Tiềm năng cấy ghép Não với AI

Phát triển từ một cmt trong diễn đàn DNH ^^

+[The Mind-Controlled Bionic Arm With a Sense of Touch]: trước 2016 con người đã làm được điều này, dùng suy nghĩ để điều khiển cánh tay robot. Ngoài ra còn có thể cảm nhận được xúc giác nơi bàn tay (áp dụng neuroscience đọc sóng não, rồi decode bằng máy tính)

+[When thoughts control machines | The Economist]: ý tưởng cộng sinh con người với AI bằng cách cấy chip vào não, và nó đang được thử nghiệm bởi nhiều tổ chức khác nhau. Tưởng tượng, dùng não suy nghĩ để giao tiếp với điện thoại, máy tính (input và output đều qua ý nghĩ)

Hiện nay máy tính hơn con người là ở khả năng tính toán và xử lý nhanh. Với ý tưởng ở trên, khi gắn AI vào não, thì nó có thể giúp con người trong việc tư duy. (Tính toán các phép tính nhanh và chính xác. Hoặc tận dụng khả năng lưu trữ của máy tính, con người có thể truy xuất data với tốc độ real-time. Nhưng việc này chắc là lâu, trong tương lai gần thì việc cấy AI vào não chỉ có thể giúp tăng tốc độ tính toán. Mình nghĩ vậy).


Fact với từ khoá cybernetics implant, brain machine interface BMI:

+Người ta đã có thể gắn chip vào cơ thể người như một giác quan hỗ trợ giúp con người có thể nhận biết các thông tin mà giác quan bình thường không nhận biết được, như: địa từ trường trái đất (con người trở thành la bàn), hear color, tia hồng ngoại & uv, sense động đất.
=> thấy việc AI dự báo, sensor là điều quá hiển nhiên rồi, nhưng không nhất thiết phải gắn vào người. Trừ khi là bị mù màu có nhu cầu nhận biết màu sắc (như Neil Harbisson), hoặc bị khuyết tật, còn lại chắc gắn chơi cho vui, trải nghiệm công nghệ :slightly_smiling_face:

btw với ý tưởng gắn thêm giác quan thì cá nhân nghĩ, tương lai con người còn có thể gắn các bộ phận vào để trợ giúp về vận động/di chuyển như một bộ phận của cơ thể. VD như gắn một đôi cánh sau lưng chẳng hạn, dùng ý nghĩ để điều khiển thiết bị cất cánh.

+Việc cyborg hoá đã được ứng dụng nhiều trong trị liệu(therapeutic): như thay thế chân, tay đối với các đối tượng bị tai nạn/chấn thương.

Bệnh nhân có thể di chuyển chuột máy tính chỉ bằng ý nghĩ (Kennedy et al. 2004)
Thí nghiệm thành công giao tiếp bằng ý nghĩ telegraph (bởi K. Warwick)

+[ Elon Musk’s Neuralink: Merging Your Brain With AI]: July 2019, Elon Musk công khai sản phẩm mới có thể kết hợp AI với não người(đang thử nghiệm trên chuột). Và có thể cuối năm 2020 sẽ xin giấy phép để thử nghiệm trên người, với lý do chữa bệnh cho những người tê liệt não. Dĩ nhiên người bình thường khó mà mạo hiểm, nhưng họ có các ứng cử viên tình nguyện đó là các bệnh nhân.

+Thú vị: đưa tế bào sống vào robot - một kiểu quần hôn mới :slight_smile: (This is the First LIVING Robot and it’s Unbelievable)

Theo mình, việc gắn chíp vào não gặp phải 2 vấn đề chính là maintain và virus.

Về maintain, với công nghệ nạp điện không dây thì khả dĩ có thể giải quyết vấn đề nạp năng lượng. Còn về thiết bị: nếu chỉ gắn bên ngoài thì nó dễ bị tác động hoá học từ môi trường gây hư hỏng, và không đọc neuron chuẩn xác được nên nhất thiết phải phẫu thuật gắn vào não, bên dưới hộp sọ. Khi cấy chip vào não, cơ chế phòng vệ tự nhiên sẽ sinh ra một màng chắn cách ly vật thể lạ (nếu là thiết bị vật liệu), còn nếu là sinh vật thì tiết dịch để tiêu huỷ. Nếu vật liệu làm chip đủ tốt thì việc nó tồn tại trong 1 đời người là khả dĩ. Nhưng nếu một cá thể sinh ra dị ứng với thiết bị, thì họ không thể cộng sinh với AI (sẽ bị đau đầu)

Vấn đề thứ 2 là virus, hacker. Có mấy bác bảo phải có luật AI kiểm soát các thứ. Mình thì nghĩ nó là phạm vi rộng ảnh hưởng mạnh đến con người, nên nếu được duyệt thì vấn đề an toàn phải được thông qua. Nếu đưa vào sử dụng mà phải có luật thì tốt nhất méo gắn, bởi luật thì kiểu mẹo gì cũng có lách luật các kiểu, ko quản lý nổi.

2 Likes

Liệu lúc đấy xuất hiện 1 thứ nửa người nửa máy không nhẩy :V Người-Máy sử dụng năng lượng từ pin nguyên tử điều khiển bởi não người, sống bất tử và cứ khoảng vài thập kỷ mới cần “ăn” một chút chất hữu cơ đặc biệt để nuôi sống não :grin:

3 Likes

Nghe không tưởng nhưng mà tui có đọc qua một bài khá chi tiết về idea bỏ brain người cho sống trong cơ thể robot rùi ý, nhưng mà chả nhớ link, kiếm lại ko thấy. Search với keyword “brain living in robot” tạm đi, có thử nghiệm rồi nè ^^

nửa người nửa máy thì bây giờ có rồi ấy (search google là thấy à), còn cấy não thì mới thấy mầm mống thui.
Nó không phải là thay thế hệ thần kinh đâu, mà chỉ là support thôi. Ý tưởng là giúp con người trở nên thông minh hơn ý, ví dụ về mặt toán thì tính nhẩm nhanh, về mặt ngôn ngữ giúp người ta ko cần phải thi IELTS ^^ như kiểu thiết bị đó trở thành 1 phần của cơ thể rồi, như kiểu thông tin não bình thường lấy từ vô thức/tiềm thức thì bây giờ có thêm một nguồn mới.

Có thanh niên này đã gắn thiết bị hỗ trợ vào hộp sọ này, và vẫn sống được. Nên nếu hệ thống ổn định, thì sẽ có “một số người nào đó” muốn gắn thôi.

1 Like

Ý kiến rất hay, nhưng vấn đề là chi phí. Hiện nay con người vẫn có thể đi du lịch ở sao hoả, lên mặt trăng, nhưng trên thế giới có mấy ai đủ tiền trả cho NASA để làm điều đó. Tương tự, liệu chi phí bỏ ra để cấy ổ cứng, CPU vào não liệu có rẻ hơn nếu chúng ta tự bỏ công ra học IELTS ? Nếu mình là chủ doanh nghiệp thì thà bỏ tiền ra thuê 100 nhân viên, mua máy móc, thiết bị vẫn rẻ hơn trả lương cho một thằng siêu nhân được cấy chip vào não.
( P/s : bạn có chắc các chương trình game show như : ai là triệu phú, chiếc nón kỳ diệu, đường lên đỉnh Olympia sẽ cấm các thí sinh cấy chip vào não ? Và xem đó là một hành vi gian lận ? )

3 Likes

mình nghĩ thế này.

trước mắt việc robot thay thế con người ở nhiều công việc là rõ ràng rồi, nhiều công việc strategy cũng có thể nhờ đến robot, ngay đến việc nấu ăn cũng có máy móc làm được rồi, thì lúc đó con người có nhiệm vụ làm những thứ cao hơn, chỉ chờ chi phí chế tạo máy móc giảm nữa. Vậy bây giờ câu hỏi là liệu tương lai với sự phát triển thì liệu chi phí có giảm hay ko(máy tính, điện thoại ngày trước cũng chỉ có số ít nhà giàu có, mà bây giờ mỗi cá nhân đều có thể)

mình nghĩ các chương trình game show như kia nếu mình là ban tổ chức, và mình biết việc cấy ghép AI đã phổ biến thì tìm cách kiểm tra những người tham gia có cấy hay ko. Nếu thiết lập được các câu hỏi kiểm tra được năng lực thí sinh đó thì tổ chức, ko thì các cuộc thi nó trở nên vô nghĩa rồi.

2 Likes


Mình nghĩ cái này sẽ là tư liệu khá tốt vì nó khá đầy đủ - kể cả việc hacker mà bạn nói đến thì đôi khi một số tổ chức đưa command - ko thể giết một đối tượng nào đó thì nó sẽ khống chế ngược lại bộ não ( phần cuối phim thì phải )

Tuy nhiên - AI vẫn là công cụ và con người phải học cách dùng trước khi hoàn thiện nó.

  • Máy tính có ưu điểm là có thể làm các công việc đơn giản rất nhanh và không biết chán.
  • Con người có thể làm các công việc phức tạp với tốc độ chậm hơn.’
    Vì thế việc học IELTS hay gì đó có thể dùng cho thiết bị translate(cái này không phải bàn) - nhưng thời gian không cần ôn IELTS con người phải làm được điều gì đó giá trị hơn chứ không phải lạm dụng rồi đi xem phim :slight_smile:
1 Like

Nếu tiềm năng cấy ghép não với AI mà thành công thì các siêu lập trình viên sẽ trở thành “pháp sư” hết :sweat_smile:. Mọi người có thể tìm hiểu series Ghost in the Shell để biết thêm chi tiết.

2 Likes
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?