Tư duy phản biện theo cách hiểu của mọi người là thế nào?

lên wiki đọc nó nói 1 lèo các khái niệm , mà em cũng ko hiểu hết nữa , nhưng theo suy nghĩ của em thì tư duy phản biện là phải luôn nghi ngờ tính đúng đắn của 1 phán đoán nào đó khi mình chưa thực sự hiểu hoặc khi họ chưa đưa ra được những dẫn chứng đúng và cụ thể để chứng minh cho phán đoán của họ , em hiểu như vậy có đúng ko ạ ?
vd: lấy vd về galileo không tin vào việc mọi thứ xoay xung quanh trái đất , và nhờ đó ông đã nghiên cứu và chứng minh được trái đất thực chất đang quay xung quanh mặt trời

Phải biết nghi ngờ nhưng gi người khác nói, khẳng định.
Bạn dễ găp nhất là có những người nói một hồi, khi hỏi lại tại sao thì bảo là báo nó nói thế. Báo nói thì chắc gì đúng-.-

1 Like

ngày xưa cấp 2,3 chưa biết thì tin lời thầy giáo 100% giờ học logic học nên cứ đưa dẫn chứng cụ thể và chính xác thì mới tin được , nhưng có trường hợp nào mà mình phải tin vào những thứ mà không thể cảm nhận bằng giác quan hoặc không thể lấy được dẫn chứng cụ thể không ạ …
vd : chuyện tình yêu anh A yêu chị B nhưng lấy gì chứng minh anh A thực lòng yêu chị B …:smiley:

Mình nghĩ cách bạn hiểu là chưa hoàn toàn đúng. Nhưng có vẻ vẫn hơi chung chung, mà vì lý do đó mình thấy gần đây có nhiều người nêu ra quan điểm “phản khoa học” chỉ vì họ nghĩ đó là “tư duy phản biện”. Để m lấy ví dụ ngay trên bài viết của bạn. Bạn có nhắc tới Wiki nên mình trích dẫn:

Tư duy phản biện hay là tư duy phân tích là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Lập luận phản biện phải rõ ràng, lôgíc, đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉcông tâm.
Wiki VN

Critical thinking is the objective analysis of facts to form a judgment. The subject is complex, and several different definitions exist, which generally include the rational, skeptical, unbiased analysis, or evaluation of factual evidence.
Wiki EN

M lấy cả ví dụ tiếng anh vì m thấy nó dễ hiểu hơn. Theo đó, tư duy phản biện (nghĩa hẹp) thường bao gồm 3 yếu tố trong phân tích: rational (tính hợp lý), skeptical (sự hoài nghi) và unbiased (không thành kiến) và toàn bộ những phân tích trên phải dựa vào factual evidence (chứng cứ có thật).

Theo câu hỏi của bạn:

tư duy phản biện là phải luôn nghi ngờ tính đúng đắn của 1 phán đoán nào đó khi mình chưa thực sự hiểu hoặc khi họ chưa đưa ra được những dẫn chứng đúngcụ thể để chứng minh cho phán đoán của họ

Cách bạn nghĩ rất rộng, nên khó mà chính xác được, và m nghĩ cách suy nghĩ đó không hoàn toàn đúng. Điển hình là bạn mới chỉ áp dụng 1 trong 3 yếu tố đó là sự hoài nghi, bạn cần phải áp dụng 2 yếu tố còn lại: nó có hợp lý hay không (bằng cách áp dụng những hiểu biết của bạn, xem nó có phản đối lại phán đoán/luận điểm của người khác không), và do bạn cũng “không thực sự hiểu” nên quan trọng là không được có định kiến, nhưng trên hết vẫn phải là những phân tích của bạn/người tranh cãi phải dựa trên bằng chứng có thật, có thể kiểm chứng.

Mình lấy 1 ví dụ mà trên Internet có nhiều người không tin vào thuyết tiến hóa (mà tin vào thuyết sáng tạo - creationism), bởi vì “tư duy phản biện” giống như bạn đã nói: hoài nghi tính đúng đắn hay bằng chứng/dẫn chứng cụ thể. Không ai có thể đưa ra ví dụ cho bạn rằng 1 con khỉ sau 1 thời gian có thể trở thành 1 con người và đó cũng là chứng cứ có thật, có thể kiểm chứng. Với những người không làm khoa học (cho nên không hoàn toàn hiểu những chứng cứ - ví dụ như hóa thạch, mô phỏng… của các nhà khoa học) nên rất dễ để thiếu đi 2 trụ cột còn lại: tính hợp lýkhông định kiến.

Ví dụ tiếp theo bạn đưa ra:

vd: lấy vd về galileo không tin vào việc mọi thứ xoay xung quanh trái đất , và nhờ đó ông đã nghiên cứu và chứng minh được trái đất thực chất đang quay xung quanh mặt trời

Mình nghĩ bạn bị ngược trong ví dụ này: mình không rõ Galileo phát hiện ra trái đất quay quanh mặt trời ra sao, nhưng theo mình nghĩ “workflow” của ông ta như sau: dựa vào những bằng chứng có thật (quan sát các vì sao), tiếp đó ông ta đưa ra các mô hình (toán học, vật lý) mà sau các mô hình đó, việc mọi hành tinh quay quanh trái đất không còn hợp lý, lúc đó ông ta trở nên hoài nghi cộng với việc ông ta xóa đi được thiên kiến ban đầu, ông ta đưa ra khái niệm trái đất quay quanh mặt trời, và nó hợp lý với mọi tính toán, quan sát được.

Theo mình nghĩ, cái khó nhất trong tư duy phản biện là sự định kiến.

2 Likes

Mình đưa ra định kiến:

  • Chị rồng luôn đúng

Rồng vô tát cái bép, bắt đầu mình có hoài nghi. Mình thấy là lạ, lục activity của Rồng, phát hiện thời kì Rồng trẻ trâu cãi nhau với anh Đạt. Mình kết luận Rồng có lúc sai.

Vậy là mình dựa vào bằng chứng thực tế để phủ định ý kiến ban đầu, xong đưa ra ý kiến mới. Quá trình lặp đi lặp lại gọi là tư duy phản biện :dragon:

7 Likes

:smiley: ví dụ chị rồng ko tát anh anh có hoài nghi không , hay anh vẫn giữ định kiến ban đầu

trong trường hợp này thì các nhà khoa học đã bảo vệ được suy đoán của họ bằng những chứng cứ thật và suy luận của họ hoàn toàn hợp lý , và người phản biện lúc này do thiếu kiến thức về khoa học nên đã làm thiếu đi 2 trụ cột là tính hợp lý và không định kiến , vậy theo anh trong trường hợp này nếu đặt anh vào vị trí người phản biện anh sẽ làm gì ?

Khi chưa đủ kiến thức, chúng ta không nên phản biện, chỉ nên giữ lại tính hoài nghi làm động lực nghiên cứu học hỏi.

Thế giới này rộng lắm, nhiều khi nó không trắng đen rõ ràng đâu. Càng học nhiều, càng biết nhiều thì càng thiếu tự tin vào kiến thức m có (đây là sự thật đấy).

Nếu anh nằm trong 1 cuộc tranh luận, thì tốt nhất là giữ cái đầu lạnh, phản biện có văn hóa, dừng lại nếu thấy không đi tới kết luận nào.

M không nghĩ vậy, phản biện là cách tốt nhất để thu thập thông tin. Khi b bị chứng minh là sai thì nó lại càng là động lực để b tìm hiểu sâu hơn.

Mình ké vào một tí:

Critical/Criticize/Criticism thực ra có nghĩa là “phꔓphán”, ghép lại là “phê phán” và nó bao gồm cả khenchê và nhận xét, được phát biểu có lý luận, chứng cớ (như lời phê của giáo viên, hoặc văn nghị luận ấy). Ở Việt Nam có một tâm lý “cụ thể hóa” và gạt bỏ “trừu tượng” khiến nhiều từ ngữ bị kéo về phiến diện (và thậm chí khi phiên dịch ngoại ngữ cũng thế luôn), “phê phán” bị hiểu là mỗi “chê” (chỉ trích). Critical Thinking bị dịch thành “Tư duy phản biện” là không hợp lý vì “phản biện” chỉ là 1 khía cạnh của Criticize. Các bác cẩn thận kẻo bị từ với ngữ đánh lạc hướng.

Như mình vừa ghi bên trên, cũng là một cách cho Critical Thinking (có lẽ còn thiếu phần ví dụ để hoàn chỉnh phê bình)

2 Likes

Chắc là Rồng luôn đúng :kissing:

Nếu có nhiều người xí xa xí xọ thì chắc mình cũng mò, không ai phản đổi thì Rồng đúng :kissing_heart:

2 Likes

Không hiểu b ở đâu chứ m luôn nghĩ phản biện không chỉ là chỉ trích.

Ở đây mình làm rõ cách dịch và cách hiểu về mặt từ ngữ thôi, còn bạn bảo thế thì hợp lý rồi.

2 Likes

Mình có đọc “Óc quan sát” và “Tôi tự học” của cụ Nguyễn Duy Cần. Tuy không có nhắc đến tư duy phản biện nhưng có một ý mà mình thấy rất đáng học trong tư duy phản biện.

Khi đọc sách lần đầu, nên xoá bỏ hết hoài nghi, lấy hết thiện cảm để đọc nó. Lần thứ 2 lấy tư cách đối phương để đọc, tìm ra mọi lẽ dở của nó, phê bình nó hết sức nghiêm khắc. Còn lần ba, ta cố gắng tìm mọi bằng chứng bênh vực nó. Như vậy ta mới có thể làm sáng tỏ mọi mặt.

Mình không siêng như cụ nên mình làm theo cách này. khi gặp một luận điệu, đầu tiên mình cứ tạm thời cho nó đúng, chấp nhận mọi quan điểm lắng nghe đến cùng. Từ đó mình cố nhận ra những mâu thuẫn trong chuỗi luận điệu trên và dựa vào những gì mình đã biết hoặc tìm hiểu, có thể đưa ra những chứng cứ thích hợp để dìm nó xuống hoặc nâng nó lên.

Ba bước: Chấp nhận => Hoài nghi => Chứng minh;
là cách làm của mình.

Chém gió thế đủ rồi. Mình mỏi tay quá

83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?