗ outsource , mình không thể viết code được mãi , nguồn nhân lực cho ngành này sẽ tăng rất nhanh , công nghệ cũng thay đổi liên tục . Chính mình ở tuổi còn trẻ như thế này , ở trong phạm trù là một game online thôi , sau vài bản update game cũng đã không đuổi theo kịp thì sau này với những công nghệ mới phức tạp , sẽ không theo kịp với những người mới năng động , dễ tiếp thu hơn dẫn tới mình bị đào thải .

Mong muốn của mình trong cuộc sống không chỉ là thợ , mà là một người được trang bị đầy đủ kiến thức từ gốc tới ngọn để phát triển chỗ đứng của mình trong công việc . Chưa kể , vấn đề kinh tế thì mình cũng chưa đề cập nhưng được học tập trong một môi trường danh tiếng với đầu vào chất lượng sẽ thuận lợi cho mình hơn.

Và , [quote=“HarryCoder, post:2, topic:71306”]
Theo tình hình của bạn thì bạn đừng vô học nhúng hay phần cứng. Mấy môn đó đến pro còn phải “vò đầu bứt tóc”
[/quote]
Mình vẫn chưa rõ về phần cứng , nhúng , … đòi hỏi tố chất , yêu cầu công việc khác như thế nào so với mảng phần mềm , xin mọi người giải thích thêm , cảm ơn mọi người.

Sáng tạo có thể rèn luyện đc e nhé. Đừng lo về việc không làm đc Software Engineer. Hồi đó a học ngu toán, còn tự nghĩ mình không code đc :smile:. Nhưng tới khi bắt tay vô làm thử và đạt đc kết quả thì thấy đã vô cùng.

5 Likes

Bạn còn trẻ thì cứ học đi! Khi học đừng cắm mặt vào công nghê. Hãy hiểu nó, vì các bản mới hơn nó cũng có nền tảng của nó. Yên tâm là sẽ không bị đào thải

2 Likes

vote kĩ thuật phần mềm bạn , việt nam gia công pm nhiều lắm do tụi nhật thấy nhân công vn rẻ @@ , nhưng dù sao mấy ngành cntt ở vn học xong ra cũng code là nhiều số ít thì học nghiên cứu như trí tuệ nhân tạo (cái này thì học toán cũng nhiều với khó ) , nhà khoa học dữ liệu thì đang nổi lên vì sức mạnh của data , còn ngành an toàn tt thì nếu bạn hay coi youtube mấy anh hacker thì khuyên thề lúc trước mình học ké 1 lớp an toàn thông tin của mấy anh năm 3 thì thấy cũng nản , nào là key mật mã chứ không vào là rip được acc facebook đâu =)))

1 Like

Chất lượng cực tốt nhưng không dạy toán đại cương :slight_smile: nếu đã không được dạy toán đại cương mà bạn cũng không tự học nữa thì sure kèo thợ hồ nhé, các hot trend bây giờ đều cần toán cả
Mình nghĩ bạn đang cần chọn một ngành đầu ra nhiều tiền + ít sáng tạo, thì xin lỗi bạn là không có :)) Mình thì không khuyên bạn vào ngành nào cả, vì khi học ở trong trường, bạn thích theo phần nào đều có thể tự tìm hiểu và học được, các bạn theo học CNPM đều có thể theo AI, big data bình thường, hơi vất vả hơn KHMT một chút vì bên đó dạy nhiều về mảng này hơn nhưng không sao, ta có internet mà :v:
Quyết định cuối cùng là ở bạn, chúc may mắn :))

1 Like

Đừng tin mấy cái post nói là coding ko cần những thứ trên nhé. Anh đã đi theo con đường đó và giờ vẫn miệt mài coi đi coi lại các tài liệu cơ bản. Trong lập trình có rất nhiều khái niệm về triết học cũng như toán học: như lập trình hướng đối tượng và hướng sự kiện là 02 khái niệm triết kỹ thuật, nếu nắm không rõ thì rất dễ lạc lối cho người mới. Tại vì trong chính bản thân 2 thằng này là cách tiếp cận khác nhau, đem thằng này cho thằng kia thì sẽ lỗi.

Chăm chỉ cần cù bù thông minh. Tuy nhiên muốn sáng tạo phải nắm rõ cơ bản.

Yes, sắp tới nó đang phát triển AI tự coding luôn

4 Likes

Đừng tin mấy cái post nói là AI tự coding luôn nhé! Bố láo hết đấy :wink:! AI vẽ giao diện chưa xong thì đừng nói là sẽ code được như con người! Bạn nói thế thì tất cả developer đều bị thất nghiệp à! Chúng ta đang quá sức tôn thờ AI và lạm dụng nó rồi. Dẫn đến loài người ngày càng lười đi và chẳng chịu làm việc nữa. AI chưa chắc đã bằng con người vì chính loài người đã làm ra nó

Thế bạn đã học cao đẳng chưa mà nói vầy? Mình xin nhận phần sai về việc toán lí hóa ko quan trọng. Toán và Lí cực kì cần thiết trong lập trình. Nhưng các môn như triết hay đường lối thì có thể học qua môn cũng được. Bảo sao dân mình kì thị cao đẳng

P/s: @GoldenDarkness nhớ rằng toán trong lập trình chỉ có cộng, trừ, nhân, chia thôi. Trừ khi bạn làm AI, ML hay học chuyên môn về Khoa học máy tính thì mới cần

2 Likes

Không thất nghiệp, lúc đó dev đi fix bug cho AI :wink:

3 Likes

_ Muốn theo lập trình trước tiên hãy làm thợ. Nếu bạn không thể làm công việc của một người thợ, nghĩa là không thể tạo ra sản phẩm, bạn chẳng là gì cả.
_ Muốn sáng tạo, bạn phải có kiến thức và kinh nghiệm làm việc, ko ai có thể tự nhiên sáng tạo.
_ AI là tool, AI tạo ra tool, chúng ta sử dụng tool đó.

Đây là lời khuyên của mình:
_ Phải chọn hướng đi trước, như game, app mobile, web, backend - database vv
_ Chọn 1 ngôn ngữ, học và làm ngôn ngữ đó đến khi bạn đã có ít nhất 1 sản phẩm tương đối ổn hoặc vài demo, sau đó nếu muốn thì cứ nhảy sang ngôn ngữ nào bạn thích.
_ Nếu học đh, hãy đăng ký hoặc tự học 1 khóa lập trình “thợ code” ở ngoài (khoảng 4-6 tháng) để bạn có kiến thức của một người thợ và làm được sản phẩm (lưu ý: bạn PHẢI TỰ HỌC TRƯỚC một phần rồi mới đăng ký, để tránh trường hợp học 1/2 xong bỏ chạy).
_ Hãy siêng đọc sách.
_ Đừng mơ tới những ngành hot liền, bạn có thể follow nhưng bạn phải có kiến thức đã.
_ Thỉnh thoảng đọc thử các tin tuyển dụng xem người ta cần gì, tìm hiểu về mấy thứ đó.
_ Về cơ bản, nói lập trình là nói bạn làm được gì, demo, sản phẩm thật hay bất cứ thứ gì, nếu ko làm đc cái nào thì nên tự chửi bản thân.

đh hay cao đẳng hay nghề, lựa chọn dựa trên chiến lược của bạn như thế nào, dù đi hướng nào thì tất cả kiến thức đều có thể tự học. Nếu ko thể tự học, bạn chết.

p/s: điều tốt nhất của đh là nó cho bạn không gian để làm quen với người khác và thời gian để suy nghĩ về mục tiêu của bản thân.

5 Likes

Ừ, nó chỉ không bằng những người tạo ra nó, nhưng tiến sỹ, thạc sỹ đầu ngành. Chứ một ông dev một chút toán học đại số còn không biết thì khỏi nói nhé…
Các ngành truyền thống như may mặc, nông nghiệp, stock trading cũng đang bị thay thế dần bởi người máy. Thì vấn đề thợ code sẽ bị thay thế bởi AI cũng là một điều tất yếu.

Chưa học cao đẳng nào cả, vô tình đi làm được 6,7 năm thôi. Có quyền tin hoặc không tin những kiến thức cơ bản cực kỳ quan trọng. Nội lý thuyết đồ thị + toán rời rạc đã xuất hiện rất nhiều rồi. Cứ đinh ninh + - * / thì cứ việc chứ đừng lôi người khác vào.

4 Likes

Mấy ngành truyền thống với hiện đại khác nhau nhé! Nông nghiệp, may mặc áp dụng người máy là điều mình đáng khen. Nhưng về vấn đề code thì đừng mong đợi nhé! Việc code của mỗi người hoàn toàn khác nhau nhé! Chưa kể về mặt kiến thức về lập trình nữa! Nói về đạo đức thì hoàn toàn không nên nhé! Nhất là dev như mình(thế hệ sau này) vô công rồi nghề à! Chưa biết vụ bao công nhân của Bình Dương bị thất nghiệp “nhờ” các người máy làm trong nhà máy sản xuất. Con người đối đãi với nhau thế đấy :slight_smile:

2 Likes

Trước đây khi mà AI được áp dụng trên thì mới chỉ có mấy tác dụng vặt như xem lịch, thời tiết, … con người cũng không tin là AI có trở làm như một con người thực sự :smile: Nhưng giờ thì nhớ có dự án “Deepmind” của Google mà bây giờ ta có một AI có thể “Uhm”, “Ah” và nói chuyện rất tự nhiên. Vậy nên là khả năng phát triển của AI và vô tận, nên chưa chắc rằng AI không thể code.


Và tất nhiên rằng thế hệ chúng ta không mất việc đâu, nếu AI có thể code thì lúc đó chắc cũng chưa fix được bug đâu :smile: Đó là việc của chúng ta đó :wink: . Bây giờ cũng đã có AI giúp hỗ trợ code Front End rồi, nhưng vẫn là do con người tải ảnh lên thôi (cũng không chuẩn là giống 100% ):wink: Vậy nên con người sẽ không mất việc đâu :smile:

Vậy bạn đã nghĩ tới bao nhiêu vấn đề được giải quyết khi thay thế bằng AI chưa? Tốc độ sản xuất, độ chính xác, sự an toàn, …

3 Likes

Computer Engineering (Kĩ thuật máy tính) có thể xem là nhánh con Computing (Điện toán) của ngành Electronics (Điện tử).

Bên Electronics học tất cả về hardware, một vài môn: circuit, electromagnetic, digital systems, microcontroller, digital signal processing, FPGA, embedded system, network,…

Bên Computer Engineering cũng học về hardware, nhưng thiên về computer hơn tất cả các loại electronic device (tivi, tủ lạnh, máy phát điện,…), như học các môn: CPU, computer archiecture, computer network, realtime systems,… và một vài môn cơ bản của Computer Science: introduction to computer programming, discrete math, data structures and algorithms, operating systems,…

Computer Engineering lượm vài môn cơ bản của Electronics, vài môn cơ bản của Computer Science, và thành cái ngành mới là Computer Engineering.


Về sáng tạo thì ngành CE đều cần sáng tạo, ví dụ:

  • Thiết kế chip chuyên dụng TPU (Tensor Processing Unit) để tăng cường tính toán tensor trong neural network.
  • Auto driving car, liên hệ anh Musk để biết thêm chi tiết
  • IoT, kết hợp giữa eletronic device và computer network
  • 3D Gesture Recognizer, nhận dạng cử động tay chân trong môi trường 3D, không cần đặt cảm biến lên con người, ứng dụng trong AR và VR.
6 Likes

“Không phải đối xử với nhau thế đấy” mà là cơ chế thị trường :)). Nếu bạn là một chủ doanh nghiệp may, chỉ cần đầu tư 10 triệu đô bằng với 1000 công nhân, xài được 10 năm. So với 1000 công nhân, mỗi tháng lương 4tr, lại còn phải quản lý nhân sự, đảm bảo tiến độ, chính sách này nọ. Thì bạn cảm thấy nên chọn cái nào??

Nhưng con người hơn máy móc ở chỗ là sự sáng tạo, trí tưởng tượng vô bờ bến. Mà để đạt đc sự sáng tạo thì đòi hỏi phải có tính kiên trì và có nền tảng vững chắc.

Btw, hôm bữa có coi cái bài post nói về A/B testing code do AI tạo ra, nó tạo hơn cả triệu bài test để chọn ra code tốt nhất. Giờ kiếm lại không thấy.

5 Likes

Uiii! Thím nói tui mới hiểu đấy :wink:! Chúng ta có duyên với nhau thật…

Giờ mới thấy khi AI viết code thì không còn lo nữa vì mình sẽ fix bug cho nó.

Tốt quá :blush:! Mình ngu nhất ở phần front-end thì chắc có AI làm đệ rồi :joy:

3 Likes

Em thấy nhiều người cx khen trường Bách Khoa lắm mà anh?

Hai đứa “bớt” đi cho anh nhờ, càng nói người ta càng cười cho đấy :smiley:. Nếu chưa học qua các môn học máy thì không nên nói chuyện Computer Science, AI (giống như không chuyên front-end, database mà cứ thao thao front-end, database).

Có nói thì khuyên PM cho mình và bạn kia. Nói off-topic ở đây thì người ta cũng cười cho đấy :wink:

P/s: nhờ @drgnz dọn rác hộ em cái

1 Like
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?