Trước khi trở thành cao thủ, các developer viết gì?

Mọi người thường hay sợ viết. Không phải vì không muốn viết mà sợ người ta đánh giá. Đặc biệt là viết về kiến thức hay kĩ năng gì đó, đa số đều sợ viết sai bị chửi “ngu còn bày đặt viết”.
Mình thì viết blog từ cuối năm nhất đến giờ. Lúc đầu cũng viết bậy bạ như document lại kiến thức để lần sau quên vô xem lại. Lâu dần thì thành thói quen, viết để bớt stress, viết để áp dụng mấy kỹ thuật viết content chuẩn SEO mới học từ trong sách, viết để quảng cáo khóa học.
Có hàng trăm lý do để bạn không viết blog hoặc không tập được thói quen này. Hôm nay mình sẽ liệt kê top 4 blog nổi nhất ngành lập trình và những post đầu tiên xem họ viết gì. Qua đó, hy vọng các bạn có thêm động lực mà bắt đầu còn đường viết lách.

Đọc bài trên, mình phát hiện ra một điều thú vị rằng có những người đã ý thức việc “lưu trữ Internet” lại cho thế hệ sau. Nhưng rồi, cái “công nghệ Ajax” có nguy cơ làm hỏng việc này.

Đào bới trong cái web.archive.org kia, mình lục lại được bài blog của mình tưởng mất từ lâu, nó như sau:


Blog xưa là vậy, còn blog nay là như này này.

Cám ơn bạn @VanKhoa đã có chia sẻ thú vị!

1 Like

Mình viết blog chủ yếu là lưu lại những gì mình đã học được. Lâu lâu quên lấy ra coi lại đỡ mất công tìm.

3 Likes

Viết bao giờ cũng cho 1 ai đấy, có thể là chính mình, có thể là cho người khác. Tức là nó là quá trình đối thoại 2 người, có kể chuyện, có phản biện, từ đó giúp cho mình:

  • kể chuyện sao cho đơn giản, mạch lạc, dễ hiểu, mà hấp dẫn nữa thì càng tốt.
  • phản biện sao cho kín kẽ, tránh để lọt khe các vấn đề mà mình không nghĩ tới.

Trí nhớ con người ngắn hạn lắm. Không viết ra những gì mình nghĩ hôm nay thì sẽ quên ngay vào ngày mai. Thế nên trong tiếng Anh mới có từ log. Các bạn giỏi rất chịu khó log lại những gì mình nghĩ/ làm được hôm nay, để ngày mai tiếp tục từ đó. Thậm chí ngay khi đang viết chính đoạn này, đầu đoạn nghĩ ra 1 ý mới, đến khi kết đoạn đã vụt quên mất. Nếu không những ý tưởng bất chợt nảy sinh sẽ biến mất lúc ta cần tìm lại, cảm giác không khác gì cố vớt trăng trên sông.

Dù mình vô cùng mới với ngành lập trình, mình luôn đặt viết là một mục tiêu quan trọng. Hiện mình duy trì:

  • viết blog cá nhân.
  • viết trên kipalog, mục TIL (TodayILearn), thậm chí đặt mục tiêu viết 100 bài trong 100 ngày liên tiếp.

Có rất nhiều gương nhãn tiền về việc viết trong 1 thời gian dài (tính bằng năm) sẽ đem lại hiệu quả, nhưng thật khó để rủ các bạn xung quanh làm theo.

Trung

1 Like

Mình chỉ Note lại kiến thức đã học bằng Apple Note
Blog chỉ khi có vấn đề mới phát sinh, chưa ai giải quyết, viết cách giải quyết cho người khác tham khảo.

Còn viết hay xào lại từ official docs mình không làm, cũng như mình không đọc các bài như thế.

1 Like

Nhìn chung, những thứ không được xếp vào lĩnh vực khoa học hoặc tôn giáo thì được xếp vào lĩnh vực nghệ thuật. Mà viết lách xem ra không phải khoa học, không phải tôn giáo. Vậy, nó có khả năng là nghệ thuật.

Nói đến nghệ thuật, ai cũng thấy thú vị nhưng có nhiều bộ môn và hàng tỉ sở thích khác nhau, và nhiều người cả đời chẳng bao giờ muốn đụng đến nghệ thuật nói gì viết lách.

1 Like

Đúng rồi, những thứ mình viết người khác nhìn vào có thể khó hiểu, nhưng mình nhìn phát là nhớ lại ngay :smiley: Còn nếu viết mà người khác cũng hiểu thì đảm bảo sẽ nhớ rất lâu.[quote=“hungsteve, post:5, topic:62411”]
Còn viết hay xào lại từ official docs mình không làm, cũng như mình không đọc các bài như thế.
[/quote]

Có một số framework docs viết khó hiểu, mình đọc blog ở ngoài cũng hay mà anh :smile:

2 Likes

Vụ “không xào lại từ official docs” thì kỳ quá. Official docs bằng tiếng Anh, viết sang tiếng Việt sẽ giúp nhiều người tiếp cận được nó hơn. Chưa kể là thằng code tốt chưa chắc đã diễn đạt hết ý nó muốn nói, cho nên nhiều khi đọc bài người khác lại thấy dễ hiểu hơn, sau đó official docs để tra những thứ chi tiết.

2 Likes
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?