Triết học cần thiết với dân IT?

Đấm tối ngày để tích lượng, khi lượng đã đủ sẽ biến đổi về chất :joy:

4 Likes

Cái này quan trọng mà anh :smiley:

2 Likes

Lượng đủ nhưng phải thực hiện bước nhảy thì mới dẫn đến sự biến đổi về chất. :grin:

3 Likes

Mình cũng phải công nhận học triết học Mác buồn ngủ nhưng nếu hiểu thì học được rất nhiều điều hay. Tư tưởng HCM cũng vậy nhưng mình chỉ ghét là học xong rồi nhìn lại có ai làm theo thế học làm gì. Đường lối cơm sườn nữa. Có đường lối nhưng không thực hiện nên sinh viên học mới chán.

2 Likes

Với mình triết học là thứ hoàn toàn ko cần thiết, sau khi học xong triết bao gồm 5 môn khác nhau thì chỉ cần nhớ tuyệt đối trung thành vs nhà nước Việt Nam, ok thế là xong

3 Likes

Không xong cái này là anh em mình khỏi ra trường nhỉ :joy:

2 Likes

:joy: mình nghĩ bước nhảy ở đây là chợt nhận ra mình ở tầm cao mới

2 Likes

Cái này đúng nè :relieved:
Khi học ở trường mình cũng thấy kiến thức nó như cái đống rác. Nhưng khi đụng độ thì bình tĩnh một lúc tự dưng nó tuông ra viết hoài không chán

2 Likes

Bạn à có một câu nói mà mình nhớ man mán thế này: hồi bé tôi muốn thay đổi thế giới, lớn hơn chút nữa tôi chỉ muốn thay đổi đất nước mình, bây giờ khi trưởng thành tôi chỉ muốn thay đổi mình.
Thực ra nếu mình nhìn chung quanh thì cho dù chết đi sống lại mấy lần ta vẫn thấy nó như thế, xã hội lớn lao mà, nên sức ì rất lớn.
Bạn thấy xung quanh chỉ lí thueeys suông mà chả ai làm, đúng. Có khi tới lúc thất thập cổ lai hy bạn vẫn thấy như thế.
Nhưng nếu ta focus vào những thứ bé hơn, ta thấy có khi ta lạc hậu rất xa.
Vì vậy mình cứ mặc kệ tụi xung quanh có làm hay không, kệ nó, mình cứ làm. Sao phải ràng buộc mình chung với tụi nó :grin:

2 Likes

:v nói chung những môn đó chỉ là những môn tùy chọn, nếu mình muốn tìm hiểu thì tìm hiểu không thì có thể học cho qua.

hix nếu vậy đã tốt trường mình là môn bắt buộc và điểm học phần của đa số bọn mình đều bị nó kéo tụt xuống thảm hại vì nó (cay lắm đấy)

1 Like

Cho các bạn muốn tìm hiểu thêm về triết học phương tây: https://www.youtube.com/watch?v=P52n7U8GlpA

CÔNG LÝ (Justice : What’s the Right things to do) là một trong những khóa học nổi tiếng trong lịch sử Đại học Harvard do Giáo sư Sandel giảng. Cả Đại Giảng Đường Sanders đã chật cứng sinh viên đến để nghe về Công lý, Bình đẳng, Dân chủ và Công dân.

Michael J. Sandel (sinh 1953) là giáo sư ngành triết học chính trị tại Đại học Harvard, nổi tiếng với môn Công lý vì thu hút số sinh viên kỷ lục, hơn 10.000 người học trong hai thập niên, 1.115 sinh viên chỉ riêng trong học kỳ hai năm 2007. Là thành viên trong ủy ban đạo đức sinh học của tổng thống Bush, Giáo sư Sandel cũng thường xuất hiện trên truyền thông về các vấn đề đạo đức, mà theo ông cũng chính là chính trị.

PS: Triết học được dạy ở VN chủ yếu để nhồi sọ nên đừng nhọc tâm quá! Ngoài triết học tây phương thì còn có triết học trong Phật Giáo, Đạo Giáo, … nên tìm hiểu hết :smiley:

4 Likes

Ngày trước cứ nghĩ đến triết học là thứ quá phức tạp, sợ vãi linh hồn. Khi đi học, vì là học Khoa học XH & NV nên học về triết học khá nhiều, tham dự hàng tá hội thảo, đọc hàng vài chục cuốn sách… càng thấy rối rắm.

Một ngày, khi đã bước vào tuổi trung niên, về lại quê với mẹ già, vừa tắm xong nhưng quên chải đầu trên phòng riêng bèn ghé vào nhà tắm cạnh nhà bếp để chải đầu. Giây phút đó bỗng nhận triết học thật đơn giản, dễ hiểu qua câu nói của mẹ: “mày cần đứng lui ra khỏi tấm gương một chút, gí mặt sát vào gương sẽ khiến mày không mù cũng cận con ạh”.

8 Likes

Bác @superthin rất thâm thúy!
Leonardo Da Vinci từng nói: “Đơn giản chính là sự tinh tế cao nhất”. Mà cái ông Da Vinci này ko chỉ là người vẽ ra bức tranh Mona Lisa , ông cũng là một nhà khoa học, kĩ thuật đại tài.

3 Likes

Mình đang học khóa này. Công nhận là cách dạy khác hẳn. Giáo sư Sandel không bao giờ bảo cái nào đúng cái nào sai. Thầy chỉ đưa ra các lý luận rồi để sinh viên tự phản biện lẫn nhau. Chả như triết học ở VN dạy mỗi Mác - Lênin - HCM. Không bao giờ có khái niệm SV được phép phản biện.

1 Like

Nguyên lý của máy tính rất gần với triết học đấy, điều đó làm cho nó khác biệt hoàn toàn với những cỗ máy đã từng được phát minh trước đây

4 Likes

Người Việt chậm tiến bộ, một phần nguyên nhân không hề nhỏ là do nền tảng triết học yếu kém, với thói sống lấy hệ tư tưởng trọc phú xôi thịt làm thước đo. Họ hồn nhiên kết tội các triết gia là “viết ra những thứ xa dời thực tế, vô giá trị.”, rằng “nghiên cứu triết học là linh tinh nhảm nhỉ, phải học toán lí hóa, tiếng anh,… để kiếm nhiều tiền (khác với mục đích học tập trong sáng) để không thua kém ai”. Từ thói coi thường lí thuyết, xem nhẹ kinh viện dẫn đến hời hợt trong tư duy, mà đã hời hợt trong tư duy. không kiên trì, không suy ngẫm thì rất khó để thành công trong tất cả mọi lĩnh vực chứ không riêng gì IT.

Cơ mà đen cái là sinh viên học sinh VN hoàn toàn không có cơ hội tiếp cận với triết học thế giới nói chung trong môi trường giáo dục. Thứ chúng ta vẫn tưởng là triết học, thực chất chỉ là một dạng xuyên tạc nhăng nhố từ triết học Marx mà ra (người ta chỉ biết đến triết học Marx và chủ nghĩa Marx- Lenin, chứ trên đời này không tồn tại thứ gì mang tên triết học Marx-Lenin cả, cái này tuyệt đại đa số người VN đều nhầm lẫn).

9 Likes

Được @TyE nhắc lại chủ đề này, vào đọc thấy thú vị. Và nói thiệt là những ai giỏi về thuật toán AI kiểm nghiệm giúp xem https://www.facebook.com/vietnambrainhumanrights/ ở đó người ta/ hoặc AI viết cái quái quỉ gì vậy. Mình thực sự không có khả năng đọc hiểu những thứ trong đó.

4 Likes

Hôm nay Hà Mã Tím học 1 course trên Udemy, thấy course cũng nói điều làm mình nhớ đeén topic này.
Đoạn khó khăn nhất, tốn effort nhất luôn là đoạn khởi đầu, tích lũy như phi thuyền lúc phóng đi.
Nhưng khi đã vượt qua, thoát khỏi lực hút Trái Đất, thì nó đi vào giới hạn khác, ở quy mô khác với thử thách khác.
Dần dần, giới hạn ban đầu chỉ như hạt cát.

2 Likes

Khi chúng ta chỉ là zero, thì so với hạt cát, nó bự hơn ta vô hạn lần.

3 Likes
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?