Thời khoá biểu là sự khác biệt giữa học sinh và sinh viên

Tại sao phần lớn sinh viên học kém hơn thời họ là học sinh?

Đây là cảm nhận, đồng thời cũng là kinh nghiệm cá nhân của mình. Khi đi học đại học mình thấy hầu hết các bạn sinh viên, đặc biệt là sinh viên xa nhà học kém hơn so với thời đi học.

Một trong những lý do mà mọi người đưa ra là do thiếu tính kỷ luật. Xa nhà không có ba mẹ kèm cặp nên học không tốt. Một số người lại cho rằng việc học ở Đại Học khác với việc học ở bậc phổ thông nên sinh viên năm đầu chưa quen dẫn đến kết quả học tập kém hơn.

Mình cho rằng những lý do trên không sai, nhưng không hoàn toàn là lý do chính dẫn đến việc học kém hơn. Đồng thời có những lý do không thay đổi được như đi học xa nhà không có người kèm cặp. Đi sâu một tí vào vấn đề đi học xa nhà ta cũng thấy được rằng không thể nào cứ sống mà có người kèm cặp được, đúng không? Nói thêm, một số người sau khi tốt nghiệp và ra đi làm thì lại làm việc hiệu quả, bao gồm cả mình. Hoặc nếu đi sâu vào vấn đề học ở bậc đại học khác với phổ thông, nhưng rõ ràng việc đi làm khác hẳn với việc học đại học tại sao nhiều người học xong lại làm việc tốt hơn hẳn những người khác?

Hẳn là phải có những lý do trực tiếp hơn dẫn ra sự việc một người học ở bậc phổ thông tốt nhưng học ở bậc đại học lại không hiệu quả bằng. Hôm nay mình muốn nói tới một trong những lý do đó, đó là học sinh biết cái gì quan trọng cần phải làm hôm nay, tuần này, tháng này nhưng sinh viên lại khá mơ hồ.

Thời Khoá Biểu

Mình cho rằng một trong những lý do chính giúp một người học tốt lúc là học sinh nhưng lại kém hơn khi là sinh viên mà lại không lệ thuộc vào việc một người có được kèm cặp hay không hoặc là việc học có mới lạ hay không, đó chính là người học đại học không có một thời khóa biểu tốt như học sinh.

Mình còn nhớ lúc còn nhỏ đi học cấp một cho đến cấp ba, mỗi một năm học việc quan trọng nhất vẫn là phải có một thời khóa biểu. Thời khoá biểu này sẽ được dán vào chỗ có thể nhìn ngay mỗi ngày, thông thường sẽ là ở ngay bàn học. Mình cho rằng đây chính là yếu tố quan trọng dẫn đến học sinh có thể học tốt hơn sinh viên. Đấy là bởi vì mỗi học sinh đều biết chính xác tuần này, hôm nào, giờ nào cụ thể sẽ học cái gì. Điều này giúp cho mỗi người biết được đâu là việc quan trọng cần phải làm cho hôm nay, cho ngày mai và cho tuần này. Đồng thời cái thời khoá biểu này cũng rất hiếm khi thay đổi, nó giúp cho học sinh có thể dành đủ thời gian cho từng môn học mỗi tuần thay vì học một môn thật nhiều trong 1 tháng rồi 8 tháng sau không học nữa.

Điều khác biệt khi lên tới bậc Đại Học, theo kinh nghiệm học tín chỉ của mình, đó là sự tự do và hỗn loạn trong việc chọn môn học, giờ học, khối lượng học trong một học kỳ. Khi một sinh viên có khả năng chọn học môn gì, giờ nào học, nhưng lại không có một Thời Khoá Biểu mặc định do trường định ra cho tất cả mọi người. Kèm với việc thay đổi môi trường sống đối với sinh viên đi học xa nhà, thêm vào đó là hình thức học thay đổi, tất cả trở nên vô cùng lộn xộn. Sự hỗn loạn này làm cho một sinh viên khó mà nhìn nhận ra được việc gì là việc quan trọng nhất cần phải làm tuần này, hôm nay và bây giờ.

Giải pháp?

Như mình đã chỉ ra ở trên, quan điểm của mình là “Thời khoá biểu" tạo ra sự khác biệt giữa việc cùng là một người nhưng họ lại học kém hơn hẳn khi học ở bậc đại học. Vậy giải pháp mình đề ra là hãy lập ra một thời khoá biểu cho bản thân mình khi là sinh viên. Thời khóa biểu này sẽ không giống như thời khoá biểu khi học phổ thông, điều này là dĩ nhiên. Tuy nhiên, điểm giống là mình cần phải nghiêm túc thực hiện thời khoá biểu hay một cách gọi khác thời gian biểu này thật nghiêm túc. Sau một thời gian tuân thủ việc học có kỷ luật, một sinh viên trước đây không rõ lúc nào nên làm gì, nay có thể hiểu được tại sao mình nên học hay nên chơi lúc này.

Các bạn nghĩ sao?


Ghi chú: Đã nhiều năm rồi mình không viết một bài dài bằng tiếng Việt nên có thể cách dùng từ của mình có thể sẽ hơi lạ. Mình dùng google translate để dịch một số từ tiếng anh mình hay dùng sang tiếng Việt. Không phải là mình sính ngoại nhưng vì sống ở nước ngoài đã lâu mình không hay dùng những từ hiếm dùng trong văn nói. Cảm ơn các bạn đã đọc.

7 Likes

Những bạn ở phổ thông đi học thêm nhiều, chưa rèn được tính tự học có thể có ở trường điểm cao, vào được đại học trường khá, xịn. Nhưng nói thật, kiến thức các bạn này ảo, buông thầy cô giáo ra, những bài tập ở trong sách, ở trường lớp thuộc loại sức bình thường cũng không làm được, hoặc làm rất phập phù, may rủi vì họ chỉ nhai lại, não ít tự hoạt động nên “bản lĩnh” thấp. Với các bạn này, những năm đại học sẽ học kém xa những bạn chưa bao giờ đến lớp học thêm nào. Mình dám nói như vậy vì ở phổ thông mình học kém vô cùng, vô đài học được bạn bè trêu là “học tài thi phận”, đến cô em gái cũng thế nhưng ở đại học thì cứ học nhẹ tênh, khi làm bài tập nhóm thường “cân cả team”.

Điều quan trọng: bố mẹ quan niệm về việc học của con cái như thế nào, hiểu chút ít về cách thức người ta học hành để rèn con tự học từ sớm. Trẻ đến khi vào lớp 7 rồi mà chưa tự giác, còn phải được nhắc ngồi vào bàn học là khá nguy cơ. Ở góc độ khác, bố mẹ không/ thiếu ý thức quan tâm, mù mờ con học hành ra sao/ ảo tuỏng về sức học của con lại càng nguy hiểm hơn.

Ngoài ra thì cuộc sống không chỉ có học, tuổi nhỏ làm việc nhỏ. Nhà nào nuôi dạy con theo kiểu gà công nghiệp sau này con cái rất khó lăn lộn với đời bởi có những kỹ năng khi lớn tuổi học khó/ chậm hoặc tính khả thi thấp, đó là chưa kể không rèn được ý thức (mà giờ đây người ta thường hay dùng từ “thái độ” để nói đến), làm việc ở công ty mà kiểu Thiên Lôi sai đâu đánh đó, óc quan sát kém, đứng trơ mắt nhìn thì có điểm số cao cỡ nào cũng chỉ là vật trang trí.

4 Likes

Em nghĩ lý do thực sự của việc học đại học yếu hơn học cấp 3 (đặc biệt của các bạn xa nhà) sẽ bao gồm nhiều yếu tố, mà em sẽ phân tích ở dưới đây:

Yếu tố 1: kiến thức chăm sóc bản thân

Từ cấp 3 lên đại học thực ra có một khoảng cách lớn.
Ở cấp 3, các bạn trẻ được đào tạo để vượt qua kỳ thi vào đại học. Mọi gia đình thường để cho các bạn ấy tập trung toàn bộ vào việc học, và gỡ bỏ các yếu tố khác, như:

  • Cân đối dinh dưỡng
  • Cân đối thu chi cho các nhu cầu trong cuộc sống.
  • Các hoạt động sinh hoạt như tắm giặt, mua sắm, nấu ăn,…
  • Các kỹ năng cơ bản như kỷ luật bản thân, lên kế hoạch…

Lên đại học, với các bạn ở xa nhà, toàn bộ trách nhiệm của những việc trên được chuyển giao cho bạn ấy, những người khả năng cao chưa được rèn luyện và hướng dẫn để thực hiện (đây là trách nhiệm của giáo dục gia đình). Các bạn ấy sẽ thường gặp nhiều vấn đề:

  • Mất cân đối dinh dưỡng. Việc bỏ bữa, hay ăn vặt,… sẽ xảy ra thường xuyên.
  • Mất cân đối thu chi, dẫn tới cuối tháng húp mì tôm.
  • Mất nhiều thời gian hơn để học và làm những việc cơ bản để chăm sóc bản thân.
  • Thiếu kỷ luật bản thân, nên thường xuyên skip buổi học, thiếu ngủ trên giảng đường, etc.
  • Thiếu kế hoạch học tập hợp lý.

Việc này thường sẽ ảnh hưởng lớn tới các bạn ấy khoảng 1-2 năm đầu, cho tới khi các bạn ấy hoàn toàn thích nghi để tồn tại. Nó sẽ khiến các bạn ấy mất thời gian và công sức để trả qua chu trình SARA (shock - angry - resistance - accept), nên performance cho việc học sẽ giảm đi nhiều so với học cấp 3.
Vấn đề tương tự cũng có thể xảy ra với các bạn học gần nhà, khi các bạn ấy ra nước ngoài sau khi tốt nghiệp, hoặc ra ở riêng.

Những bạn ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố này bao gồm:

  • Những bạn được bố mẹ giáo dục tự lập từ nhỏ.
  • Những bạn ở quê có điều kiện khó khăn hơn. Các bạn ấy khả năng cao phải tự lo những điều trên sớm hơn.
  • Những bạn có nhà ở cùng thành phố/gần trường đại học.
  • Những bạn ở nhờ nhà người thân.
  • Những bạn đã ở xa nhà từ bé.

Yếu tố 2: “hiểu biết về bản thân” và “mục tiêu”

Đa số các bạn cấp 3 ở Việt Nam được dạy một mục tiêu duy nhất: đỗ vào một trường đại học. Cơ mà, rất ít bạn biết xa hơn, là các bạn ấy muốn trở thành gì, và làm gì sau khi ra trường. Việc này bắt nguồn từ việc các bạn trẻ tầm tuổi này không biết nhiều về chính bản thân mình.
Rất nhiều bạn không rõ mình thích gì, năng lực và điểm mạnh của cá nhân là gì, điểm yếu là gì, và trên hết, gần như không có cơ hội trải nghiệm để đánh giá bản thân. Đây là điều kiện cần để có thể “định hướng nghề nghiệp” cho chính bạn ấy.

Việc thiếu định hướng nghề nghiệp (trách nhiệm của cả giáo dục gia đình và nhà trường) khiến rất nhiều bạn random chọn ngành theo truyền thông, hơn là theo cách match giữa đặc trưng của bản thân và nghề nghiệp. Điều này khiến rất nhiều bạn ngay lập tức confuse khi học ngành mà các bạn ấy chọn một thời gian ngắn, và tự hỏi: “học để làm gì?”.
Việc thiếu mục tiêu đó cũng là yếu tố khiến performance của các bạn ấy giảm hẳn so với cấp 3.

Những bạn ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố này bao gồm:

  • Những bạn may mắn biết chính xác đam mê của mình là gì.
  • Những bạn được giáo dục trải nghiệm nhiều, để tự đánh giá được bản thân, và được hướng dẫn từ những người xung quanh về nghề nghiệp.

Yếu tố 3: sự khác biệt về giáo dục đại học và giáo dục cấp 3

Giáo dục cấp 3 (với mục tiêu để đỗ đại học) có sự khác biệt lớn với giáo dục đại học (với mục tiêu để có nền tảng chuyên môn cho nghề nghiệp).
Với giáo dục cấp 3, lượng kiến thức nhìn chung dễ hơn, ít hơn, và chi tiết hơn so với giáo dục đại học, nơi có lượng kiến thức nhiều hơn, trừu tượng và khái quát hơn (đề fit với nhiều nhánh ngành nghề hơn).
Một cách học để thành công ở giáo dục cấp 3 sẽ là luyện tập các pattern để trả lời câu hỏi chính xác trong cả năm (để hoàn thành bài test). Nó hoàn toàn khác với giáo dục đại học, khi một cách học được coi thành công ở bậc này là tự mở rộng và cách ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn (để có kiến thức và kỹ năng khi làm việc chuyên nghiệp), mà cách học cấp 3 đa phần không hiệu quả do khối lượng kiến thức và pattern quá lớn (trừ khi nghiên cứu các đề thi từ năm trước :smile:).
Đấy cũng có thể là lý do khiến ảnh hưởng tới performance của các bạn từ cấp 3 lên đại học.

Những bạn ít bị ảnh hưởng:

  • Những bạn đam mê và tự tìm tòi từ trước khi học đại học
  • Những bạn được hướng dẫn cách học đúng, và làm quen với nó sớm
  • Số ít kẻ gian lận
  • Thiên tài :smile:

Kết luận

Cá nhân em cũng đã chứng kiến và trải qua rất nhiều khó khăn khi lên đại học. Em chứng kiến những người vượt qua được, và trở nên xuất sắc, cũng chứng kiến những người không vượt qua được, và họ phải thích nghi để sống tiếp.

Cơ mà, khi nghĩ lại, em thấy đấy là một hành trình đẹp, cho em rất nhiều trải nghiệm, kiến thức và kinh nghiệm, như:

  • Cách nhìn nhận và giải quyết vấn đề
  • Cách đứng lên từ thất bại
  • Sự thông cảm
  • Sự tự tin
  • Sự khiêm nhường
  • Thái độ cầu tiến
  • Suy nghĩ tích cực

Em nghĩ, trong bất cứ câu chuyện của người trưởng thành nào, những trải nghiệm khó khăn như vậy là không tránh khỏi. Hi vọng, khi lớp trẻ gặp vấn đề tương tự như vậy, họ đủ gai góc để vượt qua được, và trưởng thành.


Hi vọng được lắng nghe chia sẻ từ anh và các bạn khác về chủ để này ạ! :smile:

3 Likes

Your observation is correct. However, you overlooked the most natural biological behavior of an adult.
As a teenager, your main concern is to impress the other teenagers with how great you are and how you can make your parents happy in order to “get” a small financial award.

  • Girl? Just to make fun of them.
  • Money? Parents are there to pay the bills.
  • Hunger? Ask mom for money to buy food or just search the fridge…
  • Problems with school? The tutoring is paid for by the parents…

But now, when you are a “young man”, an adult, your hormone levels rise sharply and your very first interest might be focused on girls. But the only way to attract girls is to take them to the movies or restaurants, and of course that costs a lot of money, not a few peanuts like when you were a teenager.
Then your parents expect you to find a good job by financing your studies. They have an unspoken expectation that you will repay their “investment” in you.
Because you are an adult now and people expect you to act and work independently. You can’t ask (or google) for help.
All of this is a huge burden and turns you into an adult rather than a teenager just having fun.
Your concentration on learning is slowly but steadily decreasing…

2 Likes

Haha, yeah, you’ve got the point. Shifting their interest when suddenly gaining more freedom definitely makes their studying performance worse.

2 Likes
83% thành viên diễn đàn không hỏi bài tập, còn bạn thì sao?